TP.HCM mở bán lại lương thực, thực phẩm tại chợ truyền thống
UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Công thương cùng các địa phương nghiên cứu giải pháp tổ chức các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu tại những chợ truyền thống đang tạm ngưng hoạt động hoặc các địa điểm, mặt bằng trống tại khu vực lân cận.
Nhiều chợ truyền thống ở TP.HCM được khôi phục hoạt động – Ảnh: N.TRÍ
Sáng 9-8, UBND TP.HCM đã ban hành công văn về tăng cường thực hiện nghiêm các giải pháp đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TP.
Theo đó, UBND TP chỉ đạo Sở Công thương theo dõi diễn biến thị trường, nắm bắt tình hình sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa để chủ động điều phối, không để xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa.
Video đang HOT
Tiếp tục triển khai chương trình bình ổn thị trường, đẩy mạnh hoạt động kết nối cung cầu, đảm bảo nguồn cung ứng để bình ổn thị trường cho TP.
Phối hợp địa phương nghiên cứu các giải pháp triển khai phù hợp với đặc thù địa phương, nhu cầu của người dân để tổ chức các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu tại những chợ truyền thống đang tạm ngưng hoạt động hoặc các địa điểm, mặt bằng trống tại khu vực lân cận.
Tăng cường bán hàng lưu động, bổ sung bán mặt hàng thực phẩm tươi sống cho các cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng tiện lợi và cập nhật hoạt động bán hàng trực tuyến để gia tăng điểm mua sắm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân.
Đồng thời, kiểm tra, hướng dẫn UBND TP Thủ Đức và các quận huyện tổ chức hoạt động chợ truyền thống và các điểm cung ứng hàng hóa trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hàng hóa thiết yếu. Chủ động phối hợp với các sở, ban ngành kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND TP về việc tổ chức chợ truyền thống hoạt động trở lại trong điều kiện đảm bảo an toàn.
Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh việc triển khai thực hiện “phiếu mua hàng” hiệu quả, phù hợp với năng lực cung ứng hàng hóa của hệ thống phân phối. Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng khi người dân đến mua sắm, đồng thời đảm bảo kiểm soát tình trạng tập trung đông người tại các điểm bán, hạn chế người dân ra đường khi không cần thiết.
UBND TP cũng chỉ đạo các hệ thống phân phối (siêu thị Co.op, Satra, Bách hóa xanh, Lotte, Aeon, MM Mega Market, BigC, Emart…) phối hợp với chính quyền địa phương đánh giá nhu cầu, tiếp tục gia tăng năng lực dự trữ và bán hàng. Đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu.
Cung cấp thông tin về mặt hàng, giá cả, quy cách đóng gói, phương thức giao nhận, từ đó phối hợp cùng địa phương thông tin đến người dân trong khu vực hoặc địa bàn phụ trách để đăng ký nhu cầu mua hàng, chuẩn bị đơn hàng, triển khai nhiều hình thức cung ứng đa dạng. Hạn chế việc tập trung đông người, không đảm bảo các yêu cầu phòng dịch.
TP Hồ Chí Minh có 33 chợ truyền thống hoạt động trong mùa dịch
Theo Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, TP hiện còn 33 chợ truyền thống đang hoạt động, chủ yếu cung cấp thịt, cá, rau củ quả, thực phẩm khô... Có 201 chợ truyền thống và 3 chợ đầu mối lớn đang tạm ngưng hoạt động để phòng dịch.
Các chợ truyền thống được mở cửa trở lại chủ yếu bán các mặt hàng nhu yếu phẩm.
Từ đầu tháng 8 đến nay, TP Hồ Chí Minh đã khôi phục hoạt động cho 5 chợ truyền thống để bán lương thực, thực phẩm và các hàng hoá thiết yếu là chợ Bình Thới, Thới An, Hiệp Thành, Phước Thạnh, Nguyễn Tri Phương và Hòa Hưng. Trong đó, chợ Bình Thới và chợ Nguyễn Tri Phương hoạt động trở lại sau 2 lần tạm đóng cửa để thực hiện các công tác phòng, chống dịch như khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết... do có ca F0. Ngoài ra, từ ngày 19 - 31/7, có 8 chợ truyền thống được tái mở cửa là chợ Kiến Thành, Tân Đoàn Việt, chợ tạm ấp 4 Vĩnh Lộc A, Hưng Long, Thạnh Xuân, Thái Bình, Đa Kao và Tân Thông Hội.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, tính đến hết ngày 4/8, TP có 33 chợ đang hoạt động, chủ yếu cung cấp thịt, cá, rau củ quả, thực phẩm khô... và vẫn còn 201 chợ truyền thống, 3 chợ đầu mối vẫn đang tạm ngưng hoạt động. Như vậy, sau khi các quận, huyện và thành phố Thủ Đức rà soát, đánh giá để đưa vào hoạt động trở lại các chợ truyền thống (trước mắt chỉ kinh doanh lương thực, thực phẩm) hoặc sắp xếp, bố trí địa điểm thay thế để cung cấp hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm tươi sống phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân thì thành phố thì có chưa tới 10% số chợ truyền thống được mở cửa trở lại.
Theo đại diện các quận, huyện và thành phố Thủ Đức lý giải, hiện diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, khu vực xung quanh chợ hoặc bản thân tiểu thương chợ, nhân viên ban quản lý chợ có người dương tính với SARS-CoV-2 hoặc đang ở trong khu cách ly, phong tỏa. Vì vậy, chính quyền địa phương vẫn đang rà soát, đánh giá, nếu chợ nào bảo đảm tiêu chí an toàn phòng, chống dịch sẽ tổ chức mở lại. Play
Trước mắt, chính quyền địa phương đang phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể và Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp bán hàng lưu động, hỗ trợ mua chung, mua hàng theo combo, bán hàng online... Cùng với đó là thông tin, phối hợp với các siêu thị, cửa hàng để tính toán tăng cường hàng hóa về các điểm bán để cung cấp đủ hàng cho người dân.
Theo thống kê, để đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho người dân, TP Hồ Chí Minh vẫn còn 106 siêu thị và 2.858 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động. Hầu hết các siêu thị, cửa hàng sau sự cố xuất hiện F0 đều nhanh chóng thực hiện khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết... theo hướng dẫn của cơ quan y tế và nhanh chóng mở cửa bán hàng trở lại trong vòng 3-4 ngày.
Người dân khu vực phong tỏa mua hàng thiết yếu 2 lần/tuần Ngày 30/7, Sở Công thương TPHCM ban hành văn bản gửi UBND TP Thủ Đức, các quận huyện, ban giám đốc siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, đơn vị quản lý chợ truyền thống về hướng dẫn thực hiện "Phiếu mua hàng thiết yếu". Theo đó, nhằm kiểm soát, phân chia,...