TP.HCM: Nợ thuế nội địa tăng hơn 8.440 tỷ đồng
Theo số liệu thống kê từ Cục Thuế TP.HCM, nợ thuế của doanh nghiệp nội địa tính đến 31/3/2020 là trên 32.834 tỷ đồng, tăng 34,6%, tương ứng tăng 8.443 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2019,
Trong tháng 4, nhiều Chi cục Thuế không phát sinh quyết định cưỡng chế thuế. Ảnh: Internet
Trong đó, số nợ thuế phát sinh qua công tác nghiệp vụ từ các phòng thanh tra, kiểm tra chiếm 35,5% (tương ứng 11.641 tỷ đồng), khối chi cục thuế chiếm 64,5% (tương ứng 21.193 tỷ đồng).
Trong thời gian qua, Cục Thuế TP.HCM đã ban hành trên 12.600 quyết định cưỡng chế thuế, với số tiền thuế nợ 4.596 tỷ đồng.
Cục thuế TP.HCM cho biết, từ tháng 4/2020, thực hiện quyết định giãn nợ thuế theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất nên dự báo sẽ ít phát sinh nợ thuế. Trong tháng 4/2020, nhiều Chi cục Thuế không phát sinh quyết định cưỡng chế thuế.
Tổng số nợ thuế (từ thời điểm 31/12/2019) đã thu hồi trong tháng 3 năm 2020 là 410 tỷ đồng, lũy kế 3 tháng đầu năm, Cục Thuế TP.HCM đã thu hồi tổng cộng 1.623 tỷ đồng.
Video đang HOT
Thừa Thiên-Huế triển khai gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất
Nghị định 41/2020/NĐ-CP đã góp phần tháo gỡ một phần khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế trong bối cảnh chịu tác động của dịch COVID-19.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất.
Nghị định này nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế vì giúp tháo gỡ một phần khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong bối cảnh chịu tác động của dịch bệnh COVID-19.
Là một trong những công ty sản xuất trang phục lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, Công ty Scavi Huế đóng tại huyện Phong Điền đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 6.500 công nhân.
Trong bối cảnh hiện nay, Nghị định 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ ra đời đã giúp doanh nghiệp này vơi bớt những khó khăn để duy trì sản xuất.
Nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng do tác động bởi dịch COVID-19. (Ảnh: Đồng Thúy/TTXVN)
Giám đốc tài chính Công ty Scavi Huế, ông Đặng Văn Vĩnh cho biết, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty trong năm 2019 là khoảng 50 tỷ đồng, phía công ty đã nộp cho Nhà nước 35 tỷ đồng, số còn lại hạn chót phải nộp là ngày 31/3/2020.
Tuy nhiên, khi Chính phủ ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP, công ty đã nghiên cứu và làm hồ sơ gửi cơ quan thuế xin gia hạn thời gian nộp 15 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp còn lại của năm 2019.
Việc Chính phủ ban hành chính sách về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cùng với những chính sách hỗ trợ khác vào thời điểm hiện nay đối với các doanh nghiệp sản xuất có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự đồng hành với doanh nghiệp của Chính phủ.
Nằm ở vị trí đẹp trên đường Chu Văn An ở khu phố đi bộ của thành phố Huế nhưng cửa hàng kinh doanh ăn uống của anh Dương Đức Huy đã phải tạm thời đóng cửa từ đầu tháng 3 đến nay do tác động của dịch bệnh COVID-19.
Để duy trì hoạt động kinh doanh trở lại sau dịch bệnh, mỗi tháng anh Huy vẫn phải trả hàng chục triệu đồng tiền thuê mặt bằng và hỗ trợ một phần lương cho các nhân viên chính của quán.
Anh Dương Đức Huy cho biết, việc Chính phủ hỗ trợ gia hạn tiền nộp thuế góp phần giảm bớt phần nào khó khăn cho những hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống để có cơ hội phục hồi ngay khi hết dịch bệnh.
Du lịch là một trong những ngành chịu tác động trực tiếp, nặng nề nhất do dịch bệnh COVID-19.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế Đinh Mạnh Thắng cho biết, Nghị định 41/2020/NĐ-CP được ban hành là động lực giúp các doanh nghiệp ở các lĩnh vực vượt qua giai đoạn khó khăn để khi hết dịch có thể phát triển trở lại.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay ngành du lịch hầu như bị "đóng băng" không hoạt động, không có doanh thu nên không phát sinh thuế giá trị gia tăng, do đó tác động hỗ trợ của Nghị định này đến các doanh nghiệp du lịch là không nhiều.
Chính vì vậy, riêng đối với ngành du lịch và những ngành nghề bị tổn thương nặng do dịch bệnh COVID-19, Chính phủ cần có thêm cơ chế hỗ trợ riêng.
Ngay khi Chính phủ vừa ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chỉ đạo các phòng, chi cục thuế triển khai gia hạn để kịp thời giải quyết khó khăn về dòng tiền, thanh khoản tác động đến nhiều doanh nghiệp đang khó khăn do dịch COVID-19; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nội dung liên quan đến Nghị định tới các doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh qua trang thông tin điện tử của đơn vị nhằm chủ động cung cấp thông tin và hướng dẫn hỗ trợ đến người nộp thuế.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế có khoảng 7.600 doanh nghiệp đang hoạt động, đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ; trong đó ước tính có khoảng 98% trong số này sẽ nằm trong đối tượng thực hiện gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Ghi nhận tại bộ phận một cửa ở Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện đã có một số doanh nghiệp nộp giấy đề nghị gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất gồm các ngành nghề như: xây dựng, lưu trú, ăn uống, sản xuất trang phục, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa...
Theo Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên-Huế, dự kiến số lượng hồ sơ đề nghị gia hạn sẽ tăng nhanh trong thời gian tới sau khi các doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh chuẩn bị xong hồ sơ gia hạn./.
Đỗ Trưởng
Cục thuế TP.HCM: Thu hơn 1.213 tỷ đồng nợ thuế Cục Thuế TP.HCM cho biết, 2 tháng đầu năm, đơn vị đã phát hành gần 2,2 triệu thông báo nhắc nhở nợ thuế, 5.969 quyết định cưỡng chế với số tiền thuế nợ là 2.079 tỷ đồng, thu về cho ngân sách nhà nước (NSNN) được 1.213,6 tỷ đồng nợ thuế của năm 2019. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet Riêng...