TP.HCM: Nhiều quận ra “tối hậu thư” cho người lấn chiếm vỉa hè
Một số quận tại TP.HCM tỏ ra thận trọng hơn khi ra “tối hậu thư” về thời gian tự khắc phục lỗi lấn chiếm vỉa hè trước khi bị xử lý.
Xế sang của một hoa hậu đã bị “cẩu” về UBND phường do đậu sai quy định, chắn ngang vỉa hè đường Sương Nguyệt Ánh, Q.1 vào sáng 28.2
Sau khi Q.1 “nổ phát súng” đầu tiên, các quận khác tại TP.HCM cũng đã ra quân quyết liệt hơn để giành lại vỉa hè cho người đi bộ, trong đó có quận 3, quận Bình Tân, quận Phú Nhuận và quận Thủ Đức.
Lực lượng đô thị Q.Bình Tân đang tháo dỡ một hàng rào sắt gây lấn chiếm vỉa hè vào chiều 27.2
Ghi nhận vào sáng 28.2, trong khi lực lượng chức năng Q.1 tập trung xử lý các trường hợp vi phạm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Cách Mạng Tháng 8, Bùi Thị Xuân, Sương Nguyệt Ánh, thì Q.3 cũng tung lực lượng “giành” lại vỉa hè ở hai tuyến đường Võ Thị Sáu và Hai Bà Trưng.
Chỉ trong sáng 28.2, lực lượng chức năng Q.3 đã xử lý 25 trường hợp lấn chiếm vỉa hè, trong đó có 7 trường hợp tài xế ô tô đậu trên vỉa hè, 5 trường hợp xe máy chạy trên vỉa hè và nhiều trường hợp để đồ vật trên vỉa hè gây cản trở người đi bộ.
Tại Q.Phú Nhuận, ông Nguyễn Thành Phương – Phó Chủ tịch UBND quận đã trực tiếp xuống đường cùng lực lượng cảnh sát trật tự, lực lượng quản lý trật tự đô thị và cảnh sát giao thông để kiểm tra, xử phạt các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè.
Đoàn công tác do ông Phương dẫn đầu đã tập trung xử lý trên tuyến đường Phan Xích Long. Tại đây, 4 cơ sở kinh doanh sử dụng vỉa hè làm nơi đậu xe sai quy định đã bị xử phạt tổng cổng 49 triệu đồng. Ngoài ra, 23 trường hợp xe máy cá nhân dừng, đỗ không đúng nơi quy định cũng bị xử phạt tổng cộng 3,45 triệu đồng (150.000 đồng/trường hợp).
Sau ông Đoàn Ngọc Hải – Phó Chủ tịch UBND Q.1, lãnh đạo các quận khác cũng đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo xử lý các trường hợp vi phạm
Video đang HOT
Riêng tại Q.Thủ Đức, lực lượng chức năng của cả 12 phường đã đồng loạt ra quân, tập trung ở các tuyến đường đang xảy ra tình trạng lần chiếm vỉa hè phức tạp như Võ Văn Ngân, Kha Vạn Cân, Phạm Văn Đồng,…
Ông Nguyễn Nam Hải – Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Thủ Đức cho biết, những cơ sở kinh doanh hay hộ dân vi phạm mà có thể khắc phục ngay thì được yêu cầu phải nhanh chóng giải phóng vỉa hè cho người đi bộ. Đối với các trường hợp lấn chiếm vỉa hè cần thời gian tháo dỡ thì sẽ nhận được “tối hậu thư” về thời gian phải xử lý dứt điểm, và đội quản lý đô thị của phường có trách nhiệm kiểm soát việc này.
Mặc dù chưa ra quân rầm rộ như các quận nói trên, nhưng Q.10, Q.5, Q.Tân Bình,… cũng đã lên kế hoạch cho đợt cao điểm “giành lại vỉa hè”.
Nhiều tuyến đường ở trung tâm TP.HCM đã trở nên thông thoáng hơn sau chiến dịch “giành lại vỉa hè”
Ông Nguyễn Tấn Mỹ – Trưởng phòng Quản lý đô thị Q.10 cho biết, công tác tuyên truyền và xử phạt người lấn chiếm vỉa hè đã được quận thực hiện lâu nay nhưng tình trạng tái lấn chiếm vẫn diễn ra thường xuyên. Tính từ đầu năm 2017 tới nay, đã có 140 trường hợp lấn chiếm vỉa hè bị xử phạt với tổng số tiền 161 triệu đồng.
“Trước mắt, chúng tôi đang đẩy mạnh tuyên truyền và ra “tối hậu thư” cho các hộ dân phải tự dọn dẹp, tháo dỡ những gì đang gây lấn chiếm vỉa hè, hạn chót là ngày 6.3. Sau đó, kể từ ngày 7.3, chúng tôi sẽ tổng lực ra quân “giành” lại vỉa hè, đầu tiên là ở ba tuyến đường Ba Tháng Hai, Nguyễn Tri Phương và Thành Thái. Xong các tuyến đường này, chúng tôi sẽ tiếp tục xử lý ở tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Điện Biên Phủ,…”, ông Mỹ nói.
Theo Danviet
Quá thời hạn di dời, du thuyền hồ Tây vẫn thản nhiên tồn tại
Mặc dù đã quá hạn chót để các du thuyền hồ Tây phải dừng kinh doanh, tháo dỡ cầu dẫn và di dời về bến mới, nhưng cho đến nay các nhà thuyền vẫn thản nhiên tồn tại.
Theo đó, kể từ đầu tháng 2/2017; UBND Tp Hà Nội đã ra Quyết định chấm dứt hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi giải trí...tại khu vực từ số 2 đến số 10 phố Nguyễn Đình Thi, quận Tây Hồ, đồng thời buộc phải di dời, tháo dỡ các nhà nổi, du thuyền, cầu dẫn...
Ngày 16/2, UBND phường Thụy Khuê (Ba Đình, Hà Nội) tiếp tục tổ chức cuộc họp và đưa ra hạn chót yêu cầu các chủ nhà nổi, du thuyền hồ Tây phải tháo dỡ công trình là trước ngày 20/2.
Tuy nhiên theo ghi nhận của PV, trong ngày 21/2, tại khu vực bến thuyền hồ Tây từ số nhà 2 đến số 10 phố Nguyễn Đình Thi nơi tập trung nhiều tàu thuyền, nhà nổi hoạt động nhất, các nhà thuyền tại đây vẫn điềm nhiên tồn tại, không có dấu hiệu của việc di dời hay tháo dỡ.
Được biết, hoạt động của các nhà thuyền này đã có từ nhiều năm nay, gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nước ở hồ tây.
Tại khu vực các bến đỗ, nước luôn có màu đen kịt, bẩn thỉu và ứ đọng bởi rác thải vứt xuống hồ.
Rau muống mọc tràn làn quanh khu vực bến thuyền, nhà nổi.
Theo thống kê của UBND Tây Hồ (Hà Nội), hiện có 13 đơn vị đang kinh doanh, hoạt động tại hồ Tây. Trong đó, khu vực Đầm Bảy có 5 đơn vị; Quảng Bá 1 đơn vị, Yên Phụ 1 đơn vị; đường Thanh Niên 1 đơn vị; Thụy Khuê 5 đơn vị.
Phương tiện thủy hoạt động trên hồ Tây bao gồm nhiều chủng loại, kích thước đa dạng, gồm: 8 tàu du lịch, 1 tàu thể thao; 13 xuồng máy (cano); 10 thuyền chèo tay; 115 vịt đạp nước; 3 bến đợi, 4 nhà nổi, 9 sàn nổi, phao nổi; 16 cầu dẫn, sàn cứng (không có thiết kế, đăng kiểm)
Đáng nói, đa số tàu thuyền khu vực này đã tự ý hoán cải, mở rộng kích thước để phục vụ kinh doanh. Các bến thủy nội địa này đều chưa được cấp phép hoạt động từ năm 2010, do quận Tây Hồ chưa cấp giấy phép hoạt động du lịch, dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao trên hồ.
Một nhà hàng bị bỏ hoang tại khu vực bến thuyền hồ Tây.
Và trở thành nơi tập kết rác thải hay tụ tập của các đối tượng chích hút, phóng uế gây mùi xú uế khắp khu vực.
Theo ghi nhận của PV, hiện nay chỉ có 1 doanh nghiệp tiến hành tháo dỡ cầu dẫn tại khu vực bến thủy nhưng tiến độ cũng hết sức chậm chạp.
Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 10/3, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp đang kinh doanh nhà nổi, du thuyền tự tháo dỡ và di dời về khu vực Đầm Bảy (Tây Hồ, hà Nội) do UBND Tp Hà Nội bố trí làm điểm tập kết. Nếu quá thời hạn trên chính quyền địa phương sẽ có phương án tổ chức cưỡng chế.
Theo Danviet
Những địa điểm tè bậy quen thuộc của "quý ông" Nhiều người vô tư tè bậy ra đường phố Hà Nội, nhất là tại khu vực bến xe, trạm xe buýt, thậm chí ngay cạnh xe của cảnh sát giao thông. Ngày 4/12/2016 trên đường Trần Nhật Duật, người dân đứng tè bậy ngay cạnh xe của cảnh sát giao thông Theo nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính...