TP.HCM: Liên tiếp các ca trẻ tự ăn tóc nhập viện, bác sĩ mách cha mẹ chú ý ngay dấu hiệu bất thường
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi tại TP.HCM liên tục tiếp nhận các trường hợp gặp phải hội chứng Rapunzel syndrome hay còn gọi hội chứng công chúa tóc mây.
Hội chứng này rất phổ biến, nguy hiểm và có nguy cơ tái diễn rất cao.
Mới đây, một bệnh nhi 5 tuổi ở Quận 8 nhập được đưa đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM trong tình trạng đau bụng âm ỉ kéo dài. Trẻ có biểu hiện ói, tiêu chảy, bụng chướng. Các chẩn đoán hình ảnh từ siêu âm, X-quang cho thấy trẻ bị tắc ruột do búi tóc. Bệnh nhi nhanh chóng được phẫu thuật lấy búi tóc gây tắc nghẽn đường ruột kịp thời. Sau mổ, trẻ tỉnh nhưng còn rối loạn tâm lý và mái tóc vẫn còn thưa do thói quen nhổ rồi nuốt tóc trước đó. Đây là ca thứ 20 chỉ trong vài năm gần đây tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Lý giải cho hành động bứt tóc ăn của nhiều trẻ gần đây, BS.CKII Nguyễn Thị Kiều Tiên – Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho rằng: “Đây có thể là hệ quả của rối loạn xung động nhổ tóc – một dạng rối loạn hành vi xung động trong tâm thần học có thể gặp ở trẻ em lẫn người lớn”.
Hiện tượng này thường được khởi đầu bằng hành vi tự động sờ, day, bứt từng sợi tóc trong khi đang suy nghĩ, làm việc, học tập… Người bệnh ban đầu sẽ cảm thấy đau nhưng dần dần sẽ có cảm giác “đã ngứa” dù không có yếu tố gây ngứa như nấm gàu. Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần và hình thành hành vi tự bứt tóc khi cảm thấy cần suy nghĩ, khi căng thẳng, khi cần giải quyết vấn đề hay khi thấy buồn hoặc thậm chí khi thấy… rảnh.
Ở trẻ em, sau khi tự bứt tóc sẽ có khuynh hướng nếm thử hoặc để xoá dấu tích tóc rụng tránh bị la phạt nên phụ huynh cần đặc biệt lưu ý, quan sát trẻ.
Video đang HOT
Búi tóc được lấy ra từ một bệnh nhi 5 tuổi có thói quen ăn tóc trong thời gian dài
Theo bác sĩ Kiều Tiên, chứng rối loạn này diễn ra theo thời gian và theo giai đoạn nên phụ huynh cần theo dõi để phát hiện sớm những bất thường ở trẻ như:
Trẻ hay vừa ngồi học vừa sờ đầu hoặc vừa ngồi chơi game vừa sờ chân tóc; xung quanh nơi trẻ nằm hoặc ngồi sẽ có nhiều tóc rụng; khi đưa trẻ khám chuyên khoa da liễu không phát hiện bất thường gây rụng tóc nhưng có những mảng trống đáng ngờ trên da đầu và trẻ thường than đầy bụng dù không ăn gì nhiều…
Bác sĩ Nguyễn Thị Kiều Tiên giải thích thêm, những trẻ đã có hành vi ăn tóc kéo dài, lâu dần khiến tóc bị rối và mắc kẹt trong hệ thống tiêu hóa vì con người không có men tiêu hoá chất keratin có trong các sợi tóc. Từ đó dẫn đến tình trạng tắc ruột và phải phẫu thuật để lấy “búi tóc khổng lồ” này ra khỏi cơ thể. Tất cả các bệnh nhi sau khi mắc phải hội chứng này đều cần phải theo dõi và điều trị tâm lý lâu dài sau đó.
“Nếu không được tìm hiểu nguyên nhân và trị liệu đúng chuyên khoa thì ngay cả sau khi đã phẫu thuật, việc tái diễn hành vi này vẫn còn tồn tại khả năng rất cao. Từ đó, dẫn đến nhiều búi tóc trong bụng, cùng nhiều mảng trọc trên đầu thêm nhiều lần nữa. Vì vậy, sau khi được phẫu thuật lấy búi tóc, trẻ cần được điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý, huấn luyện hành vi để kiểm soát xung động trên”, BS.CKII Nguyễn Thị Kiều Tiên cảnh báo.
Cho tới nay, nguyên nhân gây nên hội chứng này hiện vẫn chưa được xác định cụ thể, có thể là do khiếm khuyết về trí tuệ, rối loạn tâm thần, chấn động tâm lý từ thơ ấu, gặp căng thẳng quá mức… không được can thiệp kịp thời. Không ngoại trừ khả năng trẻ thiếu sắt hay mắc Celiac – một bệnh lý đường ruột do nhạy cảm với gluten.
Hàng năm các bệnh viện nhi đồng thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhi gặp phải hội chứng này. Đáng cảnh báo rằng số ca mắc đang có dấu hiệu gia tăng thời gian gần đây. Phụ huynh cần theo dõi con em cẩn thận. Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, cảnh báo của hội chứng ở trẻ, phụ huynh cần đưa trẻ tới khám ở chuyên khoa Tâm lý – Tâm thần để được điều trị kịp thời, đúng và tận gốc, tránh phải giải quyết hậu quả ở phẫu thuật ngoại khoa.
Phẫu thuật khẩn cấp cho bé gái mắc 'hội chứng Rapunzel', ăn tóc suốt hơn 1 năm
Các bác sĩ đã lấy một quả cầu tóc có khối lượng khá nặng, chừng khoảng gần 1kg từ dạ dày của bé gái này.
Mới đây, các bác sĩ tại một bệnh viện ở tây Ấn Độ đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhi Nancy Yadav (9 tuổi), sinh sống tại Mehsana, Gujarat, nhập viện do đau dạ dày không rõ nguyên nhân.
Sau một số xét nghiệm, bao gồm chụp cắt lớp, bệnh nhi được chẩn đoán có một khối tóc trong bụng. Tóc kết dính thành một búi, chặn đường ruột dẫn đến đau dạ dày.
Quả cầu tóc trong bụng bé gái.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy ra một quả cầu tóc có trọng lượng khoảng 800g phủ đầy bụng cô bé. Tiến sĩ Rakesh Joshi, Trưởng khoa Nhi tại bệnh viện cho biết: "Dù cần phẫu thuật để loại bỏ khối tóc gây cản trở và giảm các triệu chứng, nhưng điều quan trọng không kém là bệnh nhân cần phải đi khám tâm lý và tiếp nhận các tư vấn cần thiết".
Sau khi xuất viện và tiếp nhận điều trị tâm lý, các chuyên gia xác nhận Nancy mắc hội chứng Rapunzel (Hội chứng nghiện ăn tóc: bệnh nhân sẽ ăn tóc không kiểm soát, lâu dần thành nghiện). Đây được coi là một bệnh lý tâm thần, với các biểu hiện như nhổ tóc và ăn tóc.
Cô bé mắc 'hội chứng Rapunzel', ăn tóc suốt hơn 1 năm
Căn bệnh này rất nguy hiểm vì cơ thể người không có khả năng tiêu hóa tóc. Nếu để tình trạng kéo dài lâu, sẽ xuất hiện bóng tóc kéo dài từ đường ruột tới tận ruột non. Đây cũng là một chứng bệnh cực kỳ hiếm gặp, phổ biến hơn ở phụ nữ trẻ hoặc vị thành niên và có thể gây chết người.
Năm 2019, các bác sĩ tại một bệnh viện ở Nga cho biết họ đã phẫu thuật loại bỏ một cục tóc nặng khoảng 0,5 kg từ dạ dày của một nữ bệnh nhân đã ăn tóc của mình trong suốt 10 năm.
Hội chứng nghiện ăn tóc thuộc chứng Pica (chứng ăn bậy), một dạng rối loạn ăn uống, được đề cập đến khi một người thèm hoặc ăn những thứ phi thực phẩm, chẳng hạn như đất đá, cát, bụi bẩn, giấy, dây và phấn rôm.
Chứng Pica thường đi kèm với các rối loạn sức khỏe tâm thần khác.
Năm 2019, các bác sĩ báo cáo rằng họ đã lấy ra 33 vật dụng từ bụng của một người đàn ông, bao gồm cả tua vít và lưỡi dao cạo.
Một người phụ nữ khác đã nuốt món nữ trang trị giá 53.000 bảng Anh và đồng xu trong vòng một tuần.
Rối loạn tâm lý - chuyện giờ mới kể COVID-19 bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 2019 và thực sự gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống ngay từ đầu năm 2020. Dịch bệnh đã cản trở bước chân tới trường của hàng triệu học sinh, sinh viên không chỉ gây khó cho ngành giáo dục, mà còn tác động trực tiếp đến tâm lý học sinh khi phải học...