TP.HCM lập ban chỉ đạo, ban chỉ huy, hội đồng cố vấn dự án vành đai 3
Ngày 14-7, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký các quyết định thành lập ban chỉ huy, ban chỉ đạo, tổ giúp việc và hội đồng cố vấn dự án vành đai 3 TP.HCM.
Vành đai 3 TP.HCM sẽ giảm tải cho đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây – Ảnh: T.T.D
Theo đó, ban chỉ đạo triển khai hai dự án thành phần qua địa bàn TP thuộc dự án vành đai 3 TP.HCM gồm 16 thành viên do Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi làm trưởng ban. Ban chỉ đạo là cơ quan đầu mối phối hợp với tổ công tác Chính phủ và cùng với bộ ngành giải quyết các vấn đề chung cho toàn dự án, các vấn đề có tính chất liên tỉnh.
Ban chỉ huy hai dự án thành phần qua địa bàn TP cũng được thành lập gồm 16 thành viên do ông Võ Văn Hoan – phó chủ tịch UBND TP – làm trưởng ban, 3 phó ban gồm lãnh đạo Sở Giao thông vận tải TP, Sở Tài nguyên và môi trường TP và lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.
Video đang HOT
Nhiệm vụ của ban chỉ huy là giúp ban chỉ đạo điều hành, điều phối các nguồn lực và đôn đốc sở ngành thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến dự án; theo dõi, giám sát kế hoạch, tiến độ chi tiết… xử lý hoặc đề xuất kịp thời các vấn đề phát sinh để báo cáo kịp thời cho ban chỉ đạo.
Mô hình điều hành dự án đường vành đai 3 TP.HCM – Ảnh: SỞ GTVT TP.HCM
Hội đồng cố vấn dự án đường vành đai 3 TP.HCM có các chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ phản biện, góp ý phương án, đề xuất giải pháp tối ưu để triển khai dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả đầu tư. Ý kiến của hội đồng là cơ sở giúp ban chỉ đạo quyết định các vấn đề quan trọng của dự án.
UBND TP cũng có quyết định giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP làm nhiệm vụ chủ đầu tư hai dự án thành phần qua địa bàn TP. Chủ đầu tư được giao khẩn trương rà soát, bổ sung nhân sự trực tiếp tham gia dự án, đáp ứng năng lực, trình độ… để triển khai nhiệm vụ, đảm bảo tiến độ đề ra.
Dự án đường vành đai 3 TP.HCM có tổng mức đầu tư là 75.378 tỉ đồng, đi qua 4 địa phương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Con đường dài 76,34km gồm 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện 2 dự án gồm xây lắp và giải phóng mặt bằng.
Vành đai 3 TP.HCM là dự án đường bộ có tổng mức đầu tư lớn nhất phía Nam từ trước đến nay và mục tiêu hoàn thành trong một thời gian rất ngắn. Do đó, dự án phải có mô hình tổ chức lãnh đạo, điều hành tương ứng để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Các địa phương hiện đang đẩy nhanh thủ tục để đảm bảo khởi công dự án vào tháng 6-2023 (sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch) để cơ bản hoàn thành vào năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ vận hành thu phí ETC từ ngày 31-7
Với việc ký hợp đồng, 4 tuyến cao tốc do VEC quản lý, trong đó có TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ vận hành thu phí điện tử không dừng (ETC) theo công nghệ thống nhất với các trạm thu phí cả nước.
Dòng xe xếp hàng qua trạm thu phí Long Phước thuộc đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - Ảnh: T.T.D.
Ngày 7-6, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng gói thầu thuê dịch vụ thu phí với Công ty TNHH thu phí tự động VETC. Thời gian thực hiện hợp đồng 64 tháng kể từ khi hợp đồng có hiệu lực.
Các bên thống nhất đến ngày 31-7, nhà thầu sẽ hoàn thành việc lắp đặt và đưa vào vận hành hệ thống ETC cho 4 tuyến cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Nhà thầu cam kết huy động đầy đủ các nhân sự, nhà thầu phụ để đáp ứng tiến độ đã cam kết.
Việc vận hành ETC tại các trạm thu phí thuộc các đường cao tốc do VEC quản lý sẽ rút ngắn thời gian lưu thông do không phải dừng chờ, giảm ùn tắc tại các trạm, nhất là các dịp cao điểm lễ, tết...
Hiện các trạm thu phí trên cả nước cũng đang đẩy nhanh tiến độ lắp đặt các làn ETC còn lại và phải hoàn thành trước ngày 31-7.
Tại cuộc họp về vướng mắc đối với việc triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng ngày 17-5, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu sau 31-7, nếu dự án nào chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải xả trạm, có chế tài xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân gây chậm tiến độ.
15 người chết, 12 người bị thương do tai nạn giao thông ngày Tết dương lịch Ngày đầu tiên của năm 2022 cả nước xảy ra 21 vụ tai nạn giao thông làm chết 15 người, bị thương 12 người, tăng 4 người chết so với ngày Tết dương lịch năm 2021. Kẹt xe trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sáng 1-1 - Ảnh: T.QUANG Đó là số liệu được Văn phòng Ủy ban An...