TP.HCM: Kinh doanh đường cát, kiểm tra 10 vụ lậu cả 10
Ngày 15.6, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM phối hợp với Tổ kiểm tra theo Quyết định số 334 của Bộ Công thương kiểm tra 10 điểm kinh doanh mặt hàng đường cát trên địa bàn. Kết quả, có đến 10 điểm vi phạm các vấn đề như không hóa đơn chứng từ, vi phạm nhãn, giả nguồn gốc xuất xứ.
Cụ thể, Đội Quản lý thị trường 1A kiểm tra 2 điểm kinh doanh tại quận 5 và 2 điểm tại quận 6, kết quả, cả 4 cơ sở đều vi phạm ghi nhãn hàng hóa đối với mặt hàng đường cát. Cơ quan chức năng tạm giữ 708 tấn đường cát mang nhãn hiệu Cơ sở Ngọc Bích có nhãn ghi không đầy đủ nội dung và gần 1,6 tấn đường cát đựng trong bao giấy không có nhãn hàng hóa.
Đội Quản lý thị trường 3A cũng kiểm tra Công ty TNHH TM Hoàn Bảo Nguyên, địa chỉ tại phường 10, quận 6 và phát hiện cơ sở này đang thực hiện đóng gói đường cát mang nhãn hiệu Công ty TNHH TM Hoàn Bảo Nguyên. Tang vật gồm 9 tấn đường cát loại 1 kg/gói và 3,5 tấn đường cát loại 5kg/gói. Đội tạm giữ toàn bộ thành phẩm trên để tiếp tục làm rõ.
Người dân vận chuyển đường cát lậu qua biên giới vào Việt Nam. Ảnh: Thanh Tuấn.
Còn tại Chi nhánh Công ty TNHH DL TM Thành Thành Phát (phường Tân Tạo, quận Bình Tân), đội kiểm tra tạm giữ 3,7 tấn đường cát vàng đựng trong bao giấy dầu loại 12kg/bao; 2 tấn đường cát trắng đựng trong bao loại 50kg/bao với các vi phạm kinh doanh đường cát không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cơ quan chức năng cũng tạm giữ 5 tấn đường cát vàng có nhãn ghi Công ty CP Mía đường Sóc Trăng hết hạn sử dụng từ tháng 4.2018. Ngoài ra, tại các điểm kiểm tra ở quận 6 do Đội Quản lý thị trường 5A kiểm tra, cơ quan chức năng cũng thu giữ hơn 32 tấn đường cát, đường phèn đang kinh doanh nhưng không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Video đang HOT
Theo các cơ quan chức năng, hoạt động kinh doanh đường cát nhập lậu, đường cát không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn chứng từ… diễn ra rất phức tạp từ nhiều năm qua. Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM từng khuyến cáo trong thời gian tới, tình hình đường cát Thái Lan, Campuchia nhập lậu từ các tỉnh biên giới Tây Nam về TP.HCM diễn biến rất phức tạp. Nguyên nhân là do đường cát nhập lậu từ Thái Lan, Campuchia giá rẻ hơn đường cát sản xuất trong nước.
Cơ quan chức năng bắt giữ một vụ buôn lậu đường cát. Ảnh: Thanh Tuấn.
Do đó, TP.HCM đã tăng cường các biện pháp ngăn chặn đường cát nhập lậu vào thị trường, thường xuyên kiểm tra tuần tra, phát hiện và kịp thời xử lý các hành vi buôn lậu, chứa trữ và vận chuyển mặt hàng đường ở khu vực cảng biển, cửa sông, bến bãi, tàu thuyền thuộc phạm vi kiểm soát của mình.
Sở Công thương TP.HCM cũng được yêu cầu chủ động phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển, kinh doanh, chứa trữ mặt hàng đường nhập lậu.
Theo Danviet
Nhà 84m3 gỗ của Chi cục trưởng kiểm lâm Quảng Trị 'có nguồn gốc rõ ràng'
Cơ quan chức năng kết luận căn nhà đắt tiền của ông Khổng Trung "có nguồn gốc rõ ràng, nhưng do làm nhà cá nhân nên không xuất hoá đơn".
Căn nhà của Chi cục trưởng kiểm lâm Quảng Trị làm từ 84m3 gỗ. Ảnh: Hoàng Táo
Ngày 2/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị kết luận về nguồn gốc số gỗ làm căn nhà hơn 84m3 gỗ của ông Khổng Trung, Chi cục trưởng kiểm lâm tỉnh này.
Một tháng trước, chủ tịch tỉnh Quảng Trị chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra nguồn gốc số gỗ làm nhà của Chi cục trưởng kiểm lâm, sau khi căn nhà này được thông tin trên báo chí.
Kết luận cũng làm rõ các thông tin khác như thu nhập của gia đình ông Trung, nguồn gốc đất rừng, đất làm nhà. Đoàn kiểm tra đã dành một tháng làm việc trực tiếp với gia đình ông Trung, xác minh các đơn vị bán gỗ, những người liên quan đến đất rừng của gia đình ông này.
Theo kết luận, số gỗ làm nhà được ông Trung mua từ ba công ty và một cá nhân tại TP Đông Hà. Trong đó, có một công ty đoàn kiểm tra không liên lạc được. Hai công ty có đủ hồ sơ về số gỗ đã bán cho ông Trung, thể hiện gỗ được nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Một cá nhân thắng lô gỗ đấu giá tại tỉnh Quảng Trị rồi nhượng lại cho ông Trung.
Tổng số gỗ làm căn nhà rường này là hơn 84m3, được kết luận "có nguồn gốc rõ ràng, từ nhóm một đến tám. Tuy nhiên, do mua gỗ làm nhà cá nhân nên ông Trung không yêu cầu đơn vị bán gỗ xuất hoá đơn".
Số gỗ này được kết luận có nguồn gốc rõ ràng, nhưng gia chủ không yêu cầu doanh nghiệp xuất hoá đơn. Ảnh: Hoàng Táo
Căn nhà của ông Trung được làm bằng gỗ, có tường xi măng bao quanh, rộng gần 140m2 với kết cầu nhà rường ba gian hai chái.
Đoàn xác minh ông Trung có thu nhập chính đáng từ trồng rừng, kinh doanh xăng dầu và làm vườn ươm cây giống lâm nghiệp. Ông này sở hữu hơn 2.600m2 đất, trong đó 700m2 đất ở tại làng Phương Lang (xã Hải Ba, huyện Hải Lăng), nơi xây dựng căn nhà.
Xác định nguồn gốc gỗ là rõ ràng, nhà chức trách Quảng Trị đề nghị ông Trung rút kinh nghiệm khi hoàn thành thủ tục mua bán gỗ, lấy đủ hoá đơn, chứng từ.
Ông Khổng Trung cho hay, căn nhà là ước mơ ấp ủ bấy lâu nay của ông, vừa để ở, vừa để thờ tự. Căn nhà trị giá khoảng 2 tỷ đồng, hoàn thành sau hơn một năm xây dựng. Bảy tháng tới ông này về hưu, sau gần 20 năm làm Chi cục trưởng kiểm lâm.
"Gỗ tôi làm nhà có giấy tờ đầy đủ, hợp pháp, hoàn toàn không dựa vào vị trí công tác để gây áp lực, gian lận", ông Trung nói.
Theo Danviet
Theo Hoàng Táo (VNE)
Châu Thị Thu Nga xin "tiết lộ" 1,5 triệu USD "chạy" đại biểu Quốc hội Chiều 5.10, được luật sư hỏi đến khoản tiền 1,5 triệu USD dùng để "chạy" đại biểu Quốc hội (ĐBQH), bị cáo Châu Thị Thu Nga xin trả lời nhưng chủ tọa phiên tòa cho rằng không nằm trong phạm vi vụ án. Chiều 5.10 TAND TP.Hà Nội tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Châu Thị Thu Nga (SN...