TPHCM: Làng quê sống động giữa trung tâm thành phố
Đồng lúa, gốc tre, cầu khỉ, đống rơm, người nộm, khóm bầu…là những hình ảnh thân thuộc của vùng quê Việt Nam được tái hiện sống động ngay giữa trung tâm thành phố, trong đường hoa Nguyễn Huệ.
Những hình ảnh thân thuộc về vùng quê Việt Nam giữa trung tâm thành phố được PV Dân trí ghi lại:
Đồng lúa, bụi trẻ…
Những khung cảnh quen thuộc của làng quê
Video đang HOT
Theo Dân trí
Hình ảnh hiếm hoi sắp biến mất
Hai vợ chồng tuổi trung niên cần mẫn trong một buổi sáng để làm nên cả một... vụ mùa.
Đó là cặp vợ chồng thợ rèn ở phiên chợ quê làng Chóa (thôn Chân Lạc, xã Dũng Liệt, Yên Phong, Bắc Ninh). Hai người, một buổi sáng "làm nên cả vụ" mùa bằng những phương tiện hết sức thủ công.
Bác thợ rèn ở phiên chợ làng Chóa, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, Bắc Ninh.
Khi lúa bắt đầu đỏ đầu bông và lá lúa chuyển sang màu vàng như lá tre tháng Ba, những chú chim gáy nhao nhác tìm về đậu trên ngọn tre cao nhất đầu làng... Đó cũng là thời điểm vụ thu hoạch sắp bắt đầu.
Ở những làng quê thuần nông như Chân Lạc, người nông dân vẫn sử dụng phương thức truyền thống, đó là dùng liềm gặt lúa. Hết một vụ gặt, chiếc liềm được bôi dầu mỡ, rồi ghém cẩn thận trong bọc giẻ gác lên chái nhà, chờ được đưa xuống cho một vụ gặt mới.
Những dụng cụ lao động hết sức thủ công...
Dụng cụ thủ công gắn bó với nghề nông ấy, mỗi một lần sử dụng phải được chuốt lại lưỡi. Và, đầu vụ gặt khoảng 1 - 2 tuần lễ, những người nông dân lo xa chuẩn bị liềm hái đã chủ động tìm đến những bác phó bễ lò rèn, thường mỗi làng có một lò rèn thủ công, để đặt làm mới hoặc "tôi" lại lưỡi.
Hai vợ chồng bác thợ rèn làm nên cả một mùa màng.
Vợ chồng bác thợ rèn mang đến phiên chợ làng Chóa những dụng cụ để làm liềm, hái cũng hết sức... thủ công. Chiếc bếp bễ mi-ni tự chế chạy bình ắc-quy chúc cái ống thổi gió xuống một cái vục hố khoét dưới đất, chỉ bằng cái... tô đựng canh.
Trên cái "bếp tự chế" đó, một hòn than kíp-lê đỏ rừng rực ngậm lưỡi liềm để tôi cho cục sắt mềm ra và già hơn một chiếc giũa sắt được bẻ hình chữ L, một ngạnh cắm xuống đất, ngạnh còn lại chĩa song song với mặt đất. Đây là điểm tỳ để đặt chiếc liềm sau khi tôi nóng lên sẽ được giũa lưỡi.
Xung quanh, cơ man là những chiếc liềm cũ - mới, được xếp thành từng bó, cùng với đe, búa, giũa...
Tôi đỏ lưỡi liềm trên chiếc bếp bễ tý hon...
Giũa lưỡi liềm sau khi nung đỏ...
Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và nhẫn nại...
"Lò rèn" được đặt ngoài trời, trên một ô đất trống khoảng 4-5m2, dưới gốc cây xà cừ cổ thụ, trước cổng chợ làng Chóa, và dưới cơ man nào là nắng và gió đồng quê.
Một phiên chợ trước vụ mùa như thế này, vợ chồng bác thợ rèn làng Chóa nhận và làm chừng hơn trăm lưỡi liềm.
Liềm cũ được khách nhờ tôi lại lưỡi sẽ được trả vào phiên chợ tiếp sau. Để phân biệt và giao liềm đúng khách, khi nhận liềm, bác thợ rèn viết tên chủ nhà lên cái cán liềm bằng gỗ.
Có những cán liềm chật kín những dòng chữ, cơ hồ nó đã được rèn đi, rèn lại cả chục vụ gặt.
Những chiếc liềm làm lại lưỡi sẽ được trả cho khách vào phiên chợ sau...
Để tránh nhầm lẫn, bác thợ rèn phải ghi tên chủ chiếc liềm lên cái cán liềm...
như thế này...
Một chiếc liềm được tôi lại lưỡi, năm ngoái giá là 700 đồng/chiếc. Năm nay, bác thợ rèn cho biết, vì tiền mất giá nên bác tăng lên 1.500 đồng/chiếc.
Vì là làm thủ công, chiếc "bếp than tự chế" bé ton hỏn, và các dụng cụ rèn liềm, giũa lưỡi cái nào cũng bé... nên không thấy cảnh mồ hôi đầm đìa như người ta vẫn nghĩ về những bác thợ cả... phì phò như lò kéo bễ.
Công việc không vất vả nhưng tỷ mẩn và chau chuốt. Một chiếc liềm tôi lại lưỡi mất chừng 25 - 30 phút/chiếc. Chiếc liềm làm mới lâu hơn một chút, vì đã có phôi liềm sẵn...
"Lò rèn" giữa trời, dưới tán xà cừ cổ thụ và mênh mông nắng gió làng Chóa...
Một buổi sáng bình yên ở làng Chóa, hai bác thợ rèn có thể "làm nên cả vụ mùa", điều ấy ai cũng nhìn thấy.
Nhưng, hình ảnh ấy, chắc chắn rồi cũng biến mất ở những phiên chợ quê trong một thời gian không xa, khi nông nghiệp được cơ giới hóa, những chiếc máy gặt đập liên hoàn sẽ... tranh việc của những chiếc liềm thủ công đã truyền tay qua bao thế hệ người nông dân để cõng hạt thóc từ ngoài đồng về ngủ yên trong bồ...
Theo VNN
Làng quê xôn xao vì tin đồn 'Phật nổi' Một nông dân đào hố sửa lại nhà bếp đã phát hiện tượng Phật nhỏ liền cho là "Phật nổi" khiến nhiều người đổ xô đến cúng vái, gây xôn xao làng quê yên bình. Sáng 5/5, dòng người từ khắp nơi tiếp tục đổ về con đường nhỏ dẫn vào xóm nghèo Đại Tân nằm giữa đồng trống của xã Phú Mỹ...