TP.HCM lên kịch bản tràn hồ Dầu Tiếng trong bão số 9
Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai yêu cầu TP.HCM phải chuẩn bị thêm các kịch bản ứng phó bão số 9, đặc biệt cần lên phương án nếu hồ Dầu Tiếng đầy.
Sáng 24/11, ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai) dẫn đầu đoàn công tác cùng Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm thị sát kiểm tra tình hình chống bão tại huyện Cần Giờ.
Sáng sớm, đoàn công tác đã di chuyển từ phà Bình Khánh đi kiểm tra các bến phà, bến tàu, nơi tránh trú bão của người dân và công tác chằng chống nhà cửa, đảm bảo an toàn cho người dân tránh bão.
Ông Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đoàn công tác thị sát tình hình tàu thuyền neo đậu tại bến Cần Thạnh. (Ảnh: Song Ngư)
Đoàn công tác kiểm tra tàu thuyền neo đậu tại bến Cần Thạnh thuộc thị trấn Cần Thạnh. Tại đây, nhiều ngư dân vẫn đang khẩn trương chằng chống nhà cửa, đồng thời đưa tàu, ghe vào bến đậu tránh bão.
Sau đó, đoàn công tác tiếp tục di chuyển đến Trường THCS Cần Thạnh để nắm tình hình, việc sơ tản người dân đến nơi an toàn.
Video đang HOT
Tại đây, ông Nguyễn Xuân Cường động viên, thăm hỏi người dân về việc tránh bão. Ngoài ra, ông yêu cầu lãnh đạo chính quyền địa phương đảm bảo các nhu yếu phẩm cho người dân trong thời gian tránh bão.
Tại UBND huyện, đoàn công tác đã họp báo nhanh thông tin đến các cơ quan báo đài về công tác đối phó với cơn bão số 9 có thể đổ bộ vào TP.HCM.
Ông Liêm cho biết, huyện Cần Giờ là nơi ảnh hưởng nặng nhất của cơn bão nên công tác di dời dân, chằng chống nhà cửa được triển khai gấp rút.
Dự kiến có hơn 4.000 người dân Cần Giờ phải sơ tán. Tính đến sáng nay, đã có hơn 2.000 người sơ tán đến các điểm lưu trú tránh bão.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thăm hỏi, động viên các hộ dân tránh bão tại trường THCS Cần Thạnh. (Ảnh: Song Ngư)
Ông Cường đề nghị lãnh đạo UBND TP.HCM, huyện Cần Giờ phải đảm bảo di dời toàn bộ người dân ở vùng trũng thấp, nơi có nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng của bão đến nơi tránh trú bão an toàn. Đồng thời, chăm lo đời sống người dân tại nơi tránh bão, đảm bảo cho người dân kể cả về y tế, an ninh.
Ông Nguyễn Xuân Cường cũng yêu cầu TP phải chuẩn bị thêm các kịch bản ứng phó bão số 9.
“Dự báo bão sau khi vào đất liền sẽ gây mưa với vũ lượng rất lớn. Ngoài các điểm đã chuẩn bị ứng phó, TP.HCM phải chú ý các điểm xung yếu như sân bay, khu trung tâm… Với lượng mưa có thể đạt trên 200mm kết hợp triều cường, nội đô thành phố có thể bị ngập nặng”, Bộ trưởng Cường nhận định.
Theo Zing.vn, ông Cường cho rằng một nội dung đáng lưu ý trong quá trình ứng phó bão số 9 là vấn đề hồ Dầu Tiếng.
Theo đó, đến giờ phút này dung tích hồ Dầu Tiếng còn đủ để cắt lũ, tuy nhiên phải đề phòng nếu mưa trên diện rộng và mưa bất khả kháng.
“Nếu mưa dưới 300 mm là có thể chế ngự nhưng nếu mưa lớn hơn thì vấn đề khác hoàn toàn. Chúng ta cần phải dựng các phương án kịch bản mưa để ứng phó.
Khả năng tình hình này, Bộ sẽ cử Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi vào phối hợp với TP.HCM để khi xảy ra bất kỳ tình huống nào thì chúng ta có phương án điều chỉnh quy trình đảm bảo phương án tối ưu”, ông Cường nhấn mạnh.
SONG NGƯ
Theo VTC
Khẩn cấp: Học sinh TP.HCM nghỉ học từ 12 giờ trưa nay
Tất cả các trường học ngưng toàn bộ hoạt động giảng dạy, sinh hoạt bắt đầu từ 12 giờ ngày 24/11/2018.
Thông tin từ Sở GD- ĐT TP. HCM vào sáng nay, Sở GD - ĐT TP.HCM đề nghị tất cả trường học các cấp ngưng tổ chức các hoạt động giảng dạy, học tập và các hoạt động khác bắt đầu từ 12h ngày 24/11/2018 để tránh bão số 9.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, tâm bão số 9 sáng nay đang cách đảo Phú Quý khoảng 100km, cách Phan Thiết khoảng 200km, cách Vũng Tàu khoảng 290km, cách Ba Tri 330km.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 150km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 50km.
Trước đó, đầu giờ chiều 23/11, Sở GD-ĐT TPHCM cũng đã có văn bản chỉ đạo các trường học khẩn trương triển khai các phương án ứng phó với bão số 9 và mưa lũ có thể đổ bộ trực tiếp vào thành phố. Trong đó, cũng nhấn mạnh, các trường cần phối hợp với phụ huynh quản lý học sinh, dừng tổ chức các hoạt động dã ngoại, tiết học ngòai trời... để đảm bảo an toàn cho học sinh.
T. TRANG
Theo PLO
Những hình ảnh đầu tiên từ đảo Phú Quý trước lúc bão số 9 đổ bộ Lúc 9 giờ ngày 24.11, trên đảo Phú Quý (Bình Thuận) đã xuất hiện mưa, gió. Ngư dân trên các bè lồng đã được di dời toàn bộ. Ngư dân trên các bè lồng cá trên đảo Phú Quý lúc 9 giờ ngày 24.11 đã được di dời toàn bộ ẢNH: CTV Tất cả người dân trên đảo đã được cảnh báo sức...