TPHCM: Môi trường ô nhiễm nặng vì bùn thải
Theo kết quả khảo sát mới nhất, mỗi ngày lượng bùn thải tại TP.HCM cần được xử lý khoảng trên 3.000 – 4.000m3/ngày đêm (ngđ), tương đương 5000 – 6000 tấn/ngày.
Tuy nhiên, chỉ một phần rất nhỏ trong đó được xử lý, còn lại đều được đổ trực tiếp ra ngoài môi trường.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm môi trường tại TP.HCM ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, TP.HCM chỉ mới có 2 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung là Bình Hưng Hòa, công suất 30.00 m3/ngđ và Bình Hưng, công suất 141.000m3/ngđ. Đây là hai nhà máy có hệ thống xử lý bùn thải đầy đủ, nhưng công suất xử lý cũng chỉ được một phần so với nhu cầu xử lý bùn thải của thành phố.
Ngoài ra, thành phố cũng có hàng ngàn trạm xử lý nước thải cho các khu dân, chung cư, khách sạn, siêu thị, các cơ sở y tế… với công suất từ vài m3/ngđ đến vài trăm m3/ngđ. Tuy nhiên, hầu hết các trạm xử lý này đều không có thiết bị làm khô bùn nên một lượng lớn bùn thải có chứa thành phần hữu cơ có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất bị bỏ phí.
Video đang HOT
Lực lượng cảnh sát môi trường kiểm tra điểm đổ bùn thải vi phạm
Theo Tiến sĩ Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, hiện nay, Sở Tài nguyên và môi trường thành phố hầu như không có cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn về bùn thải, khi gặp vấn đề thì gần như để ngỏ. Mặt khác, thành phố cũng chưa có hệ thống đơn giá về xử lý bùn thải nên hầu như không thể kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này.
Theo 24h
Hệ thống lược rác quá tải
Cuối tháng 7 vừa qua, trạm bơm Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM) bắt đầu tiếp nhận nước thải của bảy quận nội thành để pha loãng (nhằm giảm ô nhiễm) rồi bơm ra sông Sài Gòn. Đây là công việc thuộc giai đoạn 1 của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM.
Trạm bơm Nhiêu Lộc - Thị Nghè là trạm bơm nước thải kết hợp với chống ngập, bắt đầu vận hành trong mùa mưa năm nay. Thế nhưng, hệ thống lược rác ở trạm bơm này đang quá tải vì kênh quá nhiều rác.
Công nhân Công ty Thoát nước đô thị TP.HCM nạo vét rác tại các giếng ven kênh Nhiêu Lộc - Ảnh: H.T.V.
Tại cống S16D1 trên đường Hoàng Sa (đoạn thuộc P.8, Q.3), trong những xô bùn công nhân nạo vét lên đầy túi nilông, thùng xốp, bao tải... Tại cống CS023D ở đoạn giao giữa đường Hoàng Sa - Trần Nhật Duật (Q.1), khi nhân viên mở nắp cống thì bao nilông, hộp cơm... nổi lềnh bềnh, bám chặt vào các tấm lưới chắn.
Theo thiết kế, công trình thoát nước này có 59 cống, mỗi cống đều có lưới chắn ngang để ngăn rác chảy về nhà máy xử lý nước thải. Tuy nhiên, theo ông Đoàn Hữu Thái - tổ trưởng tổ kiểm tra hệ thống cống thoát nước thuộc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị TP (viết tắt là Công ty Thoát nước đô thị TP), rác thải nằm chất đống trong cống, dẫn tới tình trạng tắc nghẽn hệ thống thoát nước, gây ngập khu dân cư sau mỗi cơn mưa. "Chúng tôi phải thường xuyên vớt rác trong cống nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn dòng nước"- ông Thái cho biết thêm.
Theo Ban quản lý dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đến nay các nhà thầu đã đưa vào vận hành 35/59 giếng CSO (thiết bị tách dòng kết hợp xả tràn) tiếp nhận nguồn nước thải đưa về trạm bơm Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Thế nhưng, ngay sau khi vận hành thì rác đã che bít lưới chắn rác ở các giếng. Một cán bộ ban quản lý dự án cho biết có nơi lớp rác dày đến 30-40cm. Do rác che bít như vậy nên khi mưa nước không thoát được, gây tình trạng ngập ở một số khu dân cư ở Q.1, Tân Bình và Phú Nhuận.
Ông Nguyễn Hữu Long Giao, giám đốc Xí nghiệp vận hành trạm bơm Nhiêu Lộc - Thị Nghè, cho biết trong những ngày đầu tiếp nhận nguồn nước thải, mỗi ngày máy lược ra hơn 3m3 rác, trong đó nhiều nhất là bao nilông, ván cây, vỏ xe, dây nhợ... và có cả những bộ ghế salon. Theo ông Long, hệ thống lược rác tại trạm bơm Nhiêu Lộc - Thị Nghè được thiết kế để lược những loại rác nhỏ, trong khi thực tế trong nước thải lại có nhiều loại rác lớn, dễ gây hư hỏng thiết bị lược rác. Chính vì vậy, trạm đã đề nghị tạm ngưng hai giếng tiếp nhận nước tù (nước tồn đọng) ở lòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vì quá nhiều rác trong lòng kênh.
Theo ông Long, việc vận hành trạm bơm nước thải kết hợp với chống ngập nước ở các quận nội ô TP đã phát huy hiệu quả là nguồn nước tù ở lòng kênh đã được cải thiện rõ rệt và nước đã trong hơn. Dự kiến sau khi vận hành trạm bơm khoảng sáu tháng (đến đầu năm 2013), nước ở dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ trong xanh trở lại như nước sông Sài Gòn. Tuy nhiên, để trạm bơm hoạt động được tốt thì vấn đề cần xem xét là ngăn chặn tình trạng xả rác bừa bãi vào kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Để không còn xảy ra ngập nước khi trời mưa do rác che bít các giếng, UBND TP chấp nhận cho Công ty Thoát nước đô thị TP tổ chức đội công nhân kiểm tra, xử lý rác ở các giếng - trong thời gian chờ nhà thầu bàn giao công trình. Theo ông Lê Thanh Sơn - giám đốc Công ty Thoát nước đô thị TP, bên cạnh biện pháp kỹ thuật xử lý rác trên, về lâu dài các quận cần tuyên truyền, vận động người dân không xả rác xuống cống thoát nước hoặc ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ông Phan Châu Thuận - giám đốc Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường TP - cho biết UBND TP đã chỉ đạo các quận phải xử lý nghiêm người vi phạm đổ rác ra kênh.
Theo Tuoitre
Hà Nội sẽ có 13 khu xử lý chất thải rắn Theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 13 khu xử lý chất thải rắn và 27 bãi chôn lấp phế thải xây dựng và bùn thải. UBND TP vừa thông qua Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm...