TP.HCM: Năm 2020, hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn II
Chiều ngày 20.11, UBND TP.HCM đã tổ chức Hội nghị ký cam kết hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (XD NTM) trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018 – 2020. Dự hội nghị có lãnh đạo UBND TP, lãnh đạo các sở, ban, ngành và 5 huyện XD NTM.
Theo báo cáo của ban chỉ đạo chương trình XD NTM thành phố, trong 3 năm thực hiện triển khai nâng cao chất lượng các tiêu chí XD NTM (2016-2018), Thành ủy, Ban Chỉ đạo của Thành ủy về Chương trình xây dựng nông thôn mới đã ban hành hơn 491 văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện chương trình XD NTM.
Thông qua việc triển khai thực hiện chương trình XD NTM, tình hình nông nghiệp, nông thôn thành phố có nhiều khởi sắc tích cực. Từ kết quả thực hiện tại các xã, huyện, tốc độ tăng trưởng nông lâm ngư nghiệp năm 2017 của thành phố khá cao: GRDP đạt 8.539 tỷ đồng, tăng 6,3% so cùng kỳ năm trước, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố đề ra mức tăng trưởng từ 5,8% đến 6%.
Việc ký cam kết là nhằm mục tiêu hoàn thành các tiêu chí XD NTM đúng kế hoạch, đúng thời gian
Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên 1 ha đất canh tác tính đến cuối năm 2017 là 450 triệu đồng/ha/năm, tăng 1,09 lần so với cùng kỳ 2016 (410 triệu đồng/ha/năm) – tăng 1,20 lần so với năm 2015 (375 triệu đồng/ha/năm) và tăng 2,85 lần so với 2010 (158 triệu đồng/ha/năm).
Năng suất lao động năm 2008 đạt 29,4 triệu đồng/người, năm 2014 đạt 64,7 triệu đồng/người, năm 2017 đạt 84,9 triệu đồng/người. Tốc độ tăng năng suất lao động năm 2017 so với năm 2008 (năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 26 -NQ/TW) đạt 188,7%.
Qua thực hiện XDNTM, đến cuối năm 2017 thu nhập của người dân vùng nông thôn thành phố là 49,18 triệu đồng triệu đồng/người/năm, đến cuối năm 2018 ước đạt 54,7 triệu đồng triệu đồng/người/năm.
Đến nay số hộ nghèo tại khu vực nông thôn thành phố chỉ còn 9.398/352.920 hộ (chiếm tỷ lệ 2,5% trên tổng hộ dân tại 5 huyện) . Hiện nay thành phố không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia.
Video đang HOT
Trong 3 năm 2016-2018, thành phố đã huy động nguồn lực 13.089 tỷ 833 triệu đồng thực hiện Chương trình, bao gồm vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách thành phố, vốn huy động từ cộng đồng.
Tính đến tháng 11.2018, kết quả đạt chuẩn theo tiêu chí cấp xã theo Bộ tiêu chí về NTM đặc thù vùng nông thôn TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020: số tiêu chí đạt bình quân 01 xã đến tháng 11 năm 2018 là 14,6/19 tiêu chí. Ước đến cuối năm 2018, TP.HCM đạt 15/19 tiêu chí.
Ở cấp huyện, số tiêu chí đạt bình quân 1 huyện trên địa bàn thành phố đến tháng 11 năm 2018 là 4,2/9 tiêu chí. Ước đến cuối năm 2018 đạt 4,2/09 tiêu chí. Phấn đấu đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 bình quân số tiêu chí đạt chuẩn trên địa bàn vùng nông thôn thành phố là 18 tiêu chí. Dự kiến tiến độ hoàn thành tiêu chí cấp xã, huyện đến năm 2020.
Ông Lê Thanh Liêm – Phó chủ tịch thường trực UBND TP lưu ý đây không phải là việc ký hình thức.
Tại Hội nghị, có 18 sở, 2 ban cùng Ban chỉ đạo XD NTM 5 huyện ( Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) thống nhất ký cam kết lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp, hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM trên địa bàn vùng nông thôn thành phố, với nhiều nội dung quan trọng nhằm muc tiêu hoàn thành các tiêu chí XD NTM đúng kế hoạch, thời gian đã đặt ra.
Dự và chỉ đạo Hội nghị, ông Lê Thanh Liêm – Phó chủ tịch thường trực UBND TP nhấn mạnh: Thông qua việc ký cam kết, mỗi sở ngành, ban phụ trách từng lĩnh vực tương ứng với mỗi sở thì các sở phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, cam kết cùng với Ban chỉ đạo huyện sát sao, kịp thời nắm bắt tình hình chung, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Việc ký cam kết là để các đơn vị hỗ trợ, các địa phương, đơn vị tập trung bộ máy chăm lo, cùng chung sức XD NTM. Lưu ý đây không phải là việc ký hình thức.
Theo Danviet
Dự án 10 ngàn tỷ: Liên danh tư vấn giám sát sử dụng con dấu không phù hợp
Sáng 19.11, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm chống ngập TP.HCM cho biết đã có báo cáo gửi UBND TP.HCM liên quan đến những vướng mắc trong Dự án ngăn triều, chống ngập 10 ngàn tỷ đồng.
Trong báo cáo gửi UBND TP.HCM, Trung tâm đã báo cáo kết quả về việc kiến nghị Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về việc Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng (TVGSHĐ) sử dụng con dấu có "chữ ký khắc trên con dấu". Theo ông Hoàng Anh Dũng, việc này là không phù hợp với quy định hiện hành.
Văn bản Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật gửi Trung tâm chống ngập TP.HCM. Ảnh: H.V
Trước đó, Trung tâm chống ngập TP.HCM có văn bản đề nghị Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hiệu lực pháp lý của việc sử dụng dấu chữ ký (liên quan đến Liên danh TVGSHĐ dự án chống ngập, ngăn triều 10 ngàn tỷ đồng - PV).
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có ý kiến phúc đáp như sau: "...đến ngày 14.7.2018 ông L.Fernando Requana.P.E (trưởng đoàn tư vấn giám sát hợp đồng) đã không còn ở Việt Nam và từ đó đến nay Đoàn tư vấn giám sát hợp đồng đã phát hành hơn 30 văn bản liên quan đến dự án gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với việc đóng dấu chữ ký của ông L.Fernando Reauena.P.E. Với những quy định của pháp luật, có cơ sở để cho rằng, nếu văn bản đã phát hành sử dụng dấu chữ ký của người có thẩm quyền ký nhưng người đó vắng mặt và không ký trực tiếp vào bản gốc văn bản lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức thì không phù hợp với quy định của pháp luật...".
Trong một động thái khác, Liên danh TVGSHĐ có văn bản "cầu cứu" Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến về việc Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đến làm việc tại văn phòng Liên danh TVGSHĐ theo đơn của Công ty TNHH Trung Nam BT 1547, là chủ đầu tư Dự án ngăn triều, chống ngập.
Theo đơn "cầu cứu", vào các ngày 22.10 và 31.10.2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã cử cán bộ đến văn phòng Liên danh làm việc để xác minh và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến công việc của Liên danh tại dự án ngăn triều, chống ngập... phát hành các báo cáo không đúng sự thật về dự án, quy trình lấy chữ ký của ông kỹ sư trưởng dự án trong thời gian ông không có mặt tại Việt Nam...
"Do đó, Liên danh TVGSHĐ kính đề nghị UBND TP.HCM có ý kiến bằng văn bản giải thích rõ cho Bộ Công an, Công an TP về các nội dung sự việc nêu trên, tránh việc dư luận hiểu sai về bản chất sự việc và làm ảnh hưởng đến uy tín của Đoàn TVGSHĐ. Đồng thời, đề nghị UBND TP.HCM có ý kiến chỉ đạo để TVGSHĐ có cơ sở thực hiện các yêu cầu của đại diện cơ quan điều tra", trong đơn viết.
Dự án chống ngập, ngăn triều (vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng) được xem là một trong những công trình trọng điểm của TP.HCM. Dự án nếu hoàn thành sẽ giúp kiến tạo sự đổi thay hạ tầng và nâng cao chất lượng sống cho gần 7 triệu người dân của khu vực 570km2 thuộc bờ hữu sông Sài Gòn của quận 1,4, 7, 8 và huyện Bình Chánh, Nhà Bè. Theo tiến độ, dự án sẽ hoàn thành vào dịp 30.4.2018 nhưng do vướng mặt bằng thi công và thủ tục liên quan đến tài chính nên đã ngưng thi công gần 6 tháng qua làm thiệt hại không chỉ đến tài chính ngân sách mà còn ảnh hưởng không tốt đến việc ngăn triều, chống ngập.
Dự án chống ngập 10 ngàn tỷ đang mắc cạn, dở dang. Ảnh: T.L
Trước đó vào tháng 10.2018, Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP về việc cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận, giấy phép đối với Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Meinhardt Việt Nam (địa chỉ số 23 - 25 Trần Nhật Duật, quận 1).
Lý do mà Cục Thuế TP.HCM đưa ra là Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Meinhardt Việt Nam đang nợ tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp.
Tính đến tháng 9.2018, số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp của doanh nghiệp này gần 22,7 tỷ đồng. Dù vậy, cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế tại điểm a, b, c, d, đ, e theo quy định tại Khoản 26, Điều 1 của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Meinhardt Việt Nam là 1 trong 3 liên danh tư vấn giám sát hợp đồng Dự án Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Đây cũng là công ty đại diện cho Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng có nhiều khuyến cáo tới UBND TP các vấn đề liên quan đến chất lượng, khối lượng, kinh phí của dự án. Từ cuối tháng 4.2018 đến nay, "siêu dự án" chống ngập cho TP.HCM vẫn trong tình trạng "án binh bất động".
Theo Danviet
TP.HCM: Dân điểm nóng triều cường bình thản lội nước về nhà Chiều tối 11/10, nhiều tuyến đường ở quận 7, một trong những điểm nóng triều cường tại TP.HCM, nước dâng cao ngay giờ tan tầm, người dân bình thản lội nước về nhà. Ngập nặng nhất là đường Lê Văn Lương (thuộc xã Phước Kiển, Nhà Bè). Người dân chạy xe máy vượt nước bì bõm, đón con giờ tan học. Một số...