TPHCM khuyến khích phát triển báo điện tử
Ngày 2/8, UBND TP đã ban hành quyết định phê duyệt Đề cương Quy hoạch Báo chí TP đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó, TP khuyến khích các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội phát triển báo điện tử thay cho các loại hình báo chí khác.
Nhận định về loại hình báo điện tử, UBND TP đánh giá báo điện tử sẽ phát triển mạnh mẽ cùng với phát triển của khoa học công nghệ, sẽ trở thành loại hình báo chí truyền thông đa phương tiện với các thế mạnh vượt trội.
Vì vậy, TP định hướng đến năm 2020, các tờ báo, các trang thông tin điện tử tổng hợp của các đoàn thể chính trị, các tổ chức chính trị muốn phát triển phải đầu tư công nghệ, nguồn nhân lực để ra đời báo điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của hoạt động truyền thông.
Báo điện tử đang là loại hình báo chí phát triển mạnh mẽ nhất
Ngoài ra, TP cũng quy hoạch đến năm 2020, các trang thông tin điện tử tổng hợp (của các tổ chức doanh nghiệp, các đơn vị không đủ điều kiện để lập báo điện tử) cũng tiếp tục phát triển để đưa các thông tin từ cơ quan đơn vị, trích dẫn từ báo chí theo quy định pháp luật.
Video đang HOT
TP cũng nhận định các trang mạng xã hội sẽ phát triển ngày càng cao, đa dạng hơn trang thông tin điện tử tổng hợp và blog. Vì vậy, để phục vụ nhu cầu của nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, TP định hướng phải xem xét đầu tư các trang mạng xã hội cho các đoàn thể chính trị xã hội, đủ sức làm công cụ thông tin hiện đại đúng pháp luật, đúng định hướng.
Từ định hướng trên, TPHCM xác định giai đoạn 2013 – 2015 tập trung đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực để các cơ quan báo chí thành phố đủ sức phát triển. Trong đó, quan tâm đầu tư để ra đời báo điện tử của Đảng bộ thành phố; trang mạng xã hội của Thành đoàn; hỗ trợ tạo điều kiện để các tờ báo của thành phố như Phụ nữ, Pháp luật và một số tờ báo khác có nhu cầu và điều kiện để thành lập báo điện tử.
Trong giai đoạn này, TP cũng dự định cho ra đời một số cơ quan báo chí ở các lĩnh vực như thông tin đối ngoại, khoa học công nghệ, hướng dẫn hành xử văn hóa giao thông,… Các cơ quan báo chí mới này có thể chọn loại hình báo in, tạp chí, báo điện tử; nhưng ưu tiên khuyến khích cho ra đời báo điện tử.
Trong giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, TP cũng nhấn mạnh việc “tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh để các báo điện tử đủ sức đáp ứng nhu cầu thông tin của quần chúng theo định hướng của Đảng bộ chính quyền thành phố”.
Theo báo cáo của UBND TP, hiện TP có 40 cơ quan báo chí gồm Đài Truyền hình TP, Đài Tiếng nói nhân dân TP, 17 báo in, 21 tạp chí, 7 báo điện tử và 255 trang thông tin điện tử tổng hợp. Đội ngũ làm báo trong các cơ quan này gồm có 1.300 nhà báo được cấp thẻ cùng với lực lượng cộng tác viên khá đông đảo. Đồng thời, TP còn có 137 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương khác trú đóng hoặc đặt văn phòng đại diện.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
1.000 người và đoạn đường 700m
Ngày 13/7, Thành Đoàn Hà Nội phối hợp với huyện Thạch Thất tổ chức khởi công xây dựng con đường mang tên "Đường thanh niên" ở thôn 8, xã Phùng Xá. 1.000 thanh niên (TN) gồm TN quân đội, sinh viên, TN địa phương, TN các Cty, nhà máy được huy động ra quân cùng với đông đảo khách mời dự khởi công con đường có chiều dài 700m, rộng 5m, ước tính trị giá 1,5 tỷ đồng.
Mật độ người tham gia thi công ken đặc, ảnh hưởng xấu tới năng suất thi công.
Sau đó, một tờ báo đăng bài "Đường thanh niên ở Hà Nội: 1.000 người làm 350m tốn 1,5 tỷ đồng". Bài báo phản ánh việc Thành Đoàn làm đoạn đường ngắn mà huy động cả ngàn thanh niên là phô trương, lãng phí. Nhiều bạn trẻ đưa chủ đề này lên facebook. Có người cho rằng, bài báo viết như thế là chưa thỏa đáng, phủ nhận tinh thần tình nguyện của 1.000 con người. Nhưng cũng có người nói giá mà đơn vị tổ chức đừng phô ra con số trị giá 1,5 tỷ đồng cho công trình dang dở khi đã huy động chừng ấy con người...
Anh Nguyễn Văn Thắng, Phó Bí thư Thành Đoàn Hà Nội cho rằng, 1,5 tỷ đồng là tính giá trị công trình. Số tiền đó, đơn vị thi công tính bao gồm giá ngày công của 1.000 người trong 3 ngày (trung bình 250 nghìn đồng/ngày) và tất tần tật ăn uống, trang thiết bị khác phục vụ. Anh Thắng cũng khẳng định, công trình thể hiện tinh thần TN nên huy động được càng nhiều TN càng tốt. Thành Đoàn huy động 1.000 TN làm đường hôm đó không có gì là lãng phí.
Đặt câu hỏi, 1.000 TN lao động trên con đường 700m có quá đông đúc, chật chội? Anh Thắng cho rằng, việc bố trí TN lao động anh em sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Bí thư Huyện Đoàn Thạch Thất (Hà Nội) lại cho rằng, 400 TN địa phương có tham gia lễ ra quân nhưng không phải tất cả họ ở lại làm đường. Chỉ có khoảng 100 TN thay ca nhau làm đường, số còn lại họ ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường ở đền thờ cụ Phùng Khắc Khoan và đường làng ngõ xóm. Như vậy, nếu tính công trị giá công trình, có lẽ Thành Đoàn cũng nên rút lại con số nhỏ hơn 1,5 tỷ.
Công trình đang dang dở là có thật. Anh Nguyễn Đình Trung, Trưởng ban Thanh niên Nông thôn Thành Đoàn, người chỉ đạo tại công trình cho biết, thực ra, TN chưa hoàn thiện hết được con đường như dự kiến nhưng chỉ còn một đoạn ngắn.
Một ngàn người, trong đó 322 TN quân đội, hàng trăm TN địa phương, sinh viên, thợ lành nghề, kỹ sư và cả máy móc của các Cty, đơn vị xây dựng từ thành phố rồng rắn hành quân về địa phương ăn ở nhiều ngày để xây một đoạn đường ngắn. Ngẫm kỹ liệu có nên không?
Theo Tiền phong
Hà Nội đi đầu trong lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo Ngày 22-7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn công tác Trung ương đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục học...