TP.HCM: Nam thanh niên rơi lầu tử vong sau 3 ngày thuê trọ
Mới thuê trọ sinh sống được 3 ngày cùng vợ, nam thanh niên bất ngờ rơi từ lầu 3 xuống đất tử vong tại chỗ.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 5h ngày 4/3 tại một căn nhà trọ tại góc đường Bàu Cát 2 – Trần Mai Ninh, phường 12, quận Tân Bình.
Hiện trường vụ việc nam thanh niên rơi lầu tử vong
Video đang HOT
Thời điểm trên, người dân phát hiện tiếng động lớn trước căn nhà trọ nên ra xem. Tại đây, người dân hoảng hồn phát hiện nam thanh niên tử vong tại chỗ khi rơi từ tầng cao xuống đất nên báo cơ quan chức năng.
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường
Theo chủ nhà trọ, nam thanh niên này 36 tuổi, quê miền Trung, mới cùng vợ vừa đến thuê ở tại lầu 1 được 3 ngày nay thì xảy ra sự việc. Sáng sớm thấy nam thanh niên đi từ phòng trọ ở lầu 1 lên lầu 3 rồi rơi xuống đất sau đó.
Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra.
Tạo điều kiện cho lao động Đắk Lắk trở lại các tỉnh, thành phía Nam làm việc
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Quang Thuân cho biết, tỉnh đã làm việc và đề nghị UBND các tỉnh, thành phía Nam kéo dài thời gian hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động Đắk Lắk trở lại làm việc.
Sản xuất đồ gỗ nội thất gia dụng cao cấp xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Công nghiệp gỗ Kaiser (KCN Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Ông Nguyễn Quang Thuân nhấn mạnh, trong tháng 12/2021, một số doanh nghiệp lớn của các tỉnh, thành phía Nam đến Đắk Lắk tuyển dụng lao động. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tạo điều kiện, phối hợp mở các phiên giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm thông tin, hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động.
Theo thống kê, từ ngày 1/4 - 31/10, Đắk Lắk tiếp nhận khoảng 150.000 người dân từ các tỉnh, thành phía Nam trở về do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong đó có trên 130.000 người trong độ tuổi lao động. Tổng hợp từ UBND cấp huyện, khoảng 5.000 người lao động đăng ký trở lại làm việc tại các tỉnh, thành phía Nam trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Tại các buổi làm việc với đoàn công tác của UBND tỉnh Đắk Lắk do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà làm trưởng đoàn vào ngày 2 - 3/12, đại diện UBND TP Hồ Chí Minh thông tin, trong đợt dịch thứ 4, gần 35.000 lao động Đắk Lắk tạm trú tại TP đã trở về địa phương. Hiện nay, TP Hồ Chí Minh có nhu cầu tiếp nhận khoảng 60.000 lao động làm việc ở lĩnh vực may mặc, giày da, cơ khí, điện - điện tử, chế biến thực phẩm... Để thu hút lao động trở lại làm việc, Thành phố đã thông tin về nhu cầu, chính sách ưu đãi của doanh nghiệp thông qua Trung tâm dịch vụ việc làm và có chương trình hỗ trợ giảm tiền thuê nhà từ 30 - 50% cho người lao động. UBND TP Hồ Chí Minh có chủ trương xây dựng 80.000 chỗ ở cho người lao động.
Thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai, tỉnh có trên 38.000 doanh nghiệp với 1,2 triệu lao động đang làm việc, với mức lương trung bình khoảng 8,7 triệu đồng/tháng/người. Đợt dịch thứ 4, khoảng 33.000 lao động Đắk Lắk tạm trú ở Đồng Nai đã về quê. Hiện Đồng Nai thiếu hụt khoảng 40.000 lao động. Tỉnh đang triển khai kế hoạch phối hợp đón người lao động trở lại Đồng Nai làm việc và ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19, hỗ trợ 300.000 đồng/người để thuê trọ, kêu gọi doanh nghiệp có nhiều hình thức hỗ trợ khác.
Tại tỉnh Bình Dương, hơn 57.000 lao động Đắk Lắk tạm trú trên địa bàn đã về quê và khoảng 7.000 người đã chủ động trở lại Bình Dương làm việc. Hiện Bình Dương có hơn 55.000 doanh nghiệp hoạt động, đang thiếu khoảng 40.000 lao động. Doanh nghiệp tại Bình Dương đang có nhiều chính sách thu hút lao động trở lại làm việc như: Tăng lương (trung bình 7 - 9 triệu đồng/tháng/người chưa kể tiền tăng ca), hỗ trợ một tháng tiền thuê trọ, tiền nuôi con nhỏ. Bên cạnh đó, tỉnh ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19, hỗ trợ đón người lao động, đẩy mạnh thông tin việc làm và hình thành kết nối sàn trực tuyến để thông tin, tuyển dụng lao động. Tỉnh đang đề nghị Trung ương hỗ trợ 10.000 tỷ đồng xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân.
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, số lao động đăng ký trở lại làm việc tại các tỉnh, thành phía Nam trước Tết Nguyên đán 2022 còn hạn chế vì hiện nay tỉnh đang vào mùa vụ thu hoạch cà phê nên người lao động ở lại làm và ăn Tết với gia đình. Mặt khác, nhiều người còn e ngại dịch bệnh hoặc có con nhỏ chưa có chỗ gửi để đi làm...
Dự đoán, sau Tết Nguyên đán 2022, khoảng 20.000 người dân Đắk Lắk có nhu cầu trở lại các tỉnh, thành phía Nam làm việc. UBND tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu UBND cấp huyện tiếp tục rà soát, tổng hợp, thống kê nhu cầu việc làm của người lao động trở về địa phương để UBND tỉnh báo cáo Tỉnh ủy. Trong thời gian tới, Đắk Lắk đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chính sách của doanh nghiệp và các tỉnh, thành phía Nam đến người dân; xây dựng chương trình, ký kết thỏa thuận hợp tác thông tin, tuyển dụng lao động giữa Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh; xây dựng các sàn thông tin, tuyển dụng lao động trực tuyến... UBND tỉnh cũng báo cáo Tỉnh ủy xem xét, chỉ đạo để có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động của Đắk Lắk và kêu gọi các doanh nghiệp có chính sách ưu đãi tốt để tuyển dụng người lao động địa phương.
Đà Nẵng phong tỏa: Hơn 2.000 chủ nhà miễn, giảm hơn 5,2 tỉ đồng tiền thuê trọ Qua 4 ngày triển khai kế hoạch vận động chủ nhà trọ, phòng trọ miễn giảm tiền cho thuê trong giai đoạn thành phố đang phong tỏa, hơn 19.000 người khó khăn đang thuê nhà tại Đà Nẵng đã được miễn giảm hàng tỉ đồng. Trong thời gian Đà Nẵng phong tỏa chống dịch Covid-19, các địa phương đã quan tâm hỗ trợ...