TPHCM: Mở hộp thư tiếp nhận ý kiến đóng góp xây dựng chính quyền
Góp phần tinh giản các thủ tục hành chính rườm rà, UBND quận 1, TPHCM đã cho ra đời nhiều dịch vụ hành chính tiện ích để phục vụ người dân.
Ông Lê Thanh Nam, Phó Chánh văn phòng UBND quận1 cho biết, UBND quận này vừa công bố một số dịch vụ hành chính để phục vụ người dân.
Theo đó, UBND quận 1 đã cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin thủ tục hành chính tại địa bàn quận qua tổng đài (08) 1080TPHCM. Người dân chỉ cần gọi điện thoại đến tổng đài (08) 1080 sẽ biết được thông tin kết quả giải quyết hồ sơ của mình; các cán bộ hưu trí muốn biết thời gian ngày phát lương hưu và chế độ khác hay tìm hiểu thông tin về xử phạt vi phạm hành chính có thể gọi tổng đài 1080 bất cứ lúc nào (phục vụ 24/7).
Để thuận tiện cho người dân, UBND quận 1 vẫn tiếp tục duy trì các dịch vụ nhắn tin lấy số thứ tự trước khi đến làm thủ tục; tra cứu kết quả giải quyết hồ sơ hành chính bằng hình thức nhắn tin hoặc gọi đến số 1900561515; trả kết quả hồ sơ hành chính tận nhà và nhận đóng phạt vi phạm hành chính tại hệ thống các cửa hàng của bưu điện.
Đặc biệt, UBND quận 1 phối hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chính thức mở hộp thư 1900571517 để sẵn sàng tiếp nhận ý kiến đóng góp xây dựng chính quyền quận 1. Người dân khi có vấn đề cần phản ánh hoặc góp ý sẽ gọi điện thoại đến số 1900571517 và đọc nội dung để hộp thư ghi nhận lại thông tin. Thông tin sẽ được đồng chuyển tức thì đến lãnh đạo UNBD quận 1 xem xét xử lý và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để giám sát.
Video đang HOT
Các dịch vụ hành chính tiện ích tại UBND quận 1 nói chung và dịch vụ tra cứu thông tin thủ tục hành chính qua tổng đài nói riêng giúp người dân tiết kiệm được thời gian và dễ dàng có được các thông tin cần thiết.
Công Quang
Theo Dantri
Khóc dở vì "công nghệ hóa" người giúp việc
Vì không có đủ thời gian chăm lo cho con cái, một số gia đình có điều kiện kinh tế đã mua cả laptop, iPad cho người giúp việc (NGV) để họ tiện tra cứu những kiến thức về nấu ăn, chăm sóc trẻ khi cần. Song xung quanh sự đầu tư "xa xỉ" này cũng lắm chuyện cười ra nước mắt...
Nhiều gia đình "đầu tư" và dạy người giúp việc sử dụng iPad trong việc đào tạo kỹ năng,
nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro (ảnh minh họa)
Vô tư phó thác
Mở công ty riêng kinh doanh về nội thất được 2 năm, công việc bận rộn khiến vợ chồng chị Trần Phương Nhung, ở quận Tây Hồ hầu như không có thời gian lo cho bữa ăn, giấc ngủ của các con. Thậm chí, nhiều hôm về đến nhà chị Nhung không còn đủ sức để dạy con học, hay nấu những món ăn mà chúng yêu thích. Chính vì vậy, chị đành giao phó cho NGV mọi việc trong gia đình. Những ngày đầu, chị Nhung khá lo lắng, nhưng sau 1 tuần hướng dẫn mọi chuyện có vẻ như khá ổn. Chỉ mỗi tội, ngày nào chị cũng phải nhận đến vài chục cuộc điện thoại của chị giúp việc hỏi cách nấu món này, món kia thế nào, Cu Tít bị ốm thì phải uống thuốc gì... Thế rồi, vợ chồng chị nghĩ ra một giải pháp, "đầu tư" một chiếc iPad cũ, rồi hướng dẫn cách sử dụng để NGV có thể vào mạng tìm kiếm những công thức nấu ăn, cách chăm trẻ, giúp trẻ vui chơi, học tập.
Mặc dù, phải mất hơn 1 tuần đánh vật hướng dẫn NGV cách làm thế nào để mở máy, tắt máy, vào google tìm kiếm thông tin cần thiết, lập nick chat để "chat" với vợ chồng chị trong trường hợp họ đi công tác,...song, vợ chồng chị Nhung cũng thu được kết quả không đến nỗi tệ. Từ ngày biết lên mạng tìm hiểu thông tin, NGV nhà chị đã biết cách chăm trẻ khoa học hơn, biết thay đổi món ăn để giúp các con chị đủ chất dinh dưỡng. Mặc dù, vợ chồng chị Nhung được nhiều bạn bè khuyên không nên để NGV tùy tiện sử dụng iPad bởi dễ gây "nghiện" rồi lơ là công việc chính, nhưng chị Nhung hỉ hả: "Vẫn chưa thấy chị ấy có biểu hiện "quá đà". Lúc nào đến giai đoạn nghiện thì "cấm"...".
Với những gia đình trẻ, có điều kiện kinh tế và suy nghĩ hiện đại như vợ chồng chị Nhung thì việc sắm laptop hay iPad cho NGV không còn là chuyện hiếm gặp. Nhiều gia đình cho rằng đây là sự đầu tư hợp lý vì khi NGV được tiếp xúc với công nghệ, cập nhật kiến thức trong công việc nội trợ, chăm sóc trẻ con, người già,... gia chủ vừa không mất thời gian chỉ bảo, vừa yên tâm hơn trong việc phó thác việc nhà cho NGV. Như vợ chồng chị Hoàng Nhật Thu, nhân viên kiểm toán, vì quá bận rộn nên chị đã hướng dẫn NGV sử dụng laptop và coi nó như vật bất ly thân để trong trường hợp "khẩn cấp" cứ làm theo chỉ dẫn của "Google" là ổn. "Thi thoảng, NGV lại làm vợ chồng tôi bất ngờ bằng những món ăn mới, thậm chí vào mạng đọc báo thấy thông tin thực phẩm nhiễm bẩn, có chất độc hại ngoài thị trường chị ấy lại nhắc hai vợ chồng tôi nên cẩn thận, không nên mua loại này, loại kia..." - chị Thu vui vẻ cho biết.
Đề phòng mặt trái
Bên cạnh sự tiện lợi khi cho NGV sử dụng iPad, laptop, giúp các gia đình trong việc chăm sóc con cái đúng cách, học cách nấu ăn, học cách làm việc nhà như mẹo là quần áo sao cho nhanh và đúng cách, cách nói chuyện với trẻ,... thì cũng có không ít câu chuyện dở khóc, dở cười liên quan đến việc ứng dụng công nghệ này. Cách đây 2 tuần, chị Nguyễn Thu Phương, ở quận Hoàn Kiếm đã bị NGV cho một phen đứng tim. Mặc dù, NGV nhà chị Phương sử dụng iPad, laptop khá thành thục nhưng do không đủ kiến thức để lựa chọn nguồn thông tin chính xác nên suýt chút nữa con trai chị đã mất mạng.
Nguyên nhân là do thấy con chị Phương lên cơn sốt, chị giúp việc đã lên mạng tra cứu xem loại thuốc nào nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống để hạ sốt. Ngay sau đó, chị đã ra hiệu thuốc gần nhà mua loại thuốc này cho bé uống. Sau khi uống thuốc, con chị Phương bỗng lên cơn co giật. Nhận được điện thoại của NGV, chị Phương tá hỏa gọi xe cấp cứu đưa con đến bệnh viện, may mà còn kịp. Khi mọi việc đã ổn, chị Phương mới hỏi NGV sao không gọi điện cho chị trước khi cho bé uống thuốc thì nhận được câu trả lời: "Lúc trước cô chẳng bảo chị tự quyết vì cái gì trên mạng cũng có hết mà...". Biết mình "há miệng mắc quai" chị Phương lắc đầu ngao ngán: "Lợi thì có lợi thật, nhưng con tôi suýt mất mạng chỉ trình độ công nghệ "nửa mùa" của NGV.
Không ít gia đình còn phàn nàn, sau một thời gian sử dụng thành thạo những thiết bị công nghệ cao, NGV còn dạy lại cả gia chủ, làm như cái gì họ cũng biết, khiến chủ nhà phải nín nhịn. Thậm chí, có NGV còn nghiện iPad, laptop quên cả việc nội trợ, chăm sóc trẻ,... Nhiều cô giúp việc trẻ tuổi còn dùng những thiết bị này để chat và làm quen trên mạng, gây rất nhiều phiền toái cho các gia chủ.
Theo chị Phạm Thu Hồng - Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm ở quận Đống Đa thì xu hướng trang bị laptop, iPad cho NGV nhằm giúp họ cập nhật kiến thức, xử lý công việc hiệu quả hơn là điều cần thiết và tích cực. Tuy nhiên, các gia đình cũng nên đề phòng những mặt trái của các dịch vụ trên mạng. Chưa kể, nếu NGV tự do vào những trang mạng làm quen, kết bạn, cộng với trình độ có hạn sẽ dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo vào những việc vi phạm pháp luật, gây tổn hại cho gia chủ. Do vậy, trước khi hướng dẫn NGV tìm hiểu về những thiết bị này, các gia đình cần hướng dẫn cụ thể, nâng cao nhận thức để giúp họ hiểu và áp dụng đúng các thông tin và dịch vụ trên mạng. Và trước khi dùng phải thông qua ý kiến và tư vấn của chủ nhà, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra liên quan đến việc áp dụng thông tin máy móc, không đúng.
Ngọc Bảo
Theo ANTD
Phe vé bị cơ quan an ninh "hỏi thăm" Trước tình trạng lộn xộn, bán vé công khai với số lượng lớn, hôm qua (8/7), cơ quan an ninh đã bắt giữ một phe vé đang có hành vi bán vé tại khu vực sân Mỹ Đình. Trong ngày hôm nay, một quan chức của VFF cũng đã xác nhận thông tin này. Sau khi VFF và BTC bán vé qua đường...