TP.HCM: Người phụ nữ bỏng nước sôi, nhập viện mới phát hiện nhiễm Covid-19
Nữ bệnh nhân 41 tuổi, sống trong khu vực phong tỏa ở Q.Bình Tân không may bị bỏng nước sôi, khi nhập viện được phát hiện nhiễm Covid-19.
Các bác sĩ đang chăm sóc cho bệnh nhân bỏng, nhiễm Covid-19 . ẢNH: BVCC
Ngày 3.7, bác sĩ Đinh Phương Đông, Phó trưởng khoa Bỏng – tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện điều trị Covid-19 Trưng Vương (Bệnh viện Trưng Vương) cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận, phẫu thuật cho một bệnh nhân bị bỏng và nhiễm Covid-19.
Theo đó, ngày 22.6, nữ bệnh nhân (41 tuổi) sống trong vùng phong tỏa Covid-19 ở Q.Bình Tân thì bị bỏng nước sôi. Nữ bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện City CIH (Q.Bình Tân). Tại đây, bệnh nhân được test nhanh dương tính với Covid-19. Kết quả xét nghiệm RT-PCR ngày 23.6 khẳng định bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Ngày 24.6, nữ bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện điều trị Covid-19 Trưng Vương. Tại đây, bên cạnh được thăm khám điều trị về bệnh Covid-19, bệnh nhân được điều trị vết thương bỏng diện tích 10% độ 3 sâu ở bụng và tay phải.
Theo bác sĩ Đinh Phương Đông, việc điều trị bỏng cho bệnh nhân khó khăn vì vết thương tiết nhiều dịch, phải thay băng bỏng mỗi ngày. Y bác sĩ trong điều kiện mặc bảo hộ rất khó thao tác. Ngoài ra, bệnh nhân bị 2 bệnh cùng lúc nếu Covid-19 nặng sẽ khó khăn hơn, diễn tiến nặng hơn. Hiện tại vết thương bỏng của bệnh nhân diễn tiến tốt, các triệu chứng Covid-19 giảm dần. Tiên lượng tốt.
Được biết, chồng bệnh nhân cũng mắc Covid-19 và đang điều trị tại Bệnh viện điều trị Covid-19 Trưng Vương.
Lúc 16 giờ ngày 2.7, Bệnh viện điều trị Covid-19 Trưng Vương tiếp nhận sản phụ P.T.P.T, 37 tuổi mang thai lần thứ 2, 38 tuần tuổi, chuyển dạ, đau vết mổ cũ do Bệnh viện Hùng Vương chuyển đến, sản phụ có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính. Ngay khi tiếp nhận, ê kíp phẫu thuật của khoa Sản tiến hành khám, đánh giá, chẩn đoán: Sản phụ chuyển dạ sanh, ối vỡ sớm, đau vết mổ cũ, nhiễm Covid-19.
Sản phụ được chuyển đến khoa Phẫu thuật – gây mê – hồi sức để tiến hành phẫu thuât khẩn cấp. Ê kíp tiến hành phẫu thuật bắt ra một bé trai, cân nặng 2,9 kg khỏe mạnh. Ca mổ kết thúc lúc 18 giờ. Sau phẫu thuật cả mẹ và bé sức khỏe ổn định, được tiếp tục theo dõi tại khoa Sản.
Trước đó, ngày 20.6, sản phụ sinh sống trong khu phong tỏa tại Q.4, đã làm xét nghiệm Covid-19 âm tính. Sáng 2.7, sản phụ đau bụng, đến khám tại Bệnh viện Hùng Vương, lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho kết quả dương tính.
Đây là trường hợp sanh mổ thứ 2 thành công trên sản phụ bị Covid-19 kể từ khi Bệnh viện Trưng Vương đổi công năng thành Bệnh viện điều trị Covid-19 từ ngày 18.6.
TP.HCM chạm ngưỡng 5.000 ca mắc COVID-19: Truy F0 đã đúng hướng, cần bình tĩnh ứng phó
Chỉ sau 1 tháng rưỡi kể từ ca mắc COVID-19 đầu tiên, đến 10h sáng nay số ca mắc ở TP.HCM sắp chạm ngưỡng 5.000. Tuy vậy các chuyên gia cho rằng không nên quá lo lắng. Tại sao?
Video đang HOT
Bệnh nhân vừa điều trị COVID-19, vừa chạy thận được chăm sóc đặc biệt trong phòng cách ly tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đợt dịch lần thứ 4 phát sinh ở nước ta từ ngày 27-4. Nhưng thực tế phải đến ngày 18-5 TP.HCM mới chính thức có ca mắc COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng là một nhân viên công ty ở quận 3, cư trú tại chung cư Sunview Town (phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức).
Hai làn sóng trong cùng một đợt dịch
Có một điều khá đặc biệt so với các tỉnh thành khác là trong cùng một đợt, TP.HCM đang trải qua 2 làn sóng dịch bệnh đáng chú ý. Làn sóng thứ 1 từ 18-5 đến 14-6 với tâm điểm là chuỗi lây nhiễm tại nhóm truyền giáo Phục Hưng (quận Gò Vấp). Ổ dịch này bùng phát lan rộng khắp 21/22 quận, huyện và cho đến nay ghi nhận có gần 600 ca mắc COVID-19.
Làn sóng thứ 2 bắt đầu từ ngày 15-6, từ vài ca chỉ điểm ban đầu đã dần xâm nhập sâu vào các khu nhà trọ, cụm dân cư, tòa nhà văn phòng, chung cư...Từ đó tiếp tục lan ra các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Nếu tính từ thời điểm phát sinh làn sóng dịch bệnh thứ 1 đến nay, chỉ khoảng 1 tháng rưỡi TP.HCM đã ghi nhận gần 5.000 ca mắc COVID-19. Cụ thể:
Từ 18-5 đến 16-6: 1.000 ca
Từ 16-6 đến 23-6: 2.000 ca
Từ 23-6 đến 26-6: 3.000 ca
Từ 26-6 đến 30-6: 4.000 ca
Từ 30-6 đến 3-7: 5.000 ca
Nhìn vào các mốc thời gian nêu trên có thể nhận thấy chu kỳ phát sinh ca mắc ngày càng ngắn lại. Nếu như ở cột mốc đầu tiên (18-5 đến 16-6) phải gần 1 tháng mới đạt ngưỡng 1.000 ca mắc thì chỉ trong vòng nửa tháng (16-6 đến 30-6) đã vượt ngưỡng 4.000 ca. Chưa kể có nhiều thời điểm chỉ trong vòng 3-4 ngày đã đạt ngưỡng 1.000 ca mắc.
Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, cao điểm trong 10 ngày (từ 23-6) đã có hơn 3.400 trường hợp mắc trong cộng đồng. Như vậy trung bình có 340 ca mắc COVID-19 mỗi ngày, có ngày cao điểm ghi nhận tới 667 ca. Và đây cũng là số ca mắc cao nhất trong đợt dịch thứ 4 ở TP.HCM.
TP.HCM chuẩn bị gối đầu điều trị cho 10.000 - 15.000 ca bệnh
Với việc trưng dụng nhiều bệnh viện đến nay TP.HCM có tất cả 12 cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 với quy mô 10.000 giường trải khắp nội thành và ngoại thành - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo quan sát của Tuổi Trẻ Online, trong mỗi chu kỳ bùng phát dịch, ngành y tế TP.HCM đã có các giải pháp chủ động đề ra các kịch bản "gối đầu", đảm bảo có đủ cơ số giường điều trị. Theo đó từ tháng 5, "tình huống xấu nhất" với 5.000 ca mắc đã được tính đến.
5.000 ca mắc phải có tối đa 1.000 giường hồi sức. Đối với những trường hợp nhẹ sẽ được điều trị tại các bệnh viện dã chiến. Còn những ca bệnh nặng sẽ được điều trị ở các bệnh viện chuyên điều trị COVID-19, đồng thời tăng cường các bệnh viện dã chiến.
Với sự đe dọa của chủng virus Delta (phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ) có đặc tinh lây nhiễm nhanh, mạnh, giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng tình hình dịch bệnh còn có thể tăng nhanh trong thời gian tới.
Do đó ngành y tế tiếp tục chuẩn bị kế hoạch "gối đầu" điều trị 10.000 hoặc thậm chí 15.000 ca bệnh, được phân tuyến 3 cấp điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế.
Ngành y tế TP.HCM áp dụng phân tuyến 3 cấp điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế - Ảnh: Sở Y tế TP.HCM
Cụ thể, cấp không triệu chứng điều trị ở bệnh viện dã chiến; cấp có triệu chứng nhẹ, trung bình điều trị ở bệnh viện điều trị COVID-19 tại 4 cửa ngõ thành phố và cấp điều trị bệnh nhân nặng là bệnh viện tuyến trung tâm thành phố.
Ngoài 10 bệnh viện đang điều trị COVID-19 với quy mô 5.000 giường hiện nay, ông Bỉnh cũng vừa ký quyết định trưng dụng thêm 2 bệnh viện dã chiến có quy mô 5.000 giường. Trong đó ký túc xá của Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh (ĐH Quốc gia TP.HCM) quy mô 1.000 giường và ký túc xá khu A của ĐH Quốc gia TP.HCM quy mô 4.000 giường.
Với việc hai bệnh viện dã chiến mới được thành lập, TP.HCM có tổng cộng 10.000 giường để điều trị bệnh nhân COVID-19.
Bình tĩnh trước số ca tăng cao
Nhận định về tình hình dịch bệnh ở TP.HCM thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn-Trưởng bộ phận thường trực phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM, cho rằng "vẫn còn rất phức tạp, khó lường, nhất là về số lượng ca mắc COVID-19".
Ứng dụng công nghệ vào theo dõi điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi - Ảnh: DUYÊN PHAN
Sự "khó lường", theo ông chỉ trong 10 ngày qua TP.HCM chưa có ngày nào số ca mắc dưới 3 con số, gần đây số lượng tăng lên rất nhanh, điển hình như 1-7 là 464 trường hợp.
Vấn đề kế đến là dịch không chỉ khu trú ở khu vực TPHCM mà đã lan rộng ra một số địa phương giáp ranh như Long An, Bình Dương, Đồng Nai và một số các tỉnh xa có mối quan hệ rất mật thiết với TP.HCM như Tiền Giang, Đồng Tháp, Phú Yên, Quảng Ngãi...
"Trong việc liên thông giao thương, có thể người thành phố đến các địa phương gây dịch hoặc cũng có thể ngược lại, vì thế rất phức tạp. Ca nhiễm cộng đồng bắt đầu có xu hướng đẩy nhanh tương đối cao. Đây là yếu tố hết sức khó khăn cho TP.HCM sắp tới" - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.
Các chuyên gia dịch tễ cũng đồng quan điểm những ngày tới số ca mắc ở TP.HCM nhiều khả năng còn tăng cao và duy trì ở mức 3 con số, song cho rằng người dân không nên quá lo lắng, bởi "kịch bản" này đang ở thế chủ động.
TP.HCM đang bước vào cao điểm lấy mẫu xét nghiệm trên toàn TP với quy mô 500.000 - 1 triệu mẫu/ngày quyết "bắt" bằng được các F0 lang thang. Hình thức được áp dụng sẽ linh hoạt vừa test nhanh, vừa RT-PCR; vừa mẫu gộp, vừa mẫu đơn. Thời gian trả mẫu cũng được đẩy nhanh xuống còn 12 giờ - Ảnh: NHẬT THỊNH
Theo phân tích, các ca mắc tăng sẽ phát sinh từ các yếu tố, bao gồm việc F1 được truy vết cách ly đến thời điểm phát bệnh; chiến lược xét nghiệm diện rộng toàn TP.HCM với quy mô lớn, đủ hình thức truy bắt F0 mang lại hiệu quả; cuối cùng xu hướng dịch đạt đỉnh trong tháng 7 như nghiên cứu của nhóm chuyên gia Đại học Fulbright và Tech4Covid.
Đây là đợt dịch mà TP.HCM rất khó khăn trong việc xác định đỉnh dịch. Việc xác định được đỉnh dịch là điều vô cùng quan trọng, quyết định sự thành - bại trong cả chiến lược chống dịch.
"Xác định đỉnh dịch giúp chúng ta đánh giá được cục diện về bức tranh của dịch bệnh, từ đó chủ động có các biện pháp đối phó quyết liệt. Nếu làm tốt đó sẽ là "chìa khóa" ngăn chặn không cho dịch có cơ hội lây lan và đi đến dập tắt " - một chuyên gia dịch tễ khẳng định.
Tháng 8 sẽ kết thúc đợt dịch?
Kết quả nghiên cứu nhóm Đại học Fulbright cho rằng kể từ đầu tháng 8 TP.HCM chỉ còn rải rác vài ca mắc/ngày và dự kiến đợt dịch sẽ kết thúc vào cuối tháng 8-2021. Nhóm đưa ra 2/4 kịch bản phòng chống dịch. Kịch bản thứ 1 là áp dụng chỉ thị 10 trong 2 tuần tháng 7, sau đó nới lỏng dần thì tổng số ca nhiễm cả đợt sẽ là 11.000 người, dự kiến 7.000 giường bệnh. Kịch bản thứ 2 là áp dụng chỉ thị 16 trong 1 tuần đầu tháng 7, sau đó nới lỏng, dự kiến ca nhiễm là 7.000 - 10.000 ca và 7.000 giường bệnh.
Thứ trưởng Y tế: 'Dịch ở TP HCM vẫn rất khó lường' Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định diễn biến dịch bệnh TP HCM vẫn rất khó lường và khả năng tiếp tục tăng, phạm vi lan rộng các tỉnh, thành lân cận. Ý kiến được ông Sơn chia sẻ tại họp ban chỉ đạo chống Covid-19 tại TP HCM, sáng 2/7. Thứ trưởng Sơn cho rằng thành phố còn một...