TP.HCM lập quy hoạch tại 79 giao lộ với đường sắt đô thị
Ngày 16.9, Chủ tịch UBND TP.HCM đã giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì phối hợp các sở ngành liên quan khẩn trương lập thiết kế đô thị riêng tỷ lệ 1/500 tại những giao lộ có ảnh hưởng đến nhà ga các dự án đường sắt đô thị, tổ chức thẩm định kỹ, trình TP phê duyệt.
Ảnh minh họa
Ban Quản lý đường sắt đô thị trước đó đề xuất lập quy hoạch tại 79 giao lộ có ảnh hưởng đến nhà ga của 8 tuyến tàu điện ngầm, 1 tuyến xe điện mặt đất, 2 tuyến đường sắt một ray.
Ban Quản lý đường sắt đô thị kiến nghị giải quyết theo từng giai đoạn và thứ tự ưu tiên cụ thể. Giai đoạn 1: Lập quy hoạch các nút giao trên tuyến số 2 (Bến Thành – Tham Lương), tuyến số 5 giai đoạn 1 (ngã tư Bảy Hiền – cầu Sài Gòn), tuyến số 3a (Bến Thành – Bến xe Miền Tây), ngoại trừ ga Dân Chủ, ga Hòa Hưng, ga Lê Thị Riêng và ga Phạm Văn Hai của tuyến số 2 đang được Trung tâm nghiên cứu kiến trúc thuộc Sở Quy hoạch – Kiến trúc nghiên cứu, thiết kế.
Video đang HOT
Giai đoạn 2: lập quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị khác (ngoại trừ tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên đã được thi công).
Đ.Mười – Tân.Phú
Theo Thanhnien
Trưng bày mẫu tàu điện Cát Linh - Hà Đông trong tháng 10
Một toa tàu mẫu của dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) sẽ được Tổng thầu Trung Quốc đưa về Việt Nam trong tháng 10 tới.
Theo Ban quản lý dự án đường sắt, Ban và Tổng thầu Trung Quốc đã cơ bản thống nhất nội dung hợp đồng mua sắm thiết bị, đoàn tàu. Theo tiến độ, đến cuối tháng 10, Tổng thầu sẽ đưa một đoàn tàu mẫu về Việt Nam. Từ tháng 4 đến tháng 6/2016, số đoàn tàu còn lại sẽ được đưa tiếp về để vận hành thử.
Mẫu tàu sẽ được trưng bày tại vị trí thuận lợi để người dân đến tham quan và góp ý, không quá xa dự án. Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Hồng Trường cũng lưu ý cần có vị trí tốt để đảm bảo các bộ ngành và nhiều người dân quan tâm có thể đến tham quan, góp ý, đồng thời hạn chế tối đa ùn tắc giao thông.
Tuy nhiên, trong cuộc họp mới đây, Tổng thầu Trung Quốc cho biết, trong tháng 10 sẽ đưa một toa tàu mẫu về Việt Nam chứ không phải cả đoàn tàu. Họ cũng đề xuất vị trí trưng bày tàu mẫu tại bãi đúc dầm của dự án ở khu vực Dương Nội - Hà Đông.
Phối cảnh tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Theo hợp đồng đã ký kết với phía Trung Quốc, Việt Nam sẽ mua 13 đoàn tàu cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Chi phí mua tàu là hơn 63,2 triệu USD đã được Bộ Giao thông thẩm định. Đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ do Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tầu điện ngầm Bắc Kinh sản xuất.
Thiết kế tàu điện Cát Linh - Hà Đông do Ban quản lý dự án đường sắt đề xuất, phần đầu tàu có hình vát nhọn, hiện đại như các đoàn tàu tốc độ cao. Tàu có kính chắn gió, kính cửa sổ có màu sẫm, cửa sổ ẩn. Bên cạnh đó, họa tiết trang trí biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa đầu tàu và tại các vị trí nổi bật, phía dưới là dòng chữ Cát Linh - Hà Đông.
Theo tiến độ của Bộ Giao thông Vận tải, 30/5/2016 dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành phần thô và 30/6/2016 sẽ hoàn thành xây lắp để khai thác thử.
Đoàn Loan
Theo VNE
Điều chỉnh quy hoạch để Sân bay Điện Biên đón tàu bay A320/321 Đường băng Cảng hàng không Điện Biên sẽ được kéo dài khoảng 2.400m x 45m để có thể đoán được loại tàu bay A320/321 và tương đương trở lên. Hiện tại mới chỉ có Vietnam Airlines đầu tư máy bay ATR 72 khai thác đường bay Điện Biên - Hà Nội với tần suất hai chuyến/ngày Cục Hàng không Việt Nam vừa đề...