TPHCM: Kiến nghị di dời Bến xe Miền Tây
Theo quy hoạch trước đây, UBND TPHCM dự kiến dời Bến xe Miền Tây về xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh. Mới đây, UBND TP lại kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho điều chỉnh quy hoạch, dời Bến xe Miền Tây về khu E Phú Mỹ Hưng.
Sau nhiều lần bàn cãi, nay TPHCM lại xin chuyển Bến xe Miền Tây về khu E Phú Mỹ Hưng (ảnh: Đình Thảo)
Về Phú Mỹ Hưng
Theo thông báo của Văn phòng UBND TPHCM, UBND TP đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh quy hoạch vị trí Bến xe Miền Tây mới về vị trí tại Khu E Phú Mỹ Hưng (xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh) với quy mô trong khoảng từ 16ha đến 20ha. Vị trí điều chỉnh thuộc một trong năm khu đất của Khu đô thị mới Nam Sài Gòn.
Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng được quy hoạch thành 5 khu (đánh ký hiệu A, B, C, D, E). Ngoài khu A là trung tâm đô thị mới đã phát triển ra hình, ra dáng thì các khu còn lại dánh cho chức năng làng đại học, trung tâm kỹ thuật cao, lưu thông hàng hóa… hầu hết vẫn là đất trống. Trong 4 khu còn lại, chưa phát triển thì có 2 khu (D, E) được quy hoạch làm trung tâm lưu thông hàng hóa; trong đó, khu D rộng 85 ha, khu E rộng 115 ha.
Video đang HOT
Với kiến nghị mới này, Bến xe Miền Tây sẽ được đặt tại khu E, nơi được quy hoạch làm trung tâm lưu thông hàng hóa I của khu vực Nam Sài Gòn. Khu này trải dài trên diện tích rộng 115ha tại giao lộ Quốc lộ 1 và đại lộ Nguyễn Văn Linh gồm 5 khu: khu thương mại quốc tế, khu thương mại đại lộ Nguyễn Văn Linh, khu kho bãi công nghiệp, khu cảng và trung chuyển hàng hóa, khu dân cư hỗn hợp.
Trước đây, khi đề xuất chọn vị trí này làm Bến xe Miền Tây, UBND TP vấp phải sự phản đối của công ty Phú Mỹ Hưng, đơn vị xây dựng và khai thác khu đô thị này. Tuy nhiên, với những lợi ích khi đặt Bến xe Miền Tây tại đây, UBND TP đã đề nghị Phú Mỹ Hưng cắt hơn 16 ha đất dành để xây bến xe ra khỏi ranh của khu đô thị mới, TP sẽ cấn trừ tiền thuế đất Phú Mỹ Hưng đã chi trả.
Nhiều điểm lợi
Theo UBND TPHCM, khu E Phú Mỹ Hưng ở vị trí rất thuận lợi trong việc lưu thông từ mọi hướng bằng đường thủy và đường bộ. Do đó, việc điều chỉnh quy hoạch vị trí Bến xe Miền Tây mới về đây sẽ bảo đảm sự kết nối, liên thông của hệ thống giao thông công cộng, kể cả các phương thức vận tải sức chở lớn trên các trục đường Quốc lộ 1, đường cao tốc TPHCM – Trung Lương và đại lộ Nguyễn Văn Linh hiện hữu, đồng thời bảo đảm kết nối các dân cư mới tại khu vực.
UBND TP đánh giá vị trí này là 1 vị trí đắc địa, kết nối được với các tỉnh miền Tây và tuyến Monorail sẽ hình thành trong tương lai tại huyện Bình Chánh. Theo ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP thì thành phố cũng từng làm việc với Ngân hàng Thế giới về việc đầu tư dự án xe buýt nhanh tại khu vực này và Ngân hàng Thế giới cũng đồng tình với phương án chọn vị trí khu E Phú Mỹ Hưng để xây dựng Bến xe Miền Tây.
Như vậy, nếu xây dựng Bến xe Miền Tây tại đây sẽ giúp hành khách có thể di chuyển từ trung tâm TP đến bến xe và đi từ bến xe về trung tâm thành phố bằng nhiều loại hình phương tiện khác nhau sẽ hình thành trong tương lai, rất thuận tiện cho hành khách.
Ngoài ra, theo UBND TP thì đặt bến xe tại vị trí này có thể kết nối được các chùm đô thị dọc theo trục đường Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt. Lợi dụng trục đại lộ Võ Văn Kiệt có sẵn đi lên phía bắc và đông bắc của TP có thể giúp kết nối với khu vực Thủ Thiêm và bán đảo Thanh Đa – Bình Quới. Như vậy, vị trí này sẽ phát huy hiệu quả cao nhất về mặt quy hoạch tổ chức giao thông.
Theo Dantri
TP HCM kiến nghị xây bến xe Miền Tây ở Phú Mỹ Hưng
Thay vì xây mới bến xe miền Tây tại xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh) như quy hoạch trước đây, TP HCM đề nghị dời về khu E Phú Mỹ Hưng.
Trong công văn vừa gửi Bộ Giao thông vận tải, UBND TP HCM kiến nghị điều chỉnh quy hoạch vị trí Bến xe Miền Tây mới về xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh với quy mô từ 16 ha đến 20 ha (thay quy hoạch tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh). Vị trí điều chỉnh thuộc khu E Phú Mỹ Hưng, 1 trong 5 khu đất của Khu đô thị mới Nam Sài Gòn.
TP HCM cho rằng, chuyển bến xe Miền Tây mới về Khu E Phú Mỹ Hưng sẽ bảo đảm sự kết nối, liên thông của hệ thống giao thông công cộng. Ảnh: Hữu Công
Lý do được UBND TP đưa ra là vì khu E này có chức năng là trung tâm lưu thông hàng hóa, làm bãi đỗ xe. Việc điều chỉnh quy hoạch vị trí Bến xe miền Tây mới về đây sẽ bảo đảm sự kết nối, liên thông của hệ thống giao thông công cộng, kể cả các phương thức vận tải sức chở lớn trên các trục đường quốc lộ 1, đường cao tốc TP HCM - Trung Lương và đại lộ Nguyễn Văn Linh hiện hữu, đồng thời bảo đảm kết nối dân cư khu vực.
TP HCM cũng kiến nghị điều chỉnh quy hoạch mở rộng Bến xe An Sương (huyện Hóc Môn) từ 1,6 ha lên 4,8 ha; đổi tên địa danh của Bến xe Tân Bình (Bến xe Tây Ninh cũ) thành Bến xe Tân Phú (khoảng 0,5 ha).
Ngoài ra, để thuận tiện trong xử lý điều chỉnh sau này, UBND TP đề nghị Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép hoặc ủy quyền cho thành phố xem xét quyết định về số lượng, vị trí và quy mô diện tích cụ thể của từng bến bãi nhằm đảm bảo tính phù hợp, thuận lợi cho sự kết nối, liên thông của hệ thống giao thông khu vực và liên vùng, thu hút được các nhà đầu tư...
Với chủ trương chuyển các bến xe ra ngoại thành, đồng thời mở rộng diện tích các bến xe để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân, bến xe miền Đông mới cũng được quy hoạch tại phường Long Bình, quận 9 và phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương với diện tích khoảng 160.200 m2.
Theo VNE
TPHCM: Hội diều mở sớm Thông thường bắt đầu từ tháng 3, khi bắt đầu mùa nắng, người dân lại tụ tập về những bãi đất trống hiếm hoi trong lòng thành phố để chơi trò chơi dân gian mà thú vị: thả diều. Nhưng năm nay, mùa nắng đến sớm, hội diều cũng được mở sớm. Ngay trong những ngày Tết, ở 1 số khu vực nông...