TPHCM: Nguy cơ “phá sản” chương trình giảm ùn tắc giao thông
Một trong những chương trình trọng điểm mà UBND TPHCM xác định phải phấn đấu để đạt được là giảm ùn tắc giao thông từ nay đến 2020.
Tình trạng ùn tắc giao thông tại TPHCM ngày càng phức tạp. Ảnh: MINH QUÂN
Nhưng cho tới giờ, các giải pháp chống kẹt xe ở TP đều chắp vá, tình thế và chưa hữu hiệu, tình trạng ùn tắc ngày một trầm trọng. Trong hoàn cảnh đó, các tuyến đường sắt đô thị (metro) được kỳ vọng sẽ đưa giao thông TPHCM lên một nấc thang mới, là xương sống để phát triển giao thông công cộng và giải bài toán ùn tắc giao thông thì lại liên tục lỗi hẹn do “tắc” vốn, đặc biệt tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Ỳ ạch như metro
Trong 8 tuyến metro được quy hoạch ở TPHCM, có 3 tuyến đã được triển khai thực hiện là tuyến số 1 (Bến Thành – Suối Tiên); tuyến số 2 (Bến Thành – Tham Lương) và tuyến số 5 (cầu Sài Gòn – bến xe Cần Giuộc mới, giai đoạn 1 từ cầu Sài Gòn – ngã tư Bảy Hiền). Tuy nhiên, vì nhiều bất cập, hạn chế trong thiết kế, phê duyệt dự án đầu tư, tuyến metro số 1 của TPHCM có nguy cơ trễ hẹn về đích năm 2020 vì thiếu vốn. Tuyến metro số 2 cũng xin chậm về đích đến 4 năm (dự kiến 2024). Cả 2 dự án đều trong tình trạng chờ cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư. Còn tuyến metro số 5 dự kiến đưa vào khai thác năm 2025 nhưng giai đoạn 2b (từ bến xe Cần Giuộc mới đến Trường Đại học Y Dược) hiện còn chưa có nhà tài trợ quan tâm nghiên cứu nên chưa xác định được nguồn vốn đầu tư.
Trước nguy cơ “đổ vỡ” các dự án do tiến độ quá chậm, TPHCM mới đây đã có kiến nghị gửi Bộ GTVT xin được “tự quyết” về một số thủ tục, cơ chế, chính sách đặc thù trong việc thực hiện các tuyến metro. UBND TPHCM cho rằng, thời gian xem xét và phê duyệt danh mục tài trợ dự án tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn của các bộ, ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ còn khá chậm. Không những thế, thời gian chuẩn bị các dự án mất từ 2-3 năm nên khi dự án đi vào giai đoạn triển khai thường phải điều chỉnh lại thiết kế, tổng mức đầu tư. Trong khi đó, quy định trong nước về quản lý và sử dụng vốn ODA có sự khác biệt so với các quy định của các nhà tài trợ quốc tế nên mất nhiều thời gian xin ý kiến đồng thuận, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Video đang HOT
Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nêu trên, TPHCM kiến nghị Trung ương nghiên cứu cơ chế, chính sách đặc thù để phân cấp, phân quyền cho thành phố trong việc quyết định phê duyệt các dự án metro. Mặt khác, các dự án metro thường có vốn đầu tư lớn, tính chất phức tạp và đang được tài trợ từ các quốc gia có công nghệ khác nhau nên khó đảm bảo việc kết nối giữa các tuyến. Do vậy, UBND TPHCM kiến nghị Bộ GTVT sớm nghiên cứu và ban hành quy chuẩn kỹ thuật dùng chung, làm cơ sở triển khai việc tích hợp và kết nối giữa các tuyến metro.
Vai trò của đường sắt đô thị là vận chuyển khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu đi lại ở hành lang giao thông chính, là xương sống của hệ thống giao thông công cộng. Việc các tuyến metro thi công, đưa vào vận hành chậm sẽ làm tình trạng ùn tắc gia tăng, tai nạn, ô nhiễm môi trường từ đó cũng tăng theo. Nếu đề xuất trên của UBND TPHCM được chấp thuận thì mới mong hy vọng giải quyết được bài toán kẹt xe ở TPHCM hiện nay.
Nhiều dự án còn trên… giấy
Theo quy hoạch giao thông vận tải TPHCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2020, đến thời điểm đó, về cơ bản các trục đường bộ chính, các trục đường hướng tâm, đường xuyên tâm vành đai phải được hoàn thiện. Tuy nhiên, nhiều dự án vẫn không được thực hiện đúng kế hoạch. Không chỉ thế, một số dự án được xếp vào diện ưu tiên đầu tư giai đoạn 2013-2015 nhưng đến nay vẫn còn… trên giấy.
Chẳng hạn như dự án xây dựng đường vành đai 2 đoạn từ cầu Rạch Chiếc 2 (nay là cầu Phú Hữu, Q.9) đến nút giao Gò Dưa (Q.Thủ Đức) và đường vành đai 2 đoạn từ nút giao An Lạc đến đường Nguyễn Văn Linh (H.Bình Chánh). Các dự án này đến nay vẫn chưa tìm được nhà đầu tư vì vốn đầu tư dự án quá lớn, hơn 13.000 tỉ đồng. Còn dự án được xếp vào danh mục ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016-2020 như xây dựng 1-2 tuyến đường trên cao số 4 từ đường Vườn Lài (Q.12) đến đường Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh) đến nay vẫn án binh bất động.
Theo ông Trần Quang Lâm – Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM – nhu cầu để thực hiện được các chỉ tiêu, các dự án ưu tiên theo kế hoạch từ nay đến 2020 cần khoảng 284.000 tỉ đồng nhưng thành phố chưa biết tìm đâu ra. Các nguồn vốn ưu tiên để triển khai các dự án trên là từ khai thác, đấu giá quỹ đất công; huy động theo hình thức PPP (hợp tác công-tư), ODA (vốn hỗ trợ phát triển chính thức); phát hành trái phiếu của chính thành phố. Tuy nhiên, theo ông Trần Quang Lâm, nguồn vốn ngân sách thành phố phân bổ cho giao thông còn thấp, chỉ khoảng 35% so với nhu cầu đặt ra trong kế hoạch ban đầu. Các dự án ODA, thu hút đầu tư BOT, BT gặp nhiều khó khăn do hạn chế điều kiện vay, thủ tục…
Theo ông Bùi Xuân Cường – GĐ Sở GTVT TPHCM, để có đủ nguồn vốn đầu tư hạ tầng, thành phố có thể thực hiện một số giải pháp khác như cho phép huy động các nguồn lực đầu tư tư nhân; sử dụng nguồn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng tài chính hoặc thông qua các tổ chức tín dụng tài chính để huy động vốn đầu tư cho hạ tầng hoặc thông qua các tổ chức này huy động nguồn vốn vay, ngoại tệ…
Ngoài ra, khi thực Nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế đặc thù thì thành phố sẽ có thêm nguồn lực triển khai các công trình giao thông. Theo đó, thành phố sẽ có thêm nguồn thu từ việc bán đất công (được hưởng 50%), thu từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp. Hai dự án cần được ưu tiên đầu tư khi có vốn là đường vành đai 2 và 3 bởi theo nghị quyết của HĐND thành phố, trước năm 2020 phải hoàn thành đường vành đai 2 và một phần đường vành đai 3.
MINH QUÂN
Theo Laodong
TP HCM gắn camera xung quanh công trình thi công để giảm ùn tắc
Hình ảnh từ camera lắp ở các công trình đang thi công được tích hợp vào Bản đồ số giao thông, để người dân truy cập, chọn hướng đi thuận lợi.
Ngày 6/3, Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn tích hợp những hình ảnh từ camera vừa được gắn tại các công trình đang thi công, vào Bản đồ số giao thông thông minh TP HCM. Việc này nhằm giúp người dân nắm bắt tình hình ùn tắc xung quanh công trình, chọn hướng đi thuận lợi.
Tín hiệu từ hơn 300 camera ở các tuyến đường cửa ngõ được truyền về Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn. Ảnh: Hữu Công.
Các camera online được đặt tại các điểm nóng kẹt xe ở khu vực thi công cầu Nhị Thiên Đường 1 (quận 8), khu vực xây nút giao thông Gò Mây (quận Bình Tân) trên Quốc lộ 1, khu vực xây hầm chui An Sương (quận 12, Hóc Môn) trên đường Trường Chinh - Quốc lộ 1 và Quốc lộ 22.
Khu vực xây các công trình chống kẹt xe cho sân bay Tân Sơn Nhất gồm cầu vượt Trường Sơn - Tân Sơn Nhất Bình Lợi - Vành đai ngoài (quận Tân Bình) và cầu vượt vòng xoay Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp, Phú Nhuận).
Tính đến nay bản đồ số đã đưa vào sử dụng 300 camera online cung tấp tình hình giao thông ở TP HCM cũng như thông tin về phân luồng, điều chỉnh giao thông và các thông tin chuyên ngành khác để người dân chọn hướng đi lại thuận tiện.
Theo ông Lê Minh Triết, Phó giám đốc Trung tâm quản lý hầm Thủ Thiêm, sau 40 ngày đưa vào hoạt động bản đồ số giao thông đã có khoảng 400.000 lượt người truy cập, trong đó có 65.000 người truy cập từ điện thoại di động.
Hữu Công
Theo VNE
Hà Nội chọn 6 đơn vị tranh giải ý tưởng giao thông trị giá 200.000 USD Trong hơn 200 ý tưởng gửi đến, Ban tổ chức đã chọn 6 đơn vị tham gia "vòng chung kết" cuộc thi ý tưởng, giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô. Chiều 21/2, Phó giám đốc Sở Giao thông Hà Nội Ngô Mạnh Tuấn cho biết, Sở đã chọn được 6 đơn vị đủ điều kiện, có ý...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Truy tìm chủ sở hữu chiếc xe ô tô đâm xe máy rồi bốc cháy

Việt Nam trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông

Tông xe liên hoàn trên quốc lộ ở Đắk Nông, 2 người tử vong

Tài xế xe Mazda biển số Hà Nội va chạm xe Lexus rồi húc thẳng vào nhà dân

Sạt lở đất vùi lấp căn nhà ở Sa Pa, người phụ nữ tử vong

Mưa lớn quật đổ hàng loạt trụ điện ở Gia Lai

Trưởng công an cấp xã mới sẽ có thẩm quyền xử phạt như trưởng công an huyện

Phát hiện gần 1 tấn trứng gà non được gom trôi nổi suýt tuồn ra thị trường

Xác minh thông tin công ty trừ tiền lỗ vào lương công nhân

Diễn biến bất ngờ vụ xây nhầm nhà 3 tầng trên đất người khác

Nữ sinh "không mặc hở là khó thở" dùng chiêu nếu trường cấm váy ngắn, 2 dây

Xe cứu thương đi ngược chiều tại nút giao cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi
Có thể bạn quan tâm

Móc nối mua bán thuốc cấm để bán kiếm lời
Pháp luật
18:40:12 15/05/2025
Hiệu trưởng 93 tuổi gây sốt vì ngoại hình trẻ trung ở Hàn Quốc
Netizen
18:35:55 15/05/2025
Hàng hóa Trung Quốc dự kiến ồ ạt đổ vào Mỹ trong 90 ngày tới
Thế giới
18:33:13 15/05/2025
Em gái Trấn Thành ngượng vì cảnh thân mật với mỹ nam cao 1,88m
Hậu trường phim
18:02:03 15/05/2025
MV debut nhóm Anh Tài sao thế này: Như "lẩu thập cẩm" càng nghe càng sến, phối cảnh nghèo nàn tưởng sân khấu kịch
Nhạc việt
17:46:35 15/05/2025
G-Dragon lần đầu nhắc đến T.O.P sau gần 1 thập kỷ, cơ hội tái hợp đến gần?
Nhạc quốc tế
17:42:42 15/05/2025
Triệu Đức Dận 'ngưu ma vương' của Triệu Lệ Dĩnh, lộ quá khứ bán chất cấm?
Sao châu á
17:42:08 15/05/2025
Thông tin chính thức mới nhất liên quan đến Hoa hậu Thuỳ Tiên
Sao việt
17:21:42 15/05/2025
Miss World: Ý Nhi điểm yếu chí mạng, thua trông thấy, 1 người đẹp lộ tham vọng?
Tv show
16:56:29 15/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối 5 món ngon nhìn cực mát mắt
Ẩm thực
16:45:46 15/05/2025