TP.HCM: Nhiều người phải quay đầu xe vì ‘giấy thông hành’ không hợp lệ
Sáng 24-8, ngày thứ 2 TP.HCM siết chặt giãn cách xã hội, kiểm tra gắt gao giấy đi đường của người dân.
Người qua chốt phải xuất trình đúng các loại giấy trong 17 nhóm được cấp giấy, nếu không có hoặc không hợp lệ buộc phải quay đầu xe.
Người đàn ông có người thân mất được CSGT mời qua nhanh và chia buồn cùng gia đình – Video: MINH HÒA
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại nhiều chốt kiểm soát dịch khu vực trung tâm và vùng ven TP.HCM, lượng người qua chốt giảm hẳn, không còn tình trạng đông đúc, dồn ứ như lúc chưa áp dụng siết chặt giãn cách.
Tại chốt kiểm dịch trên đường Đinh Bộ Lĩnh (phường 26, quận Bình Thạnh) có 4 chiến sĩ như: CSGT, CSCĐ, công an địa phương, quân đội… túc trực kiểm tra giấy đi đường người dân. Ghi nhận khoảng 20 phút, hàng chục người không có giấy hợp lệ hoặc giấy cũ buộc quay đầu xe.
Chị Trần Thủy Tiên – nhân viên cửa hàng tiện lợi ở quận Bình Thạnh – cầm sẵn giấy đi đường được công ty cấp, chỉ mất vài giây nhận diện, lực lượng chức năng cho chị Tiên qua chốt.
“Tôi đi làm hằng ngày qua chốt này (đường Đinh Bộ Lĩnh), trước ngày 23-8 thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ tại chốt này vào giờ cao điểm. Từ khi UBND TP có công văn siết chặt, lượng người ra đường ít lại, các chốt khá thông thoáng”, chị Tiên cho hay.
Cũng tại chốt này, ông Trương Tấn Phát – ngụ phường 8, quận 4 – đang đi làm ở công trình xây dựng nhưng nhận tin mẹ ruột vừa qua đời, ông vội vàng từ Bình Thạnh chạy về quận 4. Khi qua chốt đường Đinh Bộ Lĩnh, giấy đi đường của ông Phát do công ty xây dựng cấp không còn hợp lệ.
Tuy nhiên, sau khi xác minh và biết tin ông Phát có người thân mất, chiến sĩ CSGT tại chốt ngay lập tức mời ông Phát qua, để ông về lo hậu sự cho người thân. Các chiến sĩ trực chốt không quên chia buồn cùng gia đình ông Phát.
Còn tại chốt kiểm dịch trên đường Điện Biên Phủ (giao lộ đường Điện Biên Phủ – D1, quận Bình Thạnh) có tăng cường lực lượng quân đội từ Sư đoàn 5 (Quân khu 7), các lực lượng tại đây kiểm tra gắt gao giấy đi đường. Những người không nằm trong nhóm được cấp giấy hoặc giấy đi đường không hợp lệ đều buộc quay đầu xe.
Theo ghi nhận tại các chốt, những lực lượng có dấu hiệu nhận diện từ xa như: công an, CSGT, bảo vệ dân phố, nhân viên bệnh viện, lực lượng phòng chống dịch… lực lượng tại chốt không cần kiểm tra mà cho qua chốt nhanh.
Chiến sĩ Sư đoàn 5 (Quân khu 7) tăng cường trực chốt trên đường Điện Biên Phủ sáng 24-8 – Ảnh: MINH HÒA
Theo ghi nhận, trục đường chính Điện Biên Phủ vào giờ cao điểm sáng nhưng xe cộ thưa thớt – Ảnh: MINH HÒA
Lực lượng chức năng kiểm soát người đi đường tại chốt đường Đinh Bộ Lĩnh sáng 24-8 – Ảnh: MINH HÒA
Người đi đường có giấy tờ không hợp lệ buộc phải quay đầu xe – Ảnh: MINH HÒA
Chốt đường Bạch Đằng, Q.Bình Thạnh thông thoáng trong sáng 24-8 – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Một trường hợp dùng giấy cũ, phải tấp vào lề chờ người thân gửi giấy qua Zalo tại chốt Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, sau khi xác minh kỹ, lực lượng chức năng cho qua – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Ngày 23-8, căn cứ tình hình triển khai thực tế, UBND TP tiếp tục có ý kiến chỉ đạo, điều chỉnh một số nội dung.
Cụ thể, các nhóm được phép ra đường vẫn áp dụng theo 17 nhóm đã quy định tại công văn 2800. Trong đó có sự điều chỉnh các lực lượng được ưu tiên và không yêu cầu có giấy đi đường khi qua chốt gồm:
- Lực lượng cán bộ, nhân viên ngành y tế có thẻ ngành y tế hoặc giấy đi đường do Sở Y tế, thủ trưởng các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật.
- Người dân đi tiêm vắc xin có tin nhắn báo lịch tiêm hoặc giấy báo mời tiêm và kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để trình cho chốt kiểm soát.
- Nhân viên hệ thống phân phối (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng cung cấp lương thực thực phâm) có thẻ nhân viên và giấy xác nhận công tác của đơn vị; chỉ áp dụng cho đến khi có giấy đi đường do Công an TP cấp.
- Các trường cao đẳng, trung cấp nghề nghiệp (mỗi trường 10 giấy) do Sở Lao động – thương binh và xã hội tổng hợp danh sách và báo số lượng về Công an TP (mã 1A).
- Nhân viên giao hàng bằng phương tiện vận tải của đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm, suất ăn thuộc các đơn vị, doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất theo phương thức “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến” trong khu chế xuất, khu công nghiệp. Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp tổng hợp danh sách và báo số lượng về Công an TP (mã 12).
"Xe cấp cứu hú còi tôi nghe còn ngán chứ nói gì người dân"
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM đề nghị Sở Y tế xem xét và quán triệt tài xế xe cấp cứu tạm ngừng hú còi cả ngày và đêm, chỉ nên dùng đèn xoay báo hiệu.
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TPHCM chiều 23/8, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM cho biết, người dân thành phố sắp trải qua ngày đầu thực hiện tăng cường giãn cách xã hội.
"Từ 6h sáng tới giờ, chúng ta thấy được chuyển biến bước đầu trong công tác chống dịch. Đường phố thông thoáng nhờ sự hưởng ứng của người dân", ông Khuê nói.
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM cho rằng âm thanh xe cấp cứu khiến người dân không an tâm và lo lắng, hoang mang (Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn).
Từ đó, ông Khuê đề nghị Sở Y tế xem xét và quán triệt tài xế xe cấp cứu tạm ngừng hú còi cả ngày và đêm, chỉ nên dùng đèn xoay báo hiệu.
"Còi hú xe cấp cứu tạo âm thanh dội vào lòng dân sự lo lắng, hoang mang. Chúng ta nên tính đến tác động tâm lý xã hội, hãy để người dân an tâm", ông Khuê nói.
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy nhắc lại chuyện tối qua ông gặp xe cấp cứu hú còi khi đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Quận 5. "Mặc dù trời mưa, đường vắng mà xe cấp cứu cứ hú còi, tôi nghe còn ngán chứ nói gì người dân. Chúng ta hết sức tránh, tạo nên tâm lý lo lắng cho người dân là không nên", ông Khuê chia sẻ.
Thông tin tại cuộc họp, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM cho biết, theo số liệu của Công an TPHCM cung cấp, tính từ 0h ngày 23/8 đến trưa cùng ngày, lượng phương tiện giao thông ra đường giảm 85% so với hôm qua. Đây là tín hiệu vui cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Ngoài lượng xe cấp cứu thuộc các đơn vị y tế, hiện thành phố còn có 500 taxi vận chuyển người dân đi cấp cứu, 260 xe 16 chỗ hoán cải chở bệnh nhân Covid-19 nặng đi điều trị.
Sài Gòn mưa lớn trước giờ siết chặt giãn cách xã hội Từ khoảng 18h, các chốt kiểm soát ở TPHCM đã vắng lực lượng kiểm soát, đường phố vắng vẻ, người dân vội vã thu xếp những công việc cuối cùng để trở về nhà trong cơn mưa tầm tã. Từ 17h chiều 22/8, một số tuyến phố TPHCM chìm vào tĩnh lặng, người dân đóng cửa nhà, đường phố thưa vắng người, xe...