TP.HCM không có bệnh viện thẩm mỹ được xếp loạt tốt
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, thành phố hiện không có bệnh viện thẩm mỹ nào được xếp loại tốt, chỉ từ trung bình đến khá.
Sáng 8/12, tại phiên thảo luận của kỳ họp 17 HĐND TP.HCM nhiều đại biểu chất vấn đại diện Sở Y tế TP.HCM về tình trạng cơ sở dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ không phép thực hiện các thủ thuật gây nguy hiểm trong thời gian qua.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh – Giám đốc Sở Y tế TP.HCM thừa nhận TP.HCM hiện không có bệnh viện thẩm mỹ nào được xếp loại tốt, chỉ có loại trừ trung bình đến khá.
Cũng theo ông Bỉnh, thời gian qua tại TP.HCM có 4 trường hợp tai biến liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó có 3 trường hợp thiệt mạng.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh.
Video đang HOT
“ Kết quả giám định pháp y cho thấy một người thiệt mạng do sốc thuốc mê, một người bị tiêm liều lượng thuốc tê quá nhiều, trường hợp còn lại là xăm trên người lớn tuổi có tiền sử tai biến. Trường hợp sốc thuốc mê và dị ứng thuốc kháng sinh là ngoài ý muốn của ngành y tế“, ông Bỉnh chia sẻ.
Với tình hình quảng cáo không đúng sự thật của các cơ sở thẩm mỹ, ông Bỉnh cho biết Sở Y tế đang phối hợp với Phòng an ninh chính trị để xử lý. Đồng thời, Sở cũng khuyến khích người dân nên thường xuyên cập nhật thông tin về các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ trên phầm mềm do Sở Y tế phát triển để ra lựa chọn để tránh xảy ra thêm các trường hợp tai biến.
TP.HCM có trên 2.000 cơ sở spa thì 99 trường hợp liên quan đến phun xăm. Bộ Y tế hiện chỉ quy định các cơ sở này phải đăng ký ở phòng y tế và phòng kinh tế địa phương, sau đó báo cáo ngành. Tuy nhiên, phun xăm là loại hình xâm lấn qua da, có xuất huyết nên nhiều cơ sở tự ý sử dụng kháng sinh để tránh nhiễm trùng.
“Sở đang kiến nghị Bộ Y tế nên có quy định quản lý đối tượng này”, Giám đốc Sở Y tế cho biết.
Theo VTC
Những nguy cơ khi gây tê mổ đẻ
Thuốc tê, kỹ thuật chọc, gây tê tủy sống, cơ địa... có thể khiến sản phụ tụt huyết áp, mạch chậm, buồn nôn, bí tiểu, đau lưng, ngứa...
Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Huyền, Khoa gây mê hồi sức Bệnh viện Bạch Mai, cho biết gây tê tủy sống là phương pháp vô cảm có kỹ thuật, đơn giản, an toàn, ít biến chứng hơn so với gây mê. Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong ca mổ lấy thai tại Việt Nam và trên thế giới, giúp sản phụ đỡ sợ và đau. Tại Bệnh viện Bạch Mai, gây tê tủy sống được áp dụng trong hơn 95% ca sinh mổ.
Để thực hiện, bác sĩ đưa thuốc tê vào khoang dưới nhện để ngăn chặn tạm thời sự dẫn truyền thần kinh qua tủy sống giúp sản phụ trải qua phẫu thuật mà không đau đớn. Nhờ đó, phẫu thuật viên dễ dàng mổ và lấy em bé ra khỏi bụng mẹ, hạn chế tối đa nguy hiểm cho cả mẹ và con. Sản phụ hoàn toàn tỉnh táo để đón con chào đời, có thể "da kề da" tốt cho sức khỏe của bé. Sau ca mổ, mẹ có thể cho con bú sớm hơn so với gây mê và được ăn uống, vận động sớm hơn sau mổ.
Ngoài ra, tê tủy sống còn có tác dụng giảm đau sau mổ vì sau khoảng hai tiếng, thuốc tê hết tác dụng mới gây đau. Thuốc tê ít độc chất nên không ảnh hưởng thần kinh và lượng máu qua tử cung và bánh nhau.
Bác sĩ đang tiến hành gây tê tủy sống cho sản phụ tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thùy An.
Tuy nhiên, gây tê tủy sống có thể dẫn đến một số tác dụng phụ liên quan đến thuốc tê, cơ địa người bệnh và kỹ thuật chọc tê.
Sản phụ có thể gặp các tác dụng không mong muốn như tụt huyết áp và mạch chậm. Nguyên nhân do thuốc tê ức chế thần kinh giao cảm gây giãn mạch, tụt huyết áp. Nếu ức chế thần kinh giao cảm chi phối tim sẽ gây nhịp chậm tim. Sản phụ có thể buồn nôn và nôn do tụt huyết áp hoặc thay đổi áp lực nội sọ, tác dụng phụ của thuốc họ morphin.
Ngoài ra, sản phụ có thể đau đầu sau 24 - 48 giờ do thoát dịch não tủy qua lỗ chọc kim hoặc bí tiểu vì tác dụng phụ của thuốc tê. Tác dụng phụ thường xuất hiện sau vài ngày kể từ khi sinh mổ, cũng có trường hợp xuất hiện ngay sau khi sinh và biến mất sau khoảng vài ngày. Thuốc gây tê có thể khiến sản phụ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng ngứa sẽ giảm dần và hết sau khoảng một đến hai ngày.
Một số biến chứng khác như đau vùng lưng nơi chọc kim gây tê do tổn thương dây chằng hoặc tổ chức da, dưới da. Các biến chứng thần kinh ít gặp hơn như tổn thương một hay nhiều rễ thần kinh gây hiện tượng rối loạn cảm giác, viêm màng não - tủy hoặc biến chứng tim mạch, gây ngừng tim thậm chí tử vong.
Sản phụ có nhau tiền đạo thể trung tâm hoặc bán trung tâm, nhau bong non, nhau cài răng lược, dọa vỡ tử cung, sản giật, suy thai cấp, mổ lấy thai cấp cứu, có rối loạn đông máu, có bệnh lý nhiễm trùng toàn thân, tăng áp lực nội sọ, bệnh lý tim mạch, thì không nên sử dụng phương pháp gây tê vùng.
Thùy An
Theo VNE
Sốc phản vệ - Xử lý sao cho đúng? Phản ứng phản vệ có thể diễn ra bất cứ đâu, với bất cứ loại thuốc hoặc dị nguyên nào (thuốc và hóa chất dùng trong điều trị, thuốc tê, thuốc tiền mê, mỹ phẩm, thực phẩm, côn trùng đốt,...), có diễn biến vô cùng phức tạp, đa dạng. Nhẹ thì nổi mẩn ngứa, nặng thì khó thở, phù nề thanh khí quản,...