TP.HCM: Ngất ngây với đàn cá cảnh đẹp, độc, lạ
Tối 20.9, Tại Trung tâm Dịch vụ Thể dục Thể Thao, Q.11, TP.HCM đã diễn ra Lễ khai mạc “Ngày hội cá cảnh TP.HCM” lần thứ 3. Những người yêu thích cá cảnh và khách tham quan đã được 1 buổi tối ấn tượng, mãn nhãn với hơn 200 hồ cá, giới thiệu các giống cá mới, đặc sắc…
Cá cảnh là 1 trong nhiều chương trình mục tiêu phát triển thành phố. Tiếp tục phát huy thế mạnh về sản xuất nông nghiệp đô thị, sản lượng cá cảnh sản xuất và xuất khẩu của TP.HCM tăng đều qua các năm.
Theo thống kê của Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT TP.HCM), trong 9 tháng đầu năm 2018, sản lượng cá cảnh sản xuất đạt 137 triệu con, tăng 19,13% so với cùng kỳ năm 2017 (115 triệu con). Các loại cá cảnh sản xuất chủ yếu là cá dĩa, chép Nhật, bảy màu, hòa lan, hồng kim, bạch kim, bình tích, trân châu, mô ly, xiêm, ông tiên, ba đuôi, koi….
Chú cá Dumbo này có bộ vây xòe rộng, 2 màu trắng đỏ pha lẫn nhau, trông như đang mặc một bộ váy rất đẹp. Ảnh: HQ
Sản lượng cá cảnh xuất khẩu qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt gần 15,23 triệu con, tăng 13,99% so với cùng kỳ năm 2017; kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 17,30 triệu USD, tăng 14,45% so với cùng kỳ.
Chú cá này được giới thiệu là loại cá “half moon” (nửa vầng trăng-PV) màu xanh rất độc đáo. Ảnh: HQ
Hiện nay, cá cảnh của TP.HCM đã xuất khẩu đến 43 Quốc gia, trong đó thị trường châu Âu chiếm 54%, còn lại là các thị trường châu Á, châu Mỹ, Nam Phi… Hiện có 21 tổ chức, cá nhân xuất khẩu cá cảnh.
Mang trên mình nhiều màu sắc sặc sỡ, chú cá này bơi như 1 vũ công đang khiêu vũ. Ảnh: HQ
Trong 3 tháng cuối năm 2018, TP.HCM đặt mục tiêu sản lượng cá cảnh sản xuất đạt 40 – 45 triệu con, xuất khẩu 4,5 – 5 triệu con với giá trị kim ngạch 5 – 6 triệu USD.
Chú cá này ngoài màu sắc độc, lạ, chú còn có bộ vây rất “xì teen”, trông rất ngầu. Ảnh: HQ
Bộ “váy” của cô cá này tuy chỉ gồm có 2 tông màu xanh trắng nhưng được phối rất hài hòa, nhìn vô cùng lộng lẫy. Ảnh: HQ
Cũng là 2 tông xanh trắng chủ đạo, nhưng bộ váy của cô cá này lại “thiết kế” có các sọc xanh chạy dọc, trông khá bắt mắt. Ảnh: HQ
Video đang HOT
Bộ vây của cô cá này toàn một màu đỏ, trông như đang đi dự tiệc, rất lộng lẫy. Ảnh: HQ
Chú cá Beta Dumbo này có bộ vây trông không kém phần lịch lãm, tông trắng nâu. Ảnh: HQ
Bộ “cánh” của chú cá này được tô điểm bởi những điểm chấm bi, trong như 1 con công. Ảnh: HQ
Bộ vây với nhiều màu sắc cầu kỳ, trông chú Beta Dumbo này không khác gì một nghệ sỹ khiêu vũ. Ảnh: HQ
Trông chú cá này khoe vây, xòe rộng như một cái quạt giấy. Ảnh: HQ
Nhiều người xem phải ngất ngây với vẻ đẹp của chú cá này. Ảnh: HQ
Màu sắc của chú cá này có thể nói là đẹp “không tỳ vết”. Ảnh: HQ
Khoắc lên mình một màu đỏ quý phái, chú cá này trông thật mạnh mẽ. Ảnh: HQ
Còn đây được gọi là trắng lịch lãm. Ảnh: HQ
Ngày hội cá cảnh TP.HCM 2018 diễn ra trong 5 ngày, dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 24.9. Trong suốt thời gian này, ngoài việc tham quan, nhìn ngắm những chú cá đẹp, lạ, Ban tổ chức còn sắp xếp một khu vực tư vấn về thị trường cá cảnh trong và ngoài nước cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh cá cảnh và khách tham quan.
Theo Danviet
Đưa "hàng độc" dừa 2 màu vào trong chậu kiểng vừa sang vừa hiệu quả
Cây gì cũng có thể làm kiểng, dừa cũng vậy. Trồng dừa vừa ăn trái vừa ngắm cảnh, thậm chí trồng dừa cả ở trong chậu, ngay giữa lòng thành phố đang thu hút nhiều sự quan tâm.
Cây dừa được nhắc đến là giống dừa lùn của anh Nguyễn Chí Cường (ngụ phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM). Giống dừa của anh không tuyền một màu như các giống dừa khác. Màu cam của thân cùng màu xanh, màu vàng của lá làm cả khu vườn ánh lên sắc màu tươi mới.
Mô hình trồng dừa kiểng 2 màu của anh Cường. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Dừa được trồng làm kiểng ngay trong chậu, đặt trên nền xi măng, trong các căn nhà giữa phố. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Giống dừa 2 màu này có tên gọi là Adona. Những trái dừa 2 màu này không còn xa lạ với nhiều người dân ở TP.HCM nhưng việc trồng dừa làm kiểng ngay trong chậu, đặt trên nền xi măng, trong các căn nhà giữa phố mới thì được coi là "hàng độc" - là dòng sản phẩm chính mà anh Cường đặt mục tiêu đạt tới.
Thú chơi dừa kiểng không chỉ bổ sung thêm một sản phẩm độc đáo, còn nâng cao giá trị cây trồng. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Anh Cường kể: "Tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp dưới Cần Thơ, anh đi làm ở phòng nông nghiệp địa phương rồi mới lưu lạc lên thành phố này. Những năm tháng còn ở dưới quê, máu đam mê hướng dẫn bà con làm khuyến nông đã ăn sâu. Lên thành phố, đất chật người đông, anh bỗng nhớ da diết từng nhành cây ngọn cỏ. Phải đưa tất cả vào chậu, vừa tận dụng diện tích vừa đỡ nhớ nghề, anh đặt mục tiêu như vậy, rồi bắt tay vào thực hiện".
Anh Cường (trái) mất 6 năm phối giống, lai tạo để tạo ra giống dừa 2 màu vàng, cam hiện nay. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ban đầu là ổi, sau rồi mít, khế... cứ làm tới đâu lại được nhiều người quan tâm tới đó. Cứ thế anh mở rộng dần diện tích. Anh cũng là một trong những người đầu tiên đưa phong trào chơi ổi trồng chậu phát triển mạnh tại TP.HCM.
Dừa giống. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Giống dừa Adona được anh manh nha ý định từ trước khi lên thành phố. 6 năm gian khổ phối giống, lai tạo đã mang đến cho anh thành quả là trái dừa 2 màu vàng, cam hiện nay.
Những cây dừa lùn này ít rụng lá, 2 màu sáng tươi. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Theo anh Cường, giống dừa này có khả năng thích nghi tốt ở nhiều môi trường đất, nước, khí hậu, khả năng kháng bệnh tốt, lại dễ chăm sóc.
Một chú chằng hiu liên tục đổi màu khi di chuyển qua các bộ phận có màu sắc khác nhau trên thân cây. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Trước giờ bà con thường chỉ nghĩ đến trồng cây để lấy quả mà ít quan tâm đến giá trị của thân. "Điều này cũng góp phần dẫn đến điệp khúc được mùa mất giá, đụng hàng dội chợ", anh Cường nói.
Dừa trồng chỉ 2 năm thì trổ buồng. Mỗi cây có thể trổ nhiều buồng cùng lúc. Ảnh: Nguyên Vỹ
Dừa 2 màu vừa làm kiểng vừa có thể ăn trái như thường. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trái dừa 2 màu vàng, cam. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tại vườn dừa của anh Cường, du khách chỉ cần đưa tay ra là có thể ôm và hái được những buồng dừa trĩu quả. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Chăm sóc dừa chuẩn bị mùa Tết. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Từ khi anh đưa giống dừa Adona ra thị trường, nhiều nhà vườn gần xa tìm đến mua cây giống đem về trồng. Ngoài ra, anh Cường còn cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân tại quê nhà để mở rộng diện tích, tăng nguồn hàng.
Theo Danviet
Trồng rau, hoa ở đô thị: Đầu vào đầu ra đều bí bách Cần tiếp tục đầu tư, mở rộng các mô hình nông nghiệp đô thị hiệu quả cũng như có những chính sách hỗ trợ hợp lý... Đó là ý kiến chung của nhiều đại biểu tại Diễn đàn Khuyến nông@ nông nghiệp với chủ đề: "Giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đô thị", do Trung tâm Khuyến...