TPHCM: Lượng máu, tiểu cầu tại Bệnh viện Chợ Rẫy cạn kiệt vì dịch Covid-19
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác tiếp nhận máu và tiểu cầu từ nguồn hiến tình nguyện bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lượng tiểu cầu dự trữ tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ còn vỏn vẹn 13 đơn vị.
Ngày 21/7, Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy cho biết, công tác tiếp nhận máu và tiểu cầu từ nguồn hiến tình nguyện của Bệnh viện Chợ Rẫy bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Theo TS.BS Lê Hoàng Oanh, Giám đốc Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy, lượng tiểu cầu dự trữ tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ còn vỏn vẹn 13 đơn vị.
Số lượng máu dự trữ tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ còn 2.198 đơn vị và lượng tiểu cầu dự trữ còn vỏn vẹn 13 đơn vị.
Bên cạnh đó, số lượng máu dự trữ tại trung tâm cũng chỉ còn 2.198 đơn vị, trong khi lượng máu sử dụng trong cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy ở thời điểm hiện tại trung bình 200-300 đơn vị/ngày.
“Mỗi ngày, chúng tôi chỉ tiếp nhận được khoảng từ 15-17 người đến hiến máu”, TS.BS Lê Hoàng Oanh chia sẻ.
Video đang HOT
Lãnh đạo Trung tâm hiến máu Chợ Rẫy cho biết, việc đảm bảo nguồn máu để cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân, trong đó có cả những bệnh nhân mắc Covid-19 cần phải truyền máu, trở thành thách thức lớn đối với đơn vị trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay.
Lượng máu và tiểu cầu cạn kiệt, Trung tâm hiến máu Chợ Rẫy kêu gọi cộng đồng chung tay tình nguyện hiến máu cứu người.
Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy kêu gọi sự chung tay tình nguyện của cộng đồng để hiến máu cứu người.
Địa chỉ tiếp nhận hiến máu: Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy – Bệnh viện Chợ Rẫy, cổng số 5, đường Phạm Hữu Chí, Phường 12, Quận 5, TPHCM.
Người dân có thể đến hiến máu từ 7h-16h, từ thứ Hai đến thứ Sáu và khi cần liên lạc số điện thoại 0919223989 hoặc 0938790207. Khi đi hiến máu, người dân vui lòng mang theo giấy tờ tùy thân có dán ảnh.
Trước khi tham gia hiến máu mọi người làm xét nghiệm nhanh Covid-19 miễn phí.
Chữa bệnh thời Covid-19
Mới đây, tại miền Trung, một người đàn ông trong tình trạng thập tử nhất sinh đã được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ chuyên môn trực tuyến kịp thời
Tiến sĩ - bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP HCM), cho biết dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc hội chẩn, tư vấn điều trị bệnh từ xa qua hệ thống Telehealth đã giúp các BV tuyến trước có thể xử lý kịp thời các trường hợp bệnh cấp cứu khó và khẩn cấp.
Trực tuyến "lên ngôi"
Nếu như trước đây khi chưa có dịch, những ca bệnh khó ở tuyến trước sẽ được chuyển cấp cứu về tuyến cuối để cứu chữa. Nhưng do dịch Covid-19 nên các BV phải thay đổi cách thức điều trị.
Nam bệnh nhân 46 tuổi, đang ngủ thì đột ngột trợn mắt, gồng cứng người, sùi bọt mép, mất ý thức, được đưa vào BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam cấp cứu với kết quả xuất huyết khoang dưới nhện do vỡ túi phình của động mạch não giữa bên phải. Nhận định đây là một ca bệnh khó, cần sự hỗ trợ về chuyên môn, từ miền Trung, các bác sĩ BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã liên lạc vào BV Chợ Rẫy.
Tại đầu cầu phía Nam, qua hệ thống Telehealth, các chuyên gia can thiệp thần kinh BV Chợ Rẫy do PGS-TS Lê Văn Phước (Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh) chủ trì hội chẩn trực tuyến cùng bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn (Phó trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh) hỗ trợ chuyên môn cho Quảng Nam tiến hành can thiệp nội mạch tắc túi phình cho người bệnh. Sau hơn 1 giờ xử lý, các bác sĩ ở Quảng Nam đã can thiệp thành công, người đàn ông được cứu sống.
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) đang hội chẩn từ xa qua hệ thống Telehealth hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam
Theo PGS-TS Lê Văn Phước, đây là lần đầu tiên một ca can thiệp nội mạch về thần kinh cấp cứu được tiến hành bằng cuộc hội chẩn trực tuyến giữa 2 BV, rất kịp thời và thành công.
BV Da Liễu (TP HCM) cũng vừa triển khai dịch vụ tư vấn trực tuyến miễn phí phục vụ người bệnh ở xa, không thể đến BV khám trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giãn cách xã hội. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phan Thúy, Phó Giám đốc BV Da Liễu, cho biết việc tư vấn trực tuyến này sẽ do các bác sĩ nhiều kinh nghiệm, lãnh đạo các khoa/phòng đảm nhiệm. Tùy theo tình trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn cách tự chăm sóc hoặc hướng dẫn sử dụng những thuốc không kê toa, sản phẩm thoa tại chỗ. Trường hợp phải sử dụng các thuốc kê toa, người bệnh sẽ được hướng dẫn đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất có chuyên khoa da liễu hoặc vào BV Da Liễu nếu cần thiết.
Vào khu cách ly mổ cấp cứu
Đoàn bác sĩ TP HCM vừa đến Bình Phước để cứu chữa cho anh Lê Văn V. (21 tuổi, công nhân của một dự án tại tỉnh Kratie - Campuchia), bị tai nạn giao thông được chuyển về, vừa cách ly vừa điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh với chẩn đoán gãy xương hàm dưới vùng cằm và cổ lồi cầu hai bên phức tạp.
Nhận được thông tin cần sự giúp đỡ, BV Răng Hàm Mặt trung ương (TP HCM) đã tổ chức hội chẩn trực tuyến Telehealth với Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh. Qua hội chẩn, nhận thấy đây là trường hợp cần phẫu thuật sớm, không thể đợi hết thời hạn cách ly, đoàn bác sĩ từ TP HCM đã lên đường đến Bình Phước. Các bác sĩ BV Răng Hàm Mặt trung ương đã hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh phẫu thuật cho bệnh nhân ngay tại khu cách ly. Ca phẫu thuật thành công tốt đẹp, sức khỏe bệnh nhân đã dần hồi phục.
Bác sĩ chuyên khoa II Lê Trung Chánh, Giám đốc BV Răng Hàm Mặt trung ương, cho biết là BV chuyên khoa răng hàm mặt đầu ngành phía Nam, được Bộ Y tế phân công chỉ đạo chuyên môn cho 32 tỉnh, thành phía Nam, vì vậy BV luôn thường xuyên và sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các BV, trung tâm y tế của các đơn vị bạn ở các tỉnh, thành. Trong giai đoạn dịch Covid-19 này càng cần "chia lửa" hiệu quả cho các BV ở xa.
Sở Y tế TP HCM vừa triển khai chủ trương điều trị tại chỗ, theo đó tại TP sẽ có một số BV vừa điều trị Covid-19 vừa điều trị các lĩnh vực khác. BV đang thực hiện điều trị tại chỗ này là BV Điều trị Covid-19 Củ Chi sau khi được chuyển công năng từ BV huyện Củ Chi. Hiện nơi đây ngoài điều trị Covid-19 còn có thể thực hiện phẫu thuật cấp cứu, nội soi tiêu hóa, can thiệp sản khoa, chạy thận cho bệnh nhân Covid-19 mà không phải chuyển về các BV chuyên khoa của TP. BV đã tiếp nhận 192 bệnh nhân Covid-19 và chạy thận tại chỗ cho 5 bệnh nhân Covid-19.
Năm 2020, tỷ lệ hiến máu tình nguyện đạt 99%, cứu sống hàng nghìn người bệnh Việc đảm bảo duy trì được nguồn người hiến máu an toàn, thường xuyên và ổn định, đáp ứng được nhu cầu máu cho điều trị, giảm thiểu tối đa những rủi ro cho người bệnh. Năm 2020, mặc dù hoạt động truyền máu cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID-19, cả nước đã vận động và tiếp nhận được hơn...