TP.HCM phát hiện 5 ca nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng
Chiều nay (11/2), Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong một tuần, qua giải trình tự gene đã phát hiện 5 ca nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng.
Sau Tết Nguyên đán 2022, ngành y tế Thành phố tiếp tục tăng cường giám sát các trường hợp nghi nhiễm Omicron trong cộng đồng.
Theo đó, qua tầm soát ngẫu nhiên 72 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 tại các bệnh viện trong thời gian từ ngày 31/1-7/2/2022, kết quả giải trình tự gene đã phát hiện 5 ca nhiễm biến chủng Omicron. Trong 5 trường hợp nhiễm này, có 1 trường hợp đến từ Nghệ An, 3 trường hợp cư trú tại TP.HCM, 1 trường hợp di chuyển về Đồng Tháp và quay lại Thành phố làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.
Sở Y tế TP.HCM cho biết, cả 5 trường hợp này đều đã tiêm đủ vaccine, 4 trường hợp có triệu chứng đau họng, sốt nhẹ và 1 trường hợp không có triệu chứng. Hiện tại, sức khỏe của các trường hợp này đều đã ổn định.
Cơ quan chuyên môn cũng đã truy vết các trường hợp tiếp xúc gần (F1) phát hiện có 19 trường hợp. Tất cả được làm xét nghiệm nhanh cho thấy có 3 trường hợp dương tính và 16 trường hợp âm tính. Phân tích yếu tố dịch tễ cho thấy đây là 5 trường hợp mắc COVID-19 do biến chủng Omicron lây nhiễm trong cộng đồng trên địa bàn.
Video đang HOT
Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine mũi nhắc lại tại TP. HCM. Ảnh: Kim Dung
Như vậy, tính từ cuối tháng 12/2021 đến nay, TP.HCM đã phát hiện 125 ca mắc biến thể mới Omicron, trong đó 115 ca nhập cảnh, 10 ca trong cộng đồng, tất cả đều không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không có ca nặng và tử vong liên quan người mắc chủng mới.
Từ cuối tháng 12/2021 đến nay, ngành y tế TP.HCM đã giám sát 8.162 người nhập cảnh tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, 526 người nhập cảnh đường bộ và đường thủy. Các quận, huyện và thành phố Thủ Đức đã triển khai tốt việc giám sát, lấy mẫu xét nghiệm đối với người nhập cảnh đang theo dõi sức khỏe, cách ly tại nơi cư trú, thực hiện lấy mẫu, giám sát cộng đồng để phát hiện sớm, truy vết, khoanh vùng, cách ly và xử lý triệt để chùm ca bệnh, hạn chế thấp nhất lây lan trong cộng đồng.
Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo các kịch bản trong thế trận phòng chống Omicron, giám sát các khu vực có gia tăng ca mắc mới, truy vết, cách ly hạn chế nguồn lây. Ngoài việc tiếp tục hợp tác với Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (Oucru) và Viện Pasteur TP.HCM trong giám sát ngẫu nhiên Omicron qua giải trình tự gen, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM tiếp tục áp dụng thử nghiệm xét nghiệm RT-PCR sàng lọc Omicron trong cộng đồng.
Trước tình hình dịch bệnh có chiều hướng gia tăng số trường hợp mắc mới sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, ngành y tế TP.HCM yêu cầu người dân tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch COVID-19
Cần Thơ xác minh thông tin công khai rao bán thuốc kháng virus
Thanh tra Sở Y tế TP Cần Thơ ngày 23-12 cho biết đang nhờ cơ quan chức năng làm rõ việc đăng tải rao bán thuốc kháng virus Molnupiravir trên trang Facebook cá nhân của một người sống tại TP Cần Thơ.
Trang cá nhân của một người tại Cần Thơ rao bán thuốc Molnupiravir - Ảnh chụp màn hình
Theo đó, một tài khoản cá nhân tại Cần Thơ đã đăng công khai thông tin rao bán thuốc Molnupiravir. Thông tin viết: "Chắc ai đó sẽ cần, 9.xxx (giá thị trường 10-15tr) Mua từ 2 hộp fix giá yêu thương. Ib zalo số điện thoại..." kèm hình ảnh chai và hộp thuốc. Bài đăng ngày 4-12 và khi có người liên hệ thì người này cho rằng mình đăng ký mua sử dụng ở TP.HCM, chia sẻ lại địa chỉ mua cho người có nhu cầu, chứ không bán.
Điều đáng nói, dư luận tại TP Cần Thơ xôn xao khi cho rằng người rao bán này là con dâu của một cán bộ y tế đang công tác tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ.
Nhiều người đặt câu hỏi, liệu có tình trạng "không trong sáng", hoặc "chân trong chân ngoài" hay không? Vì thuốc Molnupiravir đang thiếu hụt trong hệ thống y tế công để điều trị bệnh nhân COVID-19 trong chương trình điều trị có kiểm soát; trong khi bên ngoài rao bán tràn lan với giá "cắt cổ".
Trả lời câu hỏi có hay không việc cán bộ "chân trong chân ngoài", ông Huỳnh Minh Trúc - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ - cho biết chuyện rao bán thuốc điều trị COVID-19 trên mạng không liên quan đến cán bộ của CDC Cần Thơ.
Theo ông Trúc, CDC Cần Thơ không hề được cấp thuốc Molnupiravir, thuốc này nằm trong chương trình thử nghiệm điều trị COVID-19 và do Sở Y tế TP Cần Thơ trực tiếp quản lý, sở phân phối thuốc trực tiếp cho các trung tâm y tế quận, huyện để cấp phát cho người bệnh. Còn việc quan hệ cá nhân giữa người đăng bài rao bán và cán bộ trung tâm ông không nắm.
Theo ông Phan Khắc Hoàng - chánh thanh tra Sở Y tế TP Cần Thơ, thuốc này nằm trong chương trình thử nghiệm có kiểm soát, chưa được cấp phép sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Việc rao bán thuốc công khai trên mạng như vậy là vi phạm, thuốc này là từ nguồn trôi nổi hay từ đâu tuồn ra là vấn đề cần làm rõ. Thanh tra cũng đã xác minh bước đầu và đang nhờ cơ quan chức năng điều tra thêm.
Y tế quận vùng cam tiếp nhận quà tài trợ cho bệnh nhân COVID-19 Trung tâm y tế quận Đống Đa, Hà Nội, một trong 2 quận vùng cam thủ đô vừa tiếp nhận 10.000 lọ keo ong Beelad từ Công ty TNHH Thương mại & Sản xuất Dư Oanh tặng cho các F0 trên địa bàn quận. TTYT Quận Đống Đa Hà Nội tiếp nhận hàng tài trợ cung cấp cho bệnh nhân COVID-19 đang điều...