TP.HCM mưa là ngập: Chịu thua ông trời
Người dân đang phải gánh chịu quá nhiều các khoản phí, họ không có lý do đóng thêm khi không có dịch vụ nào để hưởng.
LTS: Báo Đất Việt xin đăng tải nguyên văn bài viết bày tỏ quan điểm của TS Phạm Sanh về việc chống ngập của TPHCM.
Chuyện ngập nước tại TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Trà Vinh, Phú Quốc…, hay khắp mọi thành phố cả nước, xem ra đã bất trị.
Hơn 20 năm nay, nhiều chuyên gia ai cũng nói được nhiều nguyên nhân, TPHCM cũng đã đầu tư cho giảm ngập vài chục nghìn tỷ, nhưng rồi cũng dẫn đến chuyện thiếu tiền (cần đến hàng trăm nghìn tỷ), đổi thừa thói quen ý thức người dân, cả tính nết trời đất, hay hiện đại hơn, do diễn biến khí hậu toàn cầu.
Mà sao hễ mưa là ngập không cần bão lũ, triều cường là ngập không kể tháng nào, dự án chống ngập mới xong đã phải lội, ven biển trên núi đô thị lớn nhỏ đều ngập… Nói theo ngôn ngữ ngành quản trị chất lượng, vấn đề ngập nước đô thị VN thuộc dạng vấn đề lặp đi lặp lại, mang tính hệ thống.
Giải quyết vấn đề này phải theo trình tự khoa học, trước hết phải điều tra khảo sát đánh giá xác định cho đúng các nguyên nhân bản chất, đưa ra các giải pháp khắc phục bền vững hiệu quả, không chữa cháy nóng vội nhưng cũng không mênh mông “bắt mạch cho thuốc”, dễ gây lãng phí lớn và hoài nghi xã hội.
Vấn đề thứ nhất, để giải quyết bài toán ngập nước tại các đô thị Việt Nam, Bộ chuyên ngành nào đang tham mưu về quản lý Nhà nước cho Chính phủ và chống ngập đô thị đang theo quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật nào?
Theo nghị định số 62 ngày 25/6/2013 của Chính phủ, Quản lý Nhà nước về phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật, trong đó có thoát nước đô thị, chính là trách nhiệm Bộ Xây dựng.
Bộ Xây dựng cũng có có nhiệm vụ xây dựng ban hành hệ thống quy chuẩn tiêu chuẩn thoát nước đô thị áp dụng trên cả nước. Quy chuẩn riêng về thoát nước đô thị chưa có nhưng đã có quy chuẩn QCVN 07:2010/BXD về công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Video đang HOT
Tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết kế thoát nước đô thị đã có TCVN 7957:2008, về nghiệm thu cống tròn BTCT thì có TCVN 9113:2012, cống hộp BTCT thì có TCVN 9116:2012.
Thế nhưng trong thời gian dài, chưa thấy Bộ Xây dựng thể hiện rõ nhiệm vụ vai trò của Bộ quản lý Nhà nước chuyên ngành trong chuyện thoát nước giảm ngập đô thị. Nhiều địa phương như TPHCM vấn đề giảm ngập chủ yếu lại giao cho 2 ngành giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn (thủy lợi). Chính phủ cũng chưa có một chương trình giảm ngập đô thị cấp quốc gia như các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác hay theo thông lệ thế giới.
Yêu cầu dân đóng phí chống ngập là vô duyên
Chính việc quản lý Nhà nước chuyên ngành nhập nhằng này dẫn đến thiếu một chiến lược và phương pháp luận khoa học trong công tác giảm ngập bền vững cho các đô thị Việt Nam. Tiêu biểu là tiêu chuẩn thiết kế thoát nước đô thị (TCVN 7957:2008) khá mơ hồ quá lạc hậu nhưng không ai quan tâm bổ sung điều chỉnh.
Cụ thể, TCVN 7957 không xác định tính thứ bậc rõ ràng của một hệ thống thoát nước đô thị. Hệ thống thoát nước đô thị trên thế giới đều nối kết 4 hệ thống chính từ nhỏ đến lớn, hệ thống cống khu ở (dân cư, thương mại…) tính với trận mưa chu kỳ từ 2 đến 5 năm, hệ thống cống và hạ tầng giao thông tính với trận mưa từ 10 đến 50 năm, hệ thống kênh mương ao hồ sông rạch khu vực đệm trữ nước… tính với trận mưa từ 50 đến 100 năm, hệ thống sự cố như hầm giếng trạm bơm cho các trận mưa trên 100 năm.
Ngoài ra TCVN 7957 không quy định rõ các công nghệ giải pháp đặc biệt cho các đô thị ảnh hưởng triều, đô thị quy mô cực lớn, khu vực địa hình thấp trũng, đất nền yếu …, ngay giải pháp hồ điều tiết cũng nêu lên quá sơ sài từ công nghệ đến phương pháp tính toán.
Vấn đề thứ hai, có đúng là ngập do mưa vượt chu kỳ thiết kế, triều cường dâng cao bất thường do diễn biến khí hậu toàn cầu… như một số phát biểu của chuyên viên và chuyên gia.
Thiết kế cống thoát nước mưa dựa theo nhiều thông số trong đó có cường độ mưa theo chu kỳ tràn cống (return period) và thời gian tập trung dòng chảy, sử dụng các đường cong IDF, thường theo phương pháp thuần lý (rational method) cho khu vực nhỏ hoặc mô phỏng quá trình mưa thu nước thoát nước cho đô thị lớn.
Các dự án chống ngập TPHCM vừa rồi thường sử dụng công thức cường độ tới hạn (phương pháp thuần lý) nhưng không hiệu chỉnh đường cong IDF, lấy số liệu tính toán mưa đã cũ, thấp khoảng 20% và thiên về bất lợi lớn khi mưa gió ngày càng cực đoan.
Chọn cường độ mưa tính toán chu kỳ 5 năm mà năm nào cũng có vài trận mưa lớn hơn xảy ra, hiểu sai cơ bản về lý thuyết thống kê và bản chất quy luật thủy văn, nhưng lại đổi thừa trời.
Theo_Báo Đất Việt
"Đừng đóng phí để bù cho tham nhũng"
"Phí và lệ phí không được bù đắp cho tham nhũng, lãng phí, kém hiệu quả trong quản lý nhà nước" - ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) thẳng thắn góp ý vào dự thảo Luật Phí và lệ phí chiều 11.11 tại Quốc hội.
Cần người "thổi còi"
Góp ý cho dự thảo Luật, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng về nguyên tắc chung đối với dịch vụ công mà toàn dân được hưởng thụ thì chi bằng thuế, vì thuế là do người dân đóng. Nguyên tắc thứ hai là phí và lệ phí phải hợp lý, không thể thành loại thuế thu nhập trá hình làm giảm thu nhập hợp pháp của dân.
Người dân đóng viện phí tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Ảnh: ĐD
"Dân đã đóng các loại thuế, trong đó có thuế thu nhập thì dân không phải móc thêm tiền túi để trả chi phí cho các dịch vụ công. Nó không được đem bù đắp cho tệ nạn tham nhũng, lãng phí, kém hiệu quả trong quản lý nhà nước. Ví dụ anh dùng tiền thuế của dân đầu tư lại yếu kém, tăng chi phí lên nhiều, khi không đủ tiền lại huy động các loại phí khác" - ĐB Nghĩa nói.
Theo ĐB Nghĩa, dự luật cần có thêm tiêu chí kiểu người "thổi còi" nhằm tránh những nơi quản lý nhà nước yếu kém, gây lãng phí rồi đặt ra các mức phí và lệ phí quá cao, thiếu công bằng.
"Người dân ở địa phương đó thấy mức phí, lệ phí cao nhưng không biết khiếu nại thế nào, không biết phản đối ra sao. Chính vì thế cần phải có người "thổi còi" trong những trường hợp như vậy. Mặc dù phí và lệ phí được HĐND ở tỉnh đó thông qua nhưng vẫn có thể có mức quá cao, tác động vào đời sống người dân" - ĐB Nghĩa nói.
Chuyển học phí, viện phí sang cơ chế giá
"Dân đã đóng các loại thuế, trong đó có thuế thu nhập thì dân không phải móc thêm tiền túi để trả chi phí cho các dịch vụ công. Nó không được đem bù đắp cho tệ nạn tham nhũng, lãng phí, kém hiệu quả trong quản lý nhà nước. " ĐB Trương Trọng Nghĩa
Về học phí và viện phí, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, nên đề nghị đưa học phí và viện phí ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Phí và lệ phí.
Đồng tình với đề xuất này, ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng: Những khoản thu dịch vụ do các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện bản chất là giá dịch vụ nhưng lâu nay trong đời sống xã hội luôn quen gọi là phí cần phải mạnh dạn chuyển sang cơ chế giá như giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ đào tạo... "Có như vậy, chúng ta mới có thể thúc đẩy việc thu hút đầu tư, đẩy mạnh xã hội hoá những lĩnh vực mà khu vực ngoài nhà nước có thể tham gia mang lại chất lượng cao cho xã hội" - ĐB Vẻ bày tỏ.
Cũng đồng tình với đề xuất đưa học phí và viện phí ra khỏi phạm vi điều chỉnh của dự Luật, ĐB Danh Út (Kiên Giang) cho rằng, quá trình thực hiện cần có lộ trình, tránh tác động lớn đến đời sống của người dân, không gây khó khăn cho người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.
ĐB Danh Út cũng ủng hộ quy định danh mục phí và lệ phí phải được ghi chi tiết ngay trong dự luật, đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch. "Như vậy sẽ thống nhất việc ban hành, khắc phục việc ban hành các loại phí và lệ phí tràn lan như hiện nay " - ĐB Danh Út nói.
ĐB Danh Út cũng nhất trí cao với Chính phủ về việc tạm dừng thu phí đường bộ đối với xe máy từ ngày 1.1.2016. Tuy nhiên ĐB này còn đề xuất bỏ phí sử dụng đường bộ với xe máy.
"Xe máy là phương tiện sinh kế của người dân, nhất là nông dân, người lao động nghèo. Nhiều xe máy ở miền núi, vùng sâu chạy ở nơi chưa có đường nhựa mà vẫn bị thu phí là chưa công bằng" - ĐB Danh Út kiến nghị.
Theo_Dân việt
"Nói thật với Quốc hội, càng làm càng thấy đau đầu" "Nói thật với Quốc hội, chúng tôi càng làm càng thấy đau đầu", Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước Ksor Phước giãi bày trước Quốc hội. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang giải trình thêm trước Quốc hội Ngày 10/11, Quốc hội dành thời gian thảo luận tại Hội trường về việc thực hiện chính sách,...