“TPHCM nếu không làm quyết liệt dịch có thể bùng lên nữa”
Trong nhiều ngày qua số ca mắc mới tại ta nước dao động quanh con số 1.000, chủ yếu tại TPHCM. PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng TP cần thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội để cắt đứt chuỗi lây nhiễm.
Bắt đầu bùng phát trở lại từ cuối tháng 4, đến nay dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp tại TPHCM và một số tỉnh khu vực phía Nam. Chỉ trong hơn 2 tháng, nước ta đã thêm hơn 20.000 bệnh nhân, riêng TPHCM có hơn 8.300 ca. Trong nhiều ngày qua số ca mắc mới mỗi ngày đã tăng lên và vượt qua con số 1.000.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định diễn biến dịch Covid-19 tại TPHCM đang rất phức tạp và có khả năng tăng nhanh trong những ngày tới. Ngoài ra, một số địa phương khác cũng là điểm nóng dịch là Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang.
Dịch bệnh tại TPHCM đang rất phức tạp
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết ở một số tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh… tình hình dịch đã được khống chế song dịch đang bùng phát mạnh ở phía Nam, đặc biệt là TPHCM, số ca mắc còn tăng nhanh.
Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tình hình dịch tại TPHCM rất phức tạp, đa ổ dịch, đa nguồn lây, đa chuỗi lây nhiễm. Từ vài ca chỉ điểm ban đầu đã phát hiện thêm các ổ dịch trong khu dân cư, khu nhà trọ, chợ, các khu công nghiệp… Đặc biệt, dịch từ đây đã lây lan ra một số tỉnh khác như Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Phú Yên…
Theo TS Phu có 2 lý do chính khiến dịch tại TPHCM đến nay vẫn chưa có điểm dừng.
Thứ nhất là do chủng virus. Biến chủng Delta được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ có tốc độ lây lan rất nhanh, có thể trong 2-3 ngày đã tạo thành chu kỳ dịch.
Thứ hai là việc thực hiện giãn cách vừa qua tại TP.HCM cũng chưa thật nghiêm. Giãn cách ở đây là phải thực hiện nghiêm việc giãn cách nhà với nhà, người với người, khu phố với khu phố. Ngoài ra, việc hạn chế các đám đông cũng chưa được thực hiện như các chợ vẫn tụ tập đông người…
Khi dịch đã lây lan trong cộng đồng thì biện pháp quan trọng nhất vẫn là giãn cách và phong tỏa để hạn chế người mắc bệnh tiếp xúc, lây nhiễm cho người lành, từ đó sẽ giảm dần số ca mắc. Khi số ca mắc quá lớn thì sẽ không thể chỉ truy vết và cách ly.
Video đang HOT
TPHCM cần thực hiện nghiêm việc giãn cách theo chỉ thị 16
“TPHCM cần rút kinh nghiệm đợt giãn cách trước thực hiện chưa nghiêm nên dịch còn gia tăng. Chúng ta phải mất rất nhiều tiền cũng như rất nhiều sự bất tiện trong cuộc sống để đổi lấy cách ly xã hội một cách thực sự. Vì thế, TP cần tận dụng 15 ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 từ ngày 9/7 là cơ hội để khống chế dịch”, TS Phu nhấn mạnh.
Dịch Covid-19 tại TPHCM đang diễn biến phức tạp.
Đặc biệt, chuyên gia lưu ý việc phong tỏa phải thực hiện nghiêm đến từng hộ gia đình, theo nguyên tắc mỗi nhà đều “cửa đóng, then cài”, về cơ bản đóng cửa các cửa hàng cửa hiệu trừ cửa hàng cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu… Người dân chỉ ra đường khi thật sự cần thiết và được chính quyền cho phép.
Đồng thời, các hoạt động lao động, sản xuất, giao thông cũng cần sắp xếp lại để hạn chế giao tiếp. Thành phố cũng cần tính phương án đảm bảo lưu thông hàng hóa, không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, không để giao thông liên tỉnh khi đi qua thành phố bị ách tắc. Có thể cấm hoặc hạn chế tối đa việc dừng, đỗ để đưa người lên xuống địa bàn thành phố, chỉ được dừng, đỗ khi có sự cho phép của chính quyền.
“Người dân phải thực hiện nghiêm nếu không sẽ rất khó cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Nếu TPHCM làm không quyết liệt, dịch có thể bùng thêm nữa”, TS Phu nhấn mạnh.
Người dân không nên đi lại khi không cần thiết
UBND TPHCM yêu cầu đẩy nhanh công tác tiêm vắc xin Covid-19 để tạo miễn dịch cộng đồng (Ảnh: Phạm Nguyễn).
“Chúng ta chưa thể dự đoán được khi nào đợt dịch thứ 4 sẽ chấm dứt. Hiện tại, Việt Nam cần thực hiện biện pháp mạnh hơn nữa. Việc dịch bùng lên hay giảm đi phụ thuộc vào việc đáp ứng phòng, chống dịch trong thời gian tới. TPHCM càng phải làm mạnh hơn nữa. Các địa phương khác cũng phải làm dứt điểm ngay từ đầu. Bình Dương, Đồng Nai…, kể cả Hà Nội không được chủ quan”, TS Phu cho biết.
Chuyên gia tiếp tục khuyến cáo người dân không được chủ quan, luôn luôn áp dụng biện pháp 5K của Bộ Y tế, đặc biệt là không tụ tập đông người.
“Trong lúc này, người dân không nên đi lại khi không cần thiết”, TS Phu nói.
Lên phương án điều trị 10.000-15.000 ca bệnh tại TPHCM
Theo thông tin từ Sở Y tế TPHCM, số ca mắc Covid-19 đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã vượt qua con số 7.000. Dự báo số ca mắc còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới khi mà tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.
TP đã đưa vào hoạt động Bệnh viện dã chiến số 3, số 4 để thu dung điều trị các trường hợp mới mắc hoặc các trường hợp đang được cách ly không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Điều này giúp nâng tổng công suất thu dung điều trị tại 4 bệnh viện dã chiến trên địa bàn thành phố lên 12.000 giường.
Cùng với 5.000 giường hiện có, TPHCM đã chuẩn bị cho kịch bản ứng phó dịch với 10.000 -15.000 ca mắc.
TS Trần Đắc Phu: "Chủng mới chỉ 1-2 ngày bùng lên rất nhanh"
Gần đây, số ca Covid-19 tại nước ta tăng cao kỷ lục, có ngày đến 92 ca. PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo chủng mới lây rất nhanh, lây từ những chỗ nguy cơ cao, phòng kín, tụ tập đông người như bệnh viện...
Ngày 7/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cảnh báo "Chúng ta đang được đặt trong tình trạng báo động rất cao". Đợt dịch lần này phức tạp hơn các đợt dịch trước, có đa ổ dịch, đa nguồn lây, đa chủng (với chủng của Anh và Ấn Độ) nên tốc độ lây nhiễm tăng cao hơn so với các đợt dịch trước. Thực tế đã chứng minh điều này.
PGS.TS Trần Đắc Phu nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế cho biết tình hình dịch tại nhiều nước diễn biến "nóng", lây nhiễm nhanh, khó kiểm soát. Tổ chức Y tế giới (WHO) cũng đã đưa ra lời cảnh báo các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về thảm họa Covid-19. Nếu hệ thống y tế dự phòng vỡ trận thì các nước sẽ đối mặt với sự suy sụp về y tế.
Bản đồ số ca mắc Covid-19 tại nước ta đến sáng 10/5.
Tại Việt Nam, đợt dịch lần 4 đang bùng phát với diễn biến phức tạp. Từ ngày 5/5, số ca mắc liên tục tăng từ 18 ca ghi nhận trong nước lên 64 ca vào ngày 6/5. Đến ngày hôm qua (9/5), con số này tăng vọt lên 92 ca. Đặc biệt, trong bản tin 6h sáng 10/5, Bộ Y tế đã công bố có đến 78 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Những nơi có nguy cơ lây nhiễm đặc biệt cao
Lần này, Việt Nam ứng phó cùng lúc với 2 biến thể của virus SARS-CoV-2 gồm biến thể của Anh và biến thể kép của Ấn Độ, đều là biến thể có tốc độ lây lan nhanh.
"Chủng mới lây lan rất nhanh, chỉ 1-2 ngày đã bùng lên như ổ dịch ở xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (chiếm đến 71 trong số 89 ca mắc của tỉnh Bắc Ninh từ ngày 5/5 đến tối 9/5)", TS Phu cảnh báo.
Ngoài ra, cũng xuất hiện nhiều ổ dịch, nhiều hình thái lây mới: lây ở bệnh viện, trong cộng đồng, trên máy bay, trong quán bar, karaoke, lây trong khu cách ly... - lây từ những chỗ nguy cơ cao.
"Những hoạt động tụ tập đông người (đám cưới, quán bia, lễ hội...), môi trường kín (quán bar, karaoke), những chỗ đông người, gặp nhau giữa những đối tượng không quen biết (như bệnh viện...) là những nơi đặc thù có nguy cơ lây nhiễm cao, rất nguy hiểm. Những nơi này trước đó Bộ Y tế đã cảnh báo có nguy cơ cao, nếu dự phòng tốt chúng ta vẫn tránh được", TS Phu nhấn mạnh.
PGS.TS Trần Đắc Phu nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế.
"Dù vậy người dân cũng không nên hoang mang lo lắng; chúng ta vẫn đang kiểm soát được các ổ dịch, vẫn xác định được nguồn lây như ở phía Bắc chủ yếu vẫn liên quan đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K, Đà Nẵng... Điều sợ nhất là không biết được nguồn lây, khó truy vết",TS Phu khuyến cáo.
Thực hiện nghiêm thông điệp 5K
Đồng thời, chuyên gia cũng nhấn mạnh, người dân không được chủ quan, cần nâng cao cảnh giác, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, hạn chế việc tụ tập đông người không cần thiết, khi ra khỏi nhà cần đeo khẩu trang... Khẩu trang, khử khuẩn đóng vai trò rất quan trọng.
Bên cạnh đó, đặc biệt lưu ý đến khai báo y tế. Hiện số ca mắc tại nước ta còn ít, truy vết còn tác dụng. Vì thế, việc khai báo y tế là vô cùng quan trọng. Cụ thể, khai báo y tế tại các khu vực đông người, khuyến khích khai báo bằng mã QR code, nhờ đó truy vết rất nhanh, phong tỏa nhanh. Đồng thời, giao trách nhiệm cho chính người đứng đầu khu du lịch, hãng hàng không, khu công nghiệp...
Ngoài ra, vì lây trong phòng kín nên TS Phu cũng khuyến cáo người dân mở cửa thông thoáng như tại công sở, lớp học...
Trong vòng 14 ngày (27/4-10/5), dịch Covid-19 đã lan rộng khắp 26 tỉnh, thành trên cả nước. Theo số liệu Bộ Y tế công bố tính đến sáng nay 10/5, đã có 411 ca mắc mới trong cộng đồng... Trong đó có nhiều ổ dịch lớn như tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K, quán bar Sunny (Vĩnh Phúc), xã Mão Điền (Thuận Thành, Bắc Ninh), Thẩm mỹ viện quốc tế AMIDA; đặc biệt đã bước đầu xuất hiện các ca bệnh trong khu công nghiệp, trường học.
Nhiều tỉnh, thành phía Bắc đã kích hoạt các bệnh viện dã chiến, điều trị bệnh nhân Covid-19 ngay tại địa phương, tránh chuyển lên tuyến trên giảm tải cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Đồng thời, các bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã được "san sẻ" bớt cho Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam.
Ông Trần Đắc Phu: Chặn dịch ở cửa khẩu Hà Tiên trước khi bùng phát Chuyên gia dịch tễ Trần Đắc Phu đánh giá Bộ Y tế đã chủ động, vào cuộc kịp thời khi lên kế hoạch lập bệnh viện dã chiến, nâng công suất xét nghiệm, chi viện nhân lực chống dịch về Kiên Giang. "Phòng dịch phải đi trước một bước, tránh bị động", ông Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn...