TPHCM: Những dấu hiệu đáng lo gì sau gần 2 tuần giãn cách xã hội?
Sau gần 2 tuần giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 toàn thành phố và theo Chỉ thị 16 tại quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12), công tác phòng, chống Covid-19 tại TPHCM có nhiều điểm sáng.
Chuỗi lây nhiễm Covid-19 lớn nhất thành phố từ trước đến nay liên quan đến nhóm Truyền giáo Phục Hưng đã cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, những dấu hiệu mới cũng hình thành khiến chính quyền tiếp tục phải cân nhắc những phương án ứng phó trong giai đoạn tiếp theo.
Quận Gò Vấp cùng phường Thạnh Lộc (quận 12) là 2 điểm nóng về dịch Covid-19 của TPHCM và phải áp dụng Chỉ thị 16, giải pháp quyết liệt hơn những địa bàn còn lại. Khi gần kết thúc 2 tuần, chính quyền các địa phương này đều mong muốn được giảm mức độ giãn cách xã hội.
Các chốt kiểm soát tại quận Gò Vấp trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16 (Ảnh: Phạm Nguyễn).
2 quận đề xuất ngừng Chỉ thị 16
Tại buổi họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM chiều 11/6, ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND Quận Gò Vấp, cho hay, trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, quận ghi nhận hơn 100 bệnh nhân mắc Covid-19. Hầu hết bệnh nhân phát hiện đều liên quan đến điểm nhóm Truyền giáo Phục Hưng.
Tính từ 10/6 đến nay, quận Gò Vấp phát hiện 3 ca F0, trong đó, có 2 ca liên quan đến tầm soát tại bệnh viện và một ca trong khu cách ly.
Chủ tịch UBND quận Gò Vấp cho biết, khu nhà trọ ở đường Dương Quảng Hàm (phường 5, quận Gò Vấp) đã được cắt đứt. Tại địa bàn phường 9, chỉ còn một số ca dương tính SARS-CoV-2 ghi nhận thời gian qua liên quan tới Công ty Nàng Khô.
“Số ca phát sinh những ngày gần đây không nhiều, trung bình từ 2-3 ca mắc mới. Những trường hợp này đều được truy vết, ngăn chặn lây lan ngay khi phát hiện”, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp thông tin.
Chuỗi lây nhiễm liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng đã cơ bản được khống chế (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Video đang HOT
Lãnh đạo quận Gò Vấp cho rằng do những biện pháp quyết liệt được triển khai, dịch bệnh tại địa bàn có chuyển biến tốt trong thời gian tới. Trong trường hợp số ca mắc mới tại khu cách ly, phong tỏa được kiểm soát, số ca phát hiện trong cộng đồng không nhiều, quận Gò Vấp đề xuất không cần tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16.
“Chúng tôi đánh giá Gò Vấp chỉ giãn cách 15 ngày là đủ. Tình hình dịch bệnh có chuyển biến, người dân cũng khó khăn lắm rồi”, chủ tịch quận chia sẻ.
Đối với khu vực thứ 2 của TPHCM đang giãn cách theo Chỉ thị 16 là phường Thạnh Lộc (quận 12), Chủ tịch UBND quận 12 Lê Trương Hải Hiểu, nhận định: Phường không còn phát hiện thêm ca mắc Covid-19 mới từ ngày 7/6. Ông Hiếu đề xuất ngừng giãn cách theo Chỉ thị 16 đối với phường này, thay vào đó bằng phương án giãn cách theo Chỉ thị 15 toàn quận 12.
Sau khi nghe các quận báo cáo tình hình, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong gợi ý phương án chỉ giãn cách cục bộ ở một số khu vực. Dự kiến, sáng 13/6, đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức dẫn đầu sẽ làm việc với các quận về giải pháp sau 15 ngày giãn cách xã hội.
Ngày có ca mắc Covid-19 cao nhất trong đợt dịch thứ 4
Ngày 12/6, số ca mắc Covid-19 tại TPHCM là 84 trường hợp, cao nhất trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4. Trong đó, có 7 bệnh nhân chưa xác định được nguồn lây nhiễm.
Tối cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM phát đi thông tin về 22 trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 là nhân viên của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Những người này gồm 7 nhân viên phòng Công nghệ thông tin và 15 nhân viên phòng Hành chính Quản trị. 22 người trên được phát hiện sau khi cơ sở y tế này ghi nhận một nhân viên y tế dương tính SARS-CoV-2.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã được phong tỏa tạm thời làm công tác khử khuẩn. Gần 600 nhân viên y tế và bệnh nhân nội trú được lấy mẫu xét nghiệm.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM ghi nhận hơn 22 ca nghi mắc Covid-19 trong ngày 12/6 (Ảnh: Hải Long).
Theo nhận định ban đầu của ngành y, những trường hợp nghi mắc tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại chung cư Ehome 3 ở phường An Lạc, quận Bình Tân. Đây là một trong những ổ dịch chưa xác định được nguồn lây tại thành phố, được phát hiện qua quá trình khám sàng lọc tại các bệnh viện.
Khác với những đợt bùng phát dịch Covid-19 trước đây, TPHCM phải trải qua những dấu hiệu đáng lo ngại về dịch tễ. Ca bệnh đã nhen nhóm xuất hiện trong môi trường bệnh viện, khu công nghiệp. Và hiện tượng đáng lo ngại nhất, những bệnh nhân chưa tìm được nguồn lây.
Từ buổi họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 thành phố ngày 11/6, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã thẳng thắn thừa nhận, việc những ca bệnh không rõ nguồn lây xuất hiện chứng tỏ dịch Covid-19 trong cộng đồng thời gian qua vẫn chưa kiểm soát được hết.
“Việc khó nhất của thành phố hiện tại là số ca nhiễm được phát hiện thông qua khám sàng lọc tại bệnh viện ngày càng tăng. Đây là điều đáng lo”, ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.
Trong những ngày giãn cách xã hội, TPHCM đối mặt với nỗi lo mới khi số bệnh nhân không rõ nguồn lây ngày càng tăng (Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn).
Từ ngày 10/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM đã phát thông báo về một chuỗi lây nhiễm mới trên địa bàn. Chuỗi lây nhiễm này được phát hiện thông qua mối liên hệ giữa những bệnh nhân mắc Covid-19 chưa rõ nguồn lây.
Cụ thể, từ 2 bệnh nhân chỉ được phát hiện từ công ty cơ khí chế tạo máy có địa chỉ ở Ấp Mới 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, ngành y đã phát hiện ra chuỗi lây nhiễm gồm 28 trường hợp. Những bệnh nhân được phát hiện sau đều có quan hệ gia đình, hàng xóm và có tiếp xúc với những bệnh nhân trước đó.
Theo số liệu của Bộ Y tế, số ca mắc Covid-19 tại TPHCM có phần giảm dần trong những ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội. Ngày 1/6, thành phố có 70 bệnh nhân được công bố, ngày 2/6 là 31 ca, ngày 3/6 là 30 ca và ngày 4/6 chỉ còn 26 ca.
Trong những ngày gần nhất, số bệnh nhân được công bố tại TPHCM có xu hướng ngày càng tăng. Ngày 9/6 thành phố ghi nhận 40 ca, ngày 10/6 là 61 ca, ngày 11/6 là 48 ca và ngày 12/6, thành phố có 84 người mắc Covid-19, cao nhất trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4.
Khoảng thời gian 2 tuần giãn cách xã hội, giai đoạn để thành phố khoanh vùng, dập dịch, truy vết triệt để đang bước sang những ngày cuối. Người dân toàn thành phố ai cũng mong chờ nhịp sống bình thường quay trở lại.
Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, việc lựa chọn phương án phòng, chống dịch Covid-19 sau ngày 15/6 đang được lãnh đạo TPHCM cân nhắc rất kĩ lưỡng.
Dịch bệnh xâm nhập bệnh viện tuyến đầu ở TP HCM
Hai nhân viên y tế và một người làm tại phòng hành chính quản trị nhiễm nCoV, khiến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM bị phong tỏa, từ sáng 12/6.
Ba ca Covid-19 nêu trên được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP HCM nhận định có khả năng lây nhiễm từ môi trường bên ngoài.
Đến tối cùng ngày, CDC thành phố công bố thêm 19 nhân viên bệnh viện mắc Covid-19. Như vậy, trong ngày hôm qua, thành phố ghi nhận 22 ca dương tính nCoV, gồm 7 nhân viên phòng công nghệ thông tin và 15 nhân viên phòng hành chính quản trị. Những ca này chưa được Bộ Y tế ghi nhận.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM là đơn vị y tế tuyến đầu trong chăm sóc và điều trị các bệnh truyền nhiễm ở khu vực phía nam, với 550 giường bệnh. Bốn ngày trước, Sở Y tế TP HCM quyết định chuyển công năng bệnh viện thành nơi chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19, với 400 giường. Việc này nằm trong kế hoạch ứng phó trong tình huống thành phố ghi nhận 5.000 ca nhiễm.
Theo Sở Y tế TP HCM, bệnh viện vẫn duy trì xét nghiệm chẩn đoán RT-PCR và chăm sóc bệnh nhân Covid-19 đang chữa trị. Bệnh viện điều trị Covid-19 Củ Chi và một đơn vị thuộc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch sẽ "chia lửa" với cơ sở này trong điều trị bệnh nhân Covid-19.
TP HCM hiện ghi nhận 694 ca Covid-19 cộng đồng, riêng ngày 12/6 là 84 ca. Ngoài chuỗi lây nhiễm liên quan nhóm truyền giáo với hơn 480 ca, thành phố phát hiện nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng qua khám sàng lọc tại các cơ sở y tế. Trong đó có hai chuỗi dịch lớn chưa rõ nguồn lây là ở xưởng cơ khí huyện Hóc Môn và ở chung cư Ehome 3, quận Bình Tân.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM bị phong tỏa, chiều 12/6. Ảnh: Hữu Khoa
Trước những diễn biến mới, Sở Y tế TP HCM yêu cầu nhân viên y tế sau giờ làm không tụ tập bạn bè hoặc người thân (không ở cùng gia đình) để sinh hoạt, ăn uống; chỉ nghỉ ngơi và làm việc tại nhà, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh; không đi đến những nơi đông người nếu không thật sự cần thiết.
Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam, quận Bình Tân, đã cho 1.800 lao động nghỉ làm để tầm soát, đảm bảo an toàn. Lý do là trong số này có 1.300 lao động sinh sống tại phường An Lạc, quận Bình Tân, nơi xảy ra chuỗi lây nhiễm ở chung cư Ehome 3.
Ngoài Pouyuen, hiện một số doanh nghiệp tại các khu công nghiệp ở TP HCM cho lao động nghỉ việc do dịch xâm nhập nhà máy. Trong đó Công ty TNHH Việt Nam Samho ở Củ Chi, với khoảng 10.000 lao động, đã cho 3.500 công nhân tạm nghỉ để truy vết sau khi phát hiện 3 công nhân nhiễm nCoV.
Tại Bắc Ninh , Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết tình hình đang được kiểm soát, dự kiến trong 10 ngày nữa sẽ đẩy lùi dịch bệnh. Bắc Ninh hiện ghi nhận 1.289 ca Covid-19, nhưng tỉnh vẫn đáp ứng được năng lực điều trị, bởi đã chuẩn bị kịch bản 3.000 ca nhiễm.
Tuy nhiên, ông Tuyên khuyến cáo những ngày tới, Bắc Ninh cần tiếp tục thực hiện chiến lược phát hiện sớm, truy vết thần tốc những ca nhiễm, người tiếp xúc gần (F1) để cách ly, khoanh vùng, dập dịch. "Đặc biệt, tỉnh cần đẩy mạnh thần tốc xét nghiệm và trả kết quả nhanh. Làm được như vậy thì mới phát hiện sớm ca bệnh, hạn chế tối đa lây nhiễm cộng đồng", ông Tuyên nói.
Ông cũng lưu ý địa phương không chủ quan, kiểm tra thường xuyên việc phòng chống dịch tại các khu công nghiệp. Bắc Ninh có hơn 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động ở 30 khu công nghiệp, với hơn 400.000 công nhân. Đáng lưu ý là có 75% số công nhân đến từ nhiều địa phương trong cả nước. "Vì vậy, việc chống dịch trong các khu công nghiệp có ý nghĩa quyết định đến chủ trương thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội của Bắc Ninh", Thứ trưởng Tuyên nêu quan điểm.
Quảng trường TP Bắc Ninh trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Ngọc Thành
Tại Hà Tĩnh , lãnh đạo Sở Y tế nêu giả thiết có thể dịch bệnh tại địa phương là do virus chủng Ấn Độ. Biến chủng này lây nhiễm rất nhanh, nguy hiểm, cường độ gấp 2,5 đến 2,8 lần so với chủng ban đầu, hơn 40% so với chủng Anh. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh trên địa bàn diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều ca lây từ vợ chồng doanh nhân ở Bình Dương về.
Đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng nhận định qua điều tra dịch tễ hai người về từ Bình Dương, nghi vấn người chồng nhiễm nCoV trước, sau đó lây cho vợ, từ đó lây cho nhiều người khác. Thời gian lây nhiễm nhiều nhất vào ngày 3/6, khi hai người này đến nhà tắm nước ngọt công cộng ở biển Xuân Hải, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà. Hà Tĩnh hiện ghi nhận 31 ca nhiễm.
Ca nhiễm chưa rõ nguồn lây: Chậm giờ nào, nguy cơ lây nhiễm tăng cao giờ đó Một người dương tính với SARS-CoV-2 nhưng không được phát hiện sớm, bị bỏ sót, đi lang thang sẽ vô cùng nguy hiểm - BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1) nhận định. Từng bước khống chế các chuỗi lây nhiễm Đợt bùng phát thứ 4 của dịch Covid-19 trên địa bàn TPHCM đang ảnh...