TP.HCM: “Không phải cứ thấy ngập thì nâng cấp đường ngay”
Nhằm đối phó với triều cường dâng, UBND quận 4 chi gần 72 tỷ đồng ngân sách để nâng cấp hàng loạt đường hẻm trong quận. Nhưng các chuyên gia về môi trường cho rằng, không phải cứ thấy ngập nước thì bỏ tiền tỷ nâng cấp đường, vì đó không phải giải pháp lâu dài.
Ngày 7.6, tại UBND quận 4 diễn ra cuộc họp bàn về phòng chống thiên tai do Sở TNMT và Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM chủ trì.
Người dân TP.HCM chạy xe giữa “biển nước” do triều cường dâng ngập. Ảnh: T.Tuấn
Phát biểu tại cuộc họp, ông Lâm Hùng Tấn – Phó chủ tịch UBND quận 4 cho biết, khác với nhiều quận của TP.HCM, quận 4 được bao bọc bởi hệ thống kênh rạch, Bắc giáp rạch Bến Nghé, Đông giáp sông Sài Gòn, Tây giáp kênh Tẻ. Hệ thống sông, kênh rạch trên địa bàn quận 4 đều chịu ảnh hưởng dao động bán nhật triều của biển Đông. Triều cường lên xuống hai lần trong ngày, chế độ thủy văn không ổn định là yếu tố có khả năng gây ngập nước nhiều nhất.
Bão và áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn trên diện rộng, triều cường dâng khiến nhiều tuyến đường của quận 4 ngập nặng, tác động trực tiếp đến đời sống người dân, chính sách phát triển kinh tế. Các kiến trúc và nhà ở của người dân quận 4 thuộc khu vực xung yếu, dễ ảnh hưởng bởi thiên tai. Hiện quận có khoảng 5.500 nhà cấp bốn là nhà tạm ven sông.
Video đang HOT
Để đối phó với tình trạng ngập nước, theo ông Tấn, UBND quận 4 đã thực hiện nâng cấp hàng loạt tuyến hẻm trên địa bàn. Năm 2016, tổng kinh phí đầu tư giảm ngập trên 48 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách cấp và từ nguồn Quỹ bảo trì đường bộ thành phố. Năm 2017, UBND quận 4 chi hơn 23 tỷ đồng cũng để nâng cấp các tuyến hẻm trên địa bàn.
Ông Tấn cho hay, ngập nước do triều cường là tình hình chung của toàn thành phố. Nâng hẻm sẽ dẫn đến việc đường cao hơn nhà, làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân. Sắp tới hai cống ngăn triều trên địa bàn hoàn thành sẽ góp phần hạn chế ngập nước.
Đại diện phòng Biến đổi khí hậu (thuộc Sở TNMT) cho rằng, biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng, tác động trực tiếp, rõ nét lên đời sống người dân thành phố. Cần phải xem biến đổi khí hậu như một loại thiên tai xảy ra thường xuyên, khẩn trương tìm biện pháp ứng phó có hiệu quả.
“Sắp tới Sở TNMT sẽ làm bản đồ về phòng chống thiên tai, để khi có sự cố động đất, sóng thần hay mưa bão lớn thì các phương án cảnh báo, di tản người dân ra khỏi chung cư, trường học, nhà cao tầng được thực hiện mau chóng” – vị này nói.
Về vấn đề bỏ tiền tỷ để nâng cấp hàng loạt tuyến hẻm chống ngập, một số ý kiến chuyên gia về môi trường nhận định, không phải cứ thấy ngập thì nâng cấp đường ngay. Nếu nâng đường hẻm lên cao thì nước sẽ tràn vào nhà dân. Quận 4 cần phối hợp chặt chẽ với Trung tâm chống ngập nước thành phố, Sở GTVT để tìm phương án thích hợp hơn. Trong đó chú ý việc nạo vét kênh rạch, cầu cống nhằm tiêu thoát nước mau chóng.
Theo Danviet
Phó Thủ tướng: ĐB sông Cửu Long phải quyết liệt chặn "cát tặc"
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo các địa phương đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) kiên quyết ngăn chặn việc khai thác cát trái phép và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm và dung túng cho các hoạt động vi phạm này theo quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại buổi làm việc.
Chiều nay (15.5), tại An Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có buổi làm việc với các bộ, ngành và các địa phương ĐBSCL về công tác phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Tại buổi làm việc, Bộ NNPTNT cho biết, vùng ĐBSCL hiện có 90 khu vực bị sạt lở với tổng chiều dài 562 km. Trong đó, có 17 đoạn sạt lở nguy hiểm với chiều dài 33,665 km.
Cũng theo Bộ NNPTNT, có đến 10 nguyên nhân cơ bản dẫn đến xói lở bờ sông, bờ biển tại các tỉnh ĐBSCL. Nguyên nhân chính có thể kể đến là do việc xây dựng các hồ chứa ở thượng nguồn và khai thác cát ở lòng sông ở hạ lưu.
Lãnh đạo các địa phương tỉnh ĐBSCL cũng cho rằng, việc khai thác cát trái phép chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạt lở. Việc quản lý đối với các hoạt động khai thác cát chưa thường xuyên và quyết liệt.
Trước thực trạng trên, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương vùng ĐBSCL rà soát, kiểm tra tình trạng khai thác cát, kiên quyết ngăn chặn việc khai thác cát trái phép. Đồng thời, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, dung túng cho các hoạt động vi phạm trên theo quy định của pháp luật.
"Các địa phương phải kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát, đặc biệt là khai thác trái phép. Ngoài ra, cần rà soát lại tất cả những giấy phép khai thác cát đã cấp, nếu có ảnh hưởng đến bờ sông, bờ biển thì kịp thời điều chỉnh" - Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Khai thác cát trên sông Tiền đoạn ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp).
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo lãnh đạo các bộ, ngành và các địa phương có liên quan tiếp tục rà soát các khu dân cư, công trình xây dựng có nguy cơ sạt lở; chủ động di dời để bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân. Sau khi di dời, cần có phương án hỗ trợ tái định cư, có chính sách hỗ trợ bảo đảm đời sống, không để người dân bị thiếu đói, thiếu điều kiện sinh hoạt tối thiểu.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng giao Bộ NNPTNT chủ trì, phối hợp với các bộ và các địa phương điều tra, đánh giá thực trạng sạt lở, hướng dẫn các địa phương ĐBSCL phân công, phân cấp quản lý và duy tu bảo dưỡng công trình phòng chống sạt lở bờ sông.
Riêng Bộ TNMT cần tổ chức theo dõi và đánh giá hằng năm về tổng lượng bùn cát đến từ thượng nguồn sông Cửu Long và tổng lượng cát khai thác trong vùng ĐBSCL làm cơ sở để đề xuất giải pháp khắc phục. Đặc biệt là phối hợp với Bộ NNPTNT nghiên cứu các giải pháp ứng phó với sạt lở, biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Theo Danviet
Thủy điện Pắc-Beng (Lào): Nguy cơ lớn cho đồng bằngSôngCửu Long ĐBSCL sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ xâm nhập mặn, xói lở, mất nguồn lợi thủy sản nếu dự án thủy điện Pắc-Beng do Trung Quốc đầu tư xây dựng ở Lào hoạt động. Tại hội thảo Tham vấn dự án (DA) thủy điện Pắc-Beng của Lào trên dòng chính sông Mê Kông ngày 5.5, ông Trần Đức Cường, Phó chánh...