TPHCM: Mở luồng tàu trọng tải lớn, phát triển mạnh cảng biển
Lượng hàng hóa thông qua các cảng TPHCM hiện nay đã đạt mức 80 triệu tấn/năm, gấp đôi năng lực tiếp nhận của các cảng theo quy hoạch từ năm 2005. Do đó, lập luồng tàu biển mới, mở rộng cảng, tăng năng lực tiếp nhận là yêu cầu bức thiết để TPHCM phát triển.
Mở luồng cảng lớn
Sau hơn 1 năm thi công nạo vét luồng Soài Rạp – giai đoạn II, ngày 19/4/2014, ngành giao thông vận tải TPHCM đã thử nghiệm thành công việc đưa tàu biển quốc tế có tải trọng 31.000 tấn cập cảng Sài Gòn – Hiệp Phước (thuộc cụm cảng SPCT, huyện Nhà Bè, TPHCM). Đây là cuộc diễn tập cho việc thông luồng tàu biển tải trọng lớn này trong tương lai. Khi đi theo luồng tàu Soài Rạp, tàu biển quốc tế có tải trọng lớn sẽ rút ngắn được 20km để cập cảng thả hàng vào TPHCM so với luồng tàu cũ (sông Lòng Tàu).
Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước lần đầu tiên đón tàu trọng tải 31.000 tấn cập bến theo luồng tàu Soài Rạp (ảnh: Sở GTVT TPHCM)
Theo Ban Quản lý đầu tư dự án nạo vét luồng Soài Rạp – giai đoạn II, hiện chỉ còn khoảng 300.000m3 nữa thì việc nạo vét luồng sông Soài Rạp sẽ đạt mức -9,5m như yêu cầu. Khi đó, luồng sông này sẽ đạt mức an toàn cho các tàu có tải trọng lớn lưu thông. Sắp tới, Ban quản lý dự án sẽ tập trung đẩy nhanh việc thi công nạo vét để đảm bảo cho tàu có tải trọng 50.000 tấn vào được luồng sông này.
Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước là khu bến chính của cảng SPCT, chủ yếu dùng để đón tàu biển chở container, được thiết kế để đón tàu tải trọng 50.000 tấn và 4.000 TEU (1 TEU = 1 container 20 feet). Ngoài ra, cảng SPCT còn có một số bến chuyên dùng cho tàu trọng tải 20.000 – 30.000 tấn, phục vụ cho các cơ sở công nghiệp đóng quanh khu đô thị cảng Sài Gòn – Hiệp Phước.
Video đang HOT
Theo Ban Quản lý đầu tư dư án nạo vét luồng Soài Rạp – giai đoạn II, việc nạo vét luồng tàu biển này không chỉ phục vụ cho cảng Long An, Tiền Giang… Trong tương lai, khi đã nạo vét hoàn tất luồng Soài Rạp, các bến cảng trên sông Soài Rạp sẽ có công suất lên đến 67 triệu tấn/năm, bằng năng lực tiếp nhận của khu cảng trên sông Sài Gòn, Tân Cảng, Cát Lái và cảng trên sông Nhà Bè cộng lại.
Tương lai lớn mạnh
Theo Sở GTVT TPHCM, việc cập cảng thành công của tàu có tải trọng lớn đánh dấu bước đầu cho sự phát triển của kinh tế biển tại TPHCM. Tương lai, luồng tàu Soài Rạp sẽ là luồng tàu đầu tiên có khả năng tiếp nhận tàu biển có trọng tải đến 50.000 tấn, đáp ứng thực tế là tàu trọng tải lớn ngày càng phổ biến trong các đoàn tàu vận tải hàng hải. Việc này cũng đáp ứng nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng biển ở TPHCM ngày càng tăng cao.
Kể từ năm 2005 trở lại đây, hàng hóa thông qua cảng biển ở TPHCM liên tục tăng cao. Năm 2005, lượng hàng hóa thông qua cảng TPHCM chỉ là gần 57 triệu tấn thì năm 2009 đã hơn 76 triệu tấn. Năm 2010, kinh tế thế giới suy thoái nên lượng hàng qua cảng TPHCM giảm mạnh (hơn 9%) nhưng đến nay đã phục hồi, lượng hàng qua cảng năm 2013 đã gần 76 triệu tấn.
Theo Ban quản lý đầu tư dự án nạo vét luồng Soài Rạp – giai đoạn II, dự báo lượng hàng hóa thông qua cảng TPHCM vào năm 2015 sẽ khoảng 92 – 100 triệu tấn, năm 2020 là khoảng 106 – 133 triệu tấn, năm 2030 sẽ lên đến 160 – 271 triệu tấn. Trong đó, tàu hàng chở container cập cảng sẽ ngày càng nhiều, đạt mức trên 4 triệu TEU vào năm 2015 và tăng gấp rưỡi vào năm 2020, gấp 2-3 lần vào năm 2030.
Thực tế này cho thấy lượng hàng hóa thông qua cảng TPHCM đang vượt gấp đôi so với năng lực dự kiến trong quy hoạch của Chính phủ từ năm 2005. Việc này dẫn đến tình cảnh các cảng trên địa bàn TPHCM hiện nay thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ. Do đó, việc nạo vét sông Soài Rạp để lập luồng tàu biển thứ 2, phát triển các cảng biển mới sẽ chia bớt áp lực cho các cảng biển hiện hữu.
Theo Ban quản lý đầu tư dự án nạo vét luồng Soài Rạp – giai đoạn II, hiện hàng hóa qua cảng tăng, năng lực đáp ứng của một số cảng hạn chế dẫn đến việc hàng hóa ùn ứ tại các cảng, kéo theo việc tàu nhận hàng bị chậm, ảnh hưởng đến thời gian giao hàng của chủ tàu, làm chi phí thuê tàu tăng, giá thành vận chuyển cao… Những yếu tố này làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Do đó, việc TPHCM phát triển mạnh cảng biến sẽ tạo đà thành phố triển mạnh hơn trong tương lai.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Đề nghị khởi tố Phó Giám đốc công ty Hào Dương
Liên quan đến vụ 3 công nhân tử vong tại công ty Hào Dương, Công an TP HCM đã đề nghị khởi tố Trịnh Thị Phương Mai (nguyên Phó Giám đốc công ty cổ phần thuộc da Hào Dương) về hành vi "vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động".
Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương.
Trước đó, trưa 24/4/2013, 3 công nhân được phát hiện đã tử vong tại hồ nước thải của công ty Hào Dương (thuộc Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TP HCM). Phát hiện 3 thi thể trong hồ nước, nhiều công nhân khác đã tri hô cầu cứu.
Nhận được tin báo, cơ quan chức năng có mặt tại hiện trường để khám nghiệm hiện trường, làm rõ cái chết của 3 công nhân trên. Danh tính các nạn nhân lần lượt được xác định: Nguyễn Minh Tuân, Lê Phát Tài và Hà Thanh Tài.
Sau gần 1 năm điều tra, ngày 9/4, cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP HCM đã hoàn tất kết luận và đề nghị truy tố Trịnh Thị Phương Mai, Phó Giám đốc phụ trách Môi trường về hành vi "vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động".
Theo đó, thời điểm xảy ra vụ việc, nạn nhân Nguyễn Minh Tuân (Phó phòng Môi trường) đã báo cáo Mai về việc đường ống dẫn bùn từ bể lắng 1 sang bể thu gom bị nghẹt. Tuân đề xuất dùng áp lực để đẩy bùn ra khỏi đường ống và Mai đã đồng ý.
Khi bắt tay thực hiện công việc, Tuân lại xử lý sai quy trình bằng cách hút thay vì đẩy ống dẫn bùn. Tuân sử dụng máy bơm hút nước thải từ bể lắng 1 đẩy vào ống dẫn bùn bị nghẹt để thông.
Đến 10h15 phút cùng ngày, Tài xuống bể gom bùn để tháo các bulong từ đường ống nước bằng thang tre thì khí đọng và nước thải từ hồ lắng 1 chảy ngược qua đường dẫn bùn sang hố thu gom.
Lúc này, Tài bị ngạt thở dưới hồ. Anh Tuân phía trên thấy vậy vội lao xuống dưới để đưa anh Tài lên nhưng cũng bị ngạt thở. Anh Tài tiếp tục xuống để cứu anh Tuân và anh Tài nhưng cũng chịu chung số phận.
Theo H.Long
Petrotimes
TPHCM phát triển về phía biển Theo định hướng của UBND TPHCM, hai hướng chính để phát triển không gian thành phố đều là tiến về phía biển. Nhiều công trình, dự án quy mô lớn theo định hướng này đang được thành phố tiến hành cấp tập. Khu trung tâm quá chật hẹp và dồn nén, TPHCM muốn mở rộng về cả 4 hướng, đặc biệt ưu tiên...