TP.HCM: Một trường học gửi văn bản không tham gia tiêm vắc xin bạch hầu
Hiện nay một số tỉnh có dịch bạch hầu nên TP.HCM tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin ngừa bạch hầu cho trẻ em nhằm phòng tránh dịch bệnh xảy ra trên địa bàn TP.
Tiêm vắc xin phòng dịch bệnh bạch hầu. – ẢNH: DUY TÍNH
Theo báo cáo của Trung tâm y tế Q.3 cho Sở Y tế TP.HCM, vừa qua có một trường tiểu học và trung học trên địa bàn Q.3 có văn bản gởi cơ quan chức năng Q.3 về việc không tham gia chương trình tiêm chủng vắc xin Td (bạch hầu – uốn ván).
Trung tâm y tế đã báo cáo UBND, phòng y tế và phòng giáo dục Q.3 phối hợp để làm việc với nhà trường thì nhà trường cho biết phụ huynh nói muốn có chỗ tiêm chủng riêng. Sau khi làm việc với nhà trường, ngành y tế Q.3 lập được danh sách khoảng 273 học sinh thuộc diện tiêm chủng vắc xin bạch hầu.
Đến ngày 15.11, Q.3 sẽ cập nhật tình hình tiêm chủng của 273 em này. Cũng theo Trung tâm y tế Q.3, nhà trường chưa hiểu lắm về chương trình tiêm chủng của địa phương, nhưng sau 2 cuộc làm việc đã có sự thấu hiểu.
Video đang HOT
Về vấn đề nay, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC) và các địa phương phải tăng cường hơn nữa công tác truyền thông, vận động cho phụ huynh, thầy cô, và toàn xã hội hiểu được ích lợi của công tác tiêm chủng để đồng thuận, cùng ngành y tế chăm sóc sức khỏe cho các cháu. Lỗi không đồng thuận tiêm chủng là ở người lớn chứ không phải ở các cháu nhưng hậu quả các cháu phải chịu.
Bác sĩ Hưng chỉ đạo, nếu sau khi đã làm công tác truyền thông mà còn vấn đề vướng mắc thì phải làm sao có giải pháp mạnh mẽ hơn và Tranh tra Sở Y tế cần đưa ra hướng xử lý. Bởi có rất nhiều bài học vì công tác tiêm chủng không đầy đủ đã xảy ra, như dịch sởi năm 2014 tại TP và trên cả nước, và hiện này là dịch bạch hầu ở một số tỉnh khác.
Theo bác sĩ Hưng, bằng mọi giá tỷ lệ tiêm chủng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và vắc xin tiêm chiến dịch cho trẻ năm nay phải đạt và phấn đấu cao hơn chỉ tiêu được giao, không để xảy ra dịch bệnh với các loại bệnh đã có vắc xin phòng ngừa.
Không cho trẻ tiêm vắc xin, coi chừng bị phạt
Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ ngày 15.11 này, sẽ có điều khoản xử phạt với hành vi không thực hiện hoặc cản trở trẻ em, phụ nữ có thai sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng với mức phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Như vậy, nếu không cho con trẻ tiêm vắc xin ngừa bạch hầu hay các loại bệnh bắt buộc khác, coi chừng bị phạt.
Quảng Ngãi có 9 ca dương tính với bệnh bạch hầu và 4 ca nghi ngờ
Bệnh bạch hầu tại tỉnh Quảng Ngãi đang phức tạp với số ca mắc mới liên tục tăng trong 1 tuần trở lại đây.
Hiện toàn tỉnh đã ghi nhận 9 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu và 4 trường hợp có triệu chứng nghi ngờ đang chờ kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur Nha Trang. Tất cả các trường hợp mắc và nghi mắc đều đã được cách ly và điều trị.
Vì vậy, sáng nay (17/10), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Dũng đã đi kiểm tra thực tế và chỉ đạo công tác phòng bệnh bạch hầu tại xã Ba Khâm, huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, nơi ghi nhận ca mắc bệnh bạch hầu nhiều nhất của tỉnh.
Ngay khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên, Ngành Y tế huyện đã chủ động triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cho người dân. Trước mắt sẽ tập trung tiêm cho khoảng 3.000 trường hợp người dân từ 5 đến 40 tuổi tại 4 xã đã xuất hiện ca bệnh bạch hầu. Triển khai công tác giám sát cộng đồng, phát hiện sớm, khoanh vùng và xử lí kịp thời nếu phát hiện các trường hợp có yếu tố dịch tễ và triệu chứng của bệnh.
Bác sĩ đang kiểm tra dịch hầu họng cho bệnh nhi tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi.
Tại buổi làm việc với Ngành Y tế và chính quyền địa phương xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ trong sáng nay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Dũng đánh giá cao công tác nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của ngành y tế ngay khi phát hiện ca mắc bạch hầu trong cộng đồng.
Tuy nhiên, đây là bệnh truyền nhiễm, tốc độ lây lan cao nên Ngành Y tế cần chủ động hơn trong việc khoanh vùng, xử lí ổ dịch nhỏ tại ngay tại cơ sở; lập kế hoạch tiêm vắc xin cho người dân toàn huyện nhưng trước mắt ưu tiên tiêm ngay cho những người có tiếp xúc gần với các ca bệnh và địa phương nơi ghi nhận ca bệnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Dũng (đứng) chỉ đạo công tác phòng bệnh bạch hầu tại xã Ba Khâm, huyện miền núi Ba Tơ
Phó Chủ tịch tỉnh đề nghị huyện Ba Tơ chỉ đạo các xã, thị trấn, nhất là nơi có xuất hiện ca bệnh tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã để người dân biết về tình hình dịch bệnh, cách nhận biết triệu chứng và phòng bệnh. Phối hợp chặt chẽ với Ngành Y tế để chủ động trong việc cung cấp thông tin, xử lí ca bệnh khi phát hiện, tránh các nguy cơ dịch bệnh lây lan rộng.
"Ngành Y tế trong việc chủ động tiếp nhận, cách ly và điều trị người mắc bệnh bạch hầu. Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, cơ số thuốc để điều trị bệnh nhân, tránh các biến chứng nặng dễ gây tử vong cho người bệnh. Hệ thống y tế cơ sở tăng cường công tác khám sàng lọc ban đầu nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời không để mầm bệnh lây lan trong cộng đồng" - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Dũng nhấn mạnh.
31 ổ dịch bạch hầu tại Kon Tum đã được khống chế Ong Vo Van Thanh, Giam đoc So Y te tinh Kon Tum cho biet, toan tinh co 32 o dich bach hau và đến nay, đa co 31 o đa qua 14 ngay không có ca bạch hầu mới. Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên kiểm tra công tác tiêm phòng bạch hầu tại Kon Tum. Trong hai ngay 9, 10-9, Đoan...