TP.HCM: Kiểm điểm sai phạm tại gói thầu CPO tuyến Metro Bến Thành – Tham Lương
UBND TPHCM vừa chấp thuận đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư giao Ban Quản lý đường sắt đô thị chỉnh sửa nội dung hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu lần 2 theo đúng quy định.
Văn phòng UBND TPHCM cho biết, liên quan đến việc hủy thầu gói Tổng thầu thiết kế – thi công di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật (CPO) thuộc Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2, tuyến Bến Thành – Tham Lương, do Ban Quản lý đường sắt đô thị làm chủ đầu tư, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến chấp thuận đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư giao Ban Quản lý đường sắt đô thị chỉnh sửa nội dung hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu lần 2 theo đúng quy định.
Ban Quản lý đường sắt đô thị chịu trách nhiệm toàn bộ do việc phê duyệt hồ sơ mời thầu có nội dung không tuân thủ quy định của pháp luật dẫn đến buộc phải hủy thầu. UBND TPHCM giao Sở KH-ĐT giám sát và đôn đốc, hướng dẫn Ban Quản lý đường sắt đô thị thực hiện theo đúng quy định.
Ban Quản lý đường sắt đô thị tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, xử lý vi phạm của các cá nhân, tập thể liên quan đến việc lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu; thành lập tổ chuyên gia đấu thầu không đúng theo quy định của pháp luật về đấu thầu; tham gia hoạt động đấu thầu nhưng không có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.
Video đang HOT
Sở Nội vụ rà soát danh sách nhân sự Ban Quản lý đường sắt đô thị và đôn đốc khắc phục ngay tình trạng nhân sự ở ban này tham gia hoạt động lựa chọn nhà thầu nhưng không có chứng chỉ đấu thầu, báo cáo UBND TP về kết quả thực hiện.
Dự án tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương có tổng mức đầu tư ban đầu 26.000 tỷ đồng, sau đó nâng lên 48.000 tỷ. Tuyến này đi qua địa bàn quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú, công tác giải phóng mặt bằng dự kiến ảnh hưởng gần 700 hộ.
Để có thể triển khai công tác bồi thường, đảm bảo yêu cầu về tiến độ bàn giao mặt bằng, Ban Quản lý đường sắt đô thị kiến nghị UBND TP.HCM xem xét chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các bước tiếp theo.
Trong đó, Hội đồng Thẩm định bồi thường TPHCM xem xét và trình UBND TPHCM thông qua đơn giá bồi thường; Tổ công tác tổ chức họp, rà soát, thống nhất với các quận và sở ngành liên quan kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; Sở Tài nguyên và Môi trường điều chỉnh đơn giá theo quy định; Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt điều chỉnh dự án, bố trí vốn thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; UBND các quận tiếp tục triển khai các thủ tục cần thiết để chi trả bồi thường, thu hồi đất và bàn giao mặt bằng.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Phó Thủ tướng đề nghị kiểm tra dự án Thái Hưng Eco City
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về giải quyết phản ánh của bà Vũ Thị Kiều Oanh liên quan đến nhà máy thép Gia Sàng (tỉnh Thái Nguyên).
Theo đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các cơ quan chức năng tỉnh kiểm tra nội dung phản ánh của bà Vũ Thị Kiều Oanh về bán đấu giá tài sản bị kê biên của Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng đã được Thanh tra Bộ Tư pháp tiến hành thanh tra và có kết luận số 28/KL-TTR ngày 30/7/2018.
Đồng thời, giải quyết các nội dung đơn phản ánh, kiến nghị của bà Vũ Thị Kiều Oanh về việc thu hồi đất của Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng cho Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng thuê để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà máy luyện cán thép nhưng sau đó lại chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng Dự án khu tổ hợp thương mại dịch vụ, trường học và nhà ở Gia Sàng (Thái Hưng Eco City) tại phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; có văn bản trả lời Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 2/2019.
Dự án Thái Hưng Eco City (tên thương mại Crown Villas) do Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng làm chủ đầu tư.
Dự án này nằm trên nền đất có tổng diện tích 354.230m2 với quy mô dân số khoảng 3.800 người. Tổng thể dự án gồm 4 tiểu khu Iris, Hermes, Helios và Poseido, cung cấp các sản phẩm nhà phố thương mại (shophouse), biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, nhà phố liền kề.
Đất công cộng dự án được quy hoạch gần 21.596m2, đất trường học chiếm hơn 11.283m2 và hơn 125.000m2 dành cho đất ở, trong đó đất khu nhà ở liên kế là 36.945m2, khu biệt thự rộng 10.909m2, khu nhà ở liền kề có vườn khoảng 15.902m2, khu shophouse với 17.070m2 và khu nhà ở xã hội chiếm 25.542m2.
Diện tích mặt nước, cảnh quan chiếm gần 6% cùng với hệ thống đường giao thông chiếm hơn 30% tổng diện tích quỹ đất dự án. Khu vực bãi đỗ xe được chủ đầu tư quy hoạch rộng khoảng 4.821m2.
Theo Khánh An
Vnmedia
Vì sao lượng bán biệt thự và nhà phố tại TP.HCM thấp kỷ lục trong 5 năm gần đây? Theo báo của Công ty Tư vấn và nghiên cứu Bất động sản JLL Việt Nam, trong quý 4/2018, TP.HCM chỉ mở bán 118 căn biệt thự, nhà phố và phần lớn từ các dự án quy mô nhỏ, do các dự án quy mô lớn đang gặp vấn đề liên quan tới thu hồi đất. Đây là lượng mở bán thấp kỷ...