TPHCM: Nhiều doanh nghiệp có thương hiệu tốt lên sàn chứng khoán
Điểm nổi bật của sàn HoSE là nơi hội tụ những DN lớn niêm yết, số lượng DN lớn có giá trị vốn hóa chiếm tới 79% vốn hóa sàn HoSE và chiếm gần 74% vốn hóa toàn thị trường.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đánh cồng đầu Xuân Canh Tý tại HoSE
Ngày 3-2, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) tổ chức buổi lễ đánh cồng đầu Xuân Canh Tý 2020. HoSE cho biết mặc dù thị trường chứng khoán (TTCK) gặp nhiều biến động nhưng tính đến cuối năm 2019, tổng giá trị vốn hóa niêm yết tại HoSE tính đến ngày 31-12-2019 đạt 3,28 triệu tỷ đồng, tăng 14,05% so với năm 2018. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì được vị thế mua ròng tích cực khoảng 6.620 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM, đánh giá TTCK năm 2019 đạt được kết quả đáng ghi nhận: VN-Index kết thúc năm 2019 đạt mức tăng 7,7%, cao hơn các nước trong khu vực. HoSE có 382 công ty niêm yết, khối lượng giao dịch đạt 8,8 tỷ cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 4.000 tỷ đồng/phiên. Quy mô vốn hóa trên sàn HoSE chiếm 88% toàn thị trường, tương đương 250% GRDP của TP.
Điểm nổi bật của sàn HoSE là nơi hội tụ những DN lớn niêm yết, số lượng DN lớn có giá trị vốn hóa chiếm tới 79% vốn hóa sàn HoSE và chiếm gần 74% vốn hóa toàn thị trường. Thời gian tới, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam dự kiến được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại HoSE và HNX. Đồng thời Luật Chứng khoán sửa đổi có hiệu lực vào đầu năm 2021 sẽ là bước phát triển quan trọng cho TTCK phát triển bền vững, trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho DN.
TPHCM sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển TTCK thông qua nhiều hoạt động, trong đó có việc đẩy mạnh thoái vốn tại DN nhà nước, cổ phần hóa, đưa nhiều DN uy tín, thương hiệu tốt lên sàn chứng khoán; tăng cường thanh tra, giám sát, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
Video đang HOT
Theo đồng chí Nguyễn Thành Phong, TP sẽ tập trung thực hiện đề án phát triển TPHCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế; duy trì kiến nghị Trung ương xây dựng trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TPHCM và đây là cơ hội vàng thúc đẩy ngành chứng khoán TPHCM phát triển. Do đó, đồng chí Nguyễn Thành Phong mong muốn HoSE tiếp tục phát huy tối đa vai trò là kênh huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực, tạo sự kết nối và dẫn dắt các DN, thành viên thị trường đến những chuẩn mực quốc tế, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện tốt nhất để đưa TTCK TPHCM gắn kết chặt chẽ với trung tâm tài chính quốc tế và trở thành “phong vũ biểu” của nền kinh tế.
Tại buổi lễ, ông Huỳnh Quang Hải, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết trong năm 2020, Bộ Tài chính sẽ tập trung chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, quyết tâm thực hiện thành công 5 mục tiêu quan trọng.
Cụ thể: Quyết tâm hoàn thành xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán sửa đổi có hiệu lực từ năm 2021, tạo môi trường tốt cho DN huy động vốn, đảm bảo quyền lợi giao dịch cho nhà đầu tư. Tái cơ cấu TTCK, trình Chính phủ thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của sở giao dịch chứng khoán, phục vụ nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư. Rà soát hoạt động thoái vốn, cổ phần hóa, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa, gắn việc niêm yết trên sàn chứng khoán, phát triển quy mô chất lượng thị trường, chỉ đạo phát triển thị trường trái phiếu DN. Triển khai các biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu nâng hạng TTCK lên thị trường mới nổi. Tăng cường thanh tra giám sát thị trường, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, giúp thị trường phát triển bền vững.
Đấu giá tháng 1 trên HNX: Bán hết 100% khối lượng cổ phần chào bán
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tháng 1-2020, tại HNX đã diễn ra 3 phiên bán đấu giá thoái vốn tại các công ty: Công ty cổ phần Nước sạch Bắc Giang, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương, Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam. Kết quả cả 3 phiên đấu giá trong tháng 1 đều bán hết 100% khối lượng cổ phần chào bán, thu về hơn 341 tỷ đồng.
Tổng khối lượng cổ phần chào bán trong 3 phiên này đạt hơn 9,9 triệu cổ phần, khối lượng đặt mua đạt hơn 52 triệu cổ phần, gấp hơn 5 lần số cổ phần chào bán. Tổng số cổ phần trúng giá của 3 phiên đạt hơn 9,9 triệu cổ phần, tương ứng với tỷ lệ thành công đạt 100%.
Đáng chú ý, giá trúng giá của phiên đấu giá Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam gấp 3,2 lần so với giá khởi điểm. Tổng số tiền thu được của 3 phiên đấu giá trong tháng đạt hơn 341 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần đạt hơn 241 tỷ đồng, chênh lệch so với giá trị tính theo giá khởi điểm hơn 133 tỷ đồng.
HẠNH NHUNG – HÀ MY
Theo saigongiaiphong
Vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang chi phối bao nhiêu % vốn tại Vingroup?
Tập đoàn Đầu tư Việt Nam đã nắm giữ 1,12 tỷ cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 32,67% vốn Vingroup. Nếu tính cả số vốn sở hữu trực tiếp và gián tiếp, vợ chồng tỷ phú Vượng đang chi phối khoảng 62% cổ phần Vingroup.
Tập đoàn Đầu tư Việt Nam đã thực hiện nhận chuyển nhượng hơn 55,6 triệu cổ phiếu Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vào ngày 17/1.
Sau giao dịch, cổ đông lớn nhất của Vingroup nắm giữ 1,12 tỷ cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 32,67% vốn.
Giao dịch chuyển quyền sờ hữu cổ phiếu VIC trên VSD
Theo thông tin, Tập đoàn Đầu tư Việt Nam do ông Phạm Nhật Vượng là Chủ tịch và vợ là bà Phạm Thu Hương đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch. Hai vợ chồng ông Vượng cũng là hai cổ đông sở hữu gần như toàn bộ cổ phần công ty này.
Ngoài việc nắm giữ vốn Vingroup gián tiếp thông qua Tập đoàn Đầu tư Việt Nam, cá nhân ông Vượng còn đang sở hữu trực tiếp 876 triệu cổ phiếu VIC, chiếm 25,54% vốn điều lệ. Bà Phạm Thu Hương cũng đang sở hữu 4,4% vốn Vingroup.
Nếu tính cả số vốn sở hữu trực tiếp và gián tiếp, vợ chồng tỷ phú Vượng đang chi phối khoảng 62% cổ phần Vingroup sau khi công ty riêng nhận thêm cổ phần từ đối tác.
Vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang chi phối hơn 62% vốn tại Vingroup.
Vào tháng 12/2019, Tập đoàn Đầu tư Việt Nam cũng đã có thông báo dự kiến nhận chuyển quyền sở hữu thêm 55,6 triệu cổ phiếu VIC từ đối tác.
Phía đối tác chuyển nhượng cổ phiếu không được tiết lộ nhưng mục đích thực hiện giao dịch là để hoàn thành thủ tục do nhận góp vốn bằng cổ phiếu. Giao dịch chuyển quyền sở hữu được thực hiện qua Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và dự kiến thực hiện từ 25/12 đến ngày 23/1/2020.
Như vậy, với những thông tin được công bố, phía đối tác mà Tập đoàn Đầu tư Việt Nam nhắc đến là 5 cá nhân bao gồm Trần Kim Quyên, Nguyễn Khắc Đát, Hoàng Quốc Thủy, Lê Thanh Hiền và Nguyễn Mạnh Cường.
Giá chuyển nhượng không được công bố. Tuy nhiên hiện trên thị trường cổ phiếu VIC đang giao dịch quanh mức 114.500 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo giá này, tổng giá trị số cổ phiếu mà Tập đoàn Đầu tư Việt Nam vừa nhận chuyển nhượng lên đến gần 6.400 tỷ đồng.
Theo Anh Nhi/Kiến thức
Mua bán qua tay 4,4 tỷ USD trên 'sân' Hà Nội Sở Chứng khoán Hà Nội chứng kiến một năm giao dịch trầm lắng hơn một phần do giới đầu tư thận trong hơn đối với các thị trường tài chính trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và căng thẳng địa chính trị khó lường. Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong năm 2019 vốn hóa của 367 mã...