TPHCM: Không phun hóa chất khử khuẩn vào người trong mọi tình huống
Sở Y tế TPHCM yêu cầu các đơn vị không phun hóa chất, chế phẩm diệt virus SARS-CoV-2 vào người trong bất kể tình huống nào, không phun xịt ngoài trời.
Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Hữu Hưng vừa ký công văn khẩn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức cùng các cơ sở y tế trên địa bàn về công tác vệ sinh khử khuẩn phòng, chống dịch Covid-19.
Để đảm bảo việc vệ sinh, khử khuẩn phòng, chống dịch đạt hiệu quả, không lãng phí hóa chất và bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, Sở Y tế yêu cầu các cơ quan, đơn vị không thực hiện phun hóa chất, chế phẩm diệt virus SARS-CoV-2 ngoài trời.
Video đang HOT
TPHCM đã thực hiện đợt phun khử khuẩn toàn địa bàn hồi cuối tháng 7.
Đặc biệt, sở yêu cầu không phun hóa chất, chế phẩm loại trên vào người trong bất kỳ tình huống nào. Yêu cầu trên được áp dụng đối với cả biện pháp dùng máy phun hóa chất hoặc buồng khử khuẩn phun hóa chất.
Sở Y tế cũng đề nghị việc phun khử khuẩn chỉ áp dụng trên phạm vi hẹp khi xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân Covid-19 tại cộng đồng. Ngoài ra, các hóa chất, chế phẩm phải sử dụng đúng liều lượng, phương pháp ghi trên nhãn.
Trước đó, TPHCM đã áp dụng đợt cao điểm phun khử khuẩn toàn địa bàn từ ngày 23/7 đến 29/7. Trong quãng thời gian trên, toàn bộ quận, huyện và thành phố Thủ Đức đã được khử khuẩn bằng 20 xe chuyên dụng của các lực lượng được huy động.
TP Hồ Chí Minh có 33 chợ truyền thống hoạt động trong mùa dịch
Theo Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, TP hiện còn 33 chợ truyền thống đang hoạt động, chủ yếu cung cấp thịt, cá, rau củ quả, thực phẩm khô... Có 201 chợ truyền thống và 3 chợ đầu mối lớn đang tạm ngưng hoạt động để phòng dịch.
Các chợ truyền thống được mở cửa trở lại chủ yếu bán các mặt hàng nhu yếu phẩm.
Từ đầu tháng 8 đến nay, TP Hồ Chí Minh đã khôi phục hoạt động cho 5 chợ truyền thống để bán lương thực, thực phẩm và các hàng hoá thiết yếu là chợ Bình Thới, Thới An, Hiệp Thành, Phước Thạnh, Nguyễn Tri Phương và Hòa Hưng. Trong đó, chợ Bình Thới và chợ Nguyễn Tri Phương hoạt động trở lại sau 2 lần tạm đóng cửa để thực hiện các công tác phòng, chống dịch như khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết... do có ca F0. Ngoài ra, từ ngày 19 - 31/7, có 8 chợ truyền thống được tái mở cửa là chợ Kiến Thành, Tân Đoàn Việt, chợ tạm ấp 4 Vĩnh Lộc A, Hưng Long, Thạnh Xuân, Thái Bình, Đa Kao và Tân Thông Hội.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, tính đến hết ngày 4/8, TP có 33 chợ đang hoạt động, chủ yếu cung cấp thịt, cá, rau củ quả, thực phẩm khô... và vẫn còn 201 chợ truyền thống, 3 chợ đầu mối vẫn đang tạm ngưng hoạt động. Như vậy, sau khi các quận, huyện và thành phố Thủ Đức rà soát, đánh giá để đưa vào hoạt động trở lại các chợ truyền thống (trước mắt chỉ kinh doanh lương thực, thực phẩm) hoặc sắp xếp, bố trí địa điểm thay thế để cung cấp hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm tươi sống phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân thì thành phố thì có chưa tới 10% số chợ truyền thống được mở cửa trở lại.
Theo đại diện các quận, huyện và thành phố Thủ Đức lý giải, hiện diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, khu vực xung quanh chợ hoặc bản thân tiểu thương chợ, nhân viên ban quản lý chợ có người dương tính với SARS-CoV-2 hoặc đang ở trong khu cách ly, phong tỏa. Vì vậy, chính quyền địa phương vẫn đang rà soát, đánh giá, nếu chợ nào bảo đảm tiêu chí an toàn phòng, chống dịch sẽ tổ chức mở lại. Play
Trước mắt, chính quyền địa phương đang phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể và Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp bán hàng lưu động, hỗ trợ mua chung, mua hàng theo combo, bán hàng online... Cùng với đó là thông tin, phối hợp với các siêu thị, cửa hàng để tính toán tăng cường hàng hóa về các điểm bán để cung cấp đủ hàng cho người dân.
Theo thống kê, để đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho người dân, TP Hồ Chí Minh vẫn còn 106 siêu thị và 2.858 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động. Hầu hết các siêu thị, cửa hàng sau sự cố xuất hiện F0 đều nhanh chóng thực hiện khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết... theo hướng dẫn của cơ quan y tế và nhanh chóng mở cửa bán hàng trở lại trong vòng 3-4 ngày.
Bộ Y tế yêu cầu không phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn ở ngoài trời Ngày 2/8, Bộ Y tế ban hành công văn số 6212/BYT-MT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc vệ sinh khử khuẩn phòng, chống dịch COVID-19 . Bộ Y tế đề nghị các tỉnh chỉ đạo không thực hiện phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn để diệt SARS-CoV-2 tại những khu vực ngoài trời. Ảnh minh họa:...