TP.HCM không ban hành phí dịch vụ chung cư
Ngày 27.12, Sở Xây dựng TP.HCM có dự thảo Quyết định cơ chế quản lý nhà chung cư (CC).
Theo đó, phí quản lý CC nên căn cứ thỏa thuận giữa các bên theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí và một phần lợi nhuận hợp lý để quản lý vận hành tòa nhà hoạt động bình thường theo hợp đồng thỏa thuận giữa bên cung cấp dịch vụ (doanh nghiệp quản lý vận hành nhà CC) và bên sử dụng dịch vụ (Ban quản trị nhà CC). Đối với phần sở hữu chung riêng, dự thảo của Sở Xây dựng cũng nêu rõ, khu vực để ô tô là phần sở hữu chung nếu đã được chủ đầu tư phân bổ giá trị phần diện tích này vào giá bán căn hộ.
Theo TNO
Gói tín dụng gỡ khó bất động sản
Hôm 19.12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với TP.Hà Nội để tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản. Nhiều giải pháp đã được quyết định trong cuộc họp này.
Video đang HOT
Hạ lãi suất vay cho người mua nhà
Phân tích những hạn chế, yếu kém của thị trường bất động sản (BĐS), Thủ tướng đã chỉ ra rằng có nguyên nhân từ công tác quản lý còn kém, đặc biệt là quy hoạch. Ông thẳng thắn: "Dân còn nghèo mà quy hoạch dự án (DA) toàn nhà to, nhà sang, nên thừa nhà to nhà sang nhưng lại thiếu nhà nhỏ, vừa sức mua". Do đó, Thủ tướng lưu ý "phải quan tâm đến nhà ở xã hội, bớt nhà cao cấp. Làm rõ DA nào dừng, DA nào tiếp tục, DA nào chuyển từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội".
Thủ tướng yêu cầu, cả Chính phủ, Hà Nội, các địa phương cùng tập trung để ban hành chính sách đối với phát triển nhà ở xã hội. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần sớm tiến hành làm thí điểm với một vài địa phương trong việc đưa lãi suất cho người mua nhà vay xuống mức 4-5%/năm khi lạm phát ở mức 5-6%. Đối với Hà Nội, Thủ tướng đề nghị TP phải có chính sách cụ thể để người thu nhập thấp mua, thuê được nhà. NHNN đề xuất chính sách cho vay kích cầu nhà ở xã hội, ngoài giải pháp về thuế cần có gói tín dụng khoảng 20.000 - 40.000 tỉ đồng để làm ấm thị trường. Để giải quyết hàng tồn kho, cần có quỹ khoảng 1.000 - 2.000 tỉ đồng để mua nhà thương mại làm nhà tái định cư như kiến nghị của TP.Hà Nội.
Nhóm giải pháp tiếp theo, Thủ tướng yêu cầu NHNN cần có đề án tổng thể giải quyết nợ xấu, trong đó 70% là nợ BĐS. Trong bối cảnh hiện nay, có thể thành lập doanh nghiệp (DN) mua lại nợ xấu, giúp DN vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, các NH thương mại cũng phải tự cơ cấu lại nợ, thiết lập dự phòng rủi ro, tích cực xử lý tài sản thế chấp. Chính phủ đề nghị NHNN giao quyền chủ động cho NH thương mại xem xét cho DA hoàn thành, có đầu ra được vay tiếp. Mặt khác, DN cũng phải chung sức cùng Chính phủ tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu, các giải pháp cần được đưa vào nghị quyết của Chính phủ để triển khai ngay từ đầu năm 2013.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu từ Chính phủ đến các địa phương cùng tập trung để ban hành chính sách phát triển nhà ở xã hội, hỗ trợ người mua nhà - Ảnh: Lê Quân
Vấn đề tâm lý
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng, 2 nút thắt chính của thị trường BĐS hiện nay là vốn tín dụng và khủng hoảng niềm tin. Vấn đề đầu tiên cần tháo gỡ là tâm lý, nếu không tạo ra niềm tin thì người mua nhà tiếp tục chờ đợi. Bộ trưởng cho rằng, để nối lại niềm tin, DN và Hiệp hội BĐS có trách nhiệm công bố công khai, chính thức thông tin về các DA.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, kế hoạch năm 2013, NHNN sẽ dành 100.000 - 150.000 tỉ đồng để giải quyết nợ xấu có tài sản thế chấp bằng BĐS. Bên cạnh đó sẽ có chính sách để đưa lãi suất cho vay đối với người mua nhà về mức hợp lý với thời hạn vay dài 10 năm. "Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là giải pháp trước mắt. Cần có thêm những giải pháp lâu dài", ông Bình nói trong đó, có vấn đề quản lý nhà nước nói chung về thị trường BĐS... Thống đốc nhấn mạnh: "không thể để tình trạng DN thiếu năng lực, "tay không bắt giặc" tham gia làm BĐS như hiện nay... "Với lượng hàng tồn kho hiện nay, người dân có mua nhà thì NH mới cho vay được. Điều kiện để người dân mua nhà chính là giá bán và lãi suất, thời hạn vay vốn hợp lý", ông Bình nói.
Gia hạn, giãn thuế cho doanh nghiệp
Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, Bộ Tài chính sẽ kiến nghị Chính phủ giãn thuế giá trị gia tăng (GTGT) của tháng 1, tháng 2 và tháng 3.2013 thêm 6 tháng cho DN kinh doanh BĐS, kể cả DN sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng là sắt, thép, xi măng, gạch, ngói. Gia hạn 12 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với số thuế phải nộp năm 2013 cho DN kinh doanh BĐS. Cho phép chủ đầu tư DA đã được nhà nước giao đất nhưng có khó khăn về tài chính được gia hạn bằng hình thức đăng ký và nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán hàng, nhưng tối đa không quá 24 tháng kể từ ngày được thông báo nộp tiền sử dụng đất.
Tới đây, Chính phủ cũng sẽ báo cáo QH xem xét áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 10% đối với thu nhập từ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Giảm 50% số thuế GTGT đầu ra đối với hoạt động cho thuê, cho thuê mua hoặc bán nhà ở xã hội từ 1.7.2013 đến 30.6.2014. Giảm 30% số gthuế GTGT đầu ra đối với hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở đối với những căn hộ có diện tích sàn sử dụng dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 sàn.
Anh Vũ - Lê Quân
Cần thành lập Ban công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề nghị Hà Nội cần thành lập ngay Ban Công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS Hà Nội. TP.Hà Nội cho phép điều chỉnh quy hoạch để tăng tỷ lệ nhà ở xã hội dành cho người nghèo, công nhân ở các DA phát triển nhà ở thương mại đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa triển khai xây dựng. Tuy nhiên, cũng cần thăm dò, nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của thị trường. Các công trình nhà ở đã hoàn thành nhưng tồn kho do diện tích căn hộ quá lớn thì tùy theo từng khu vực, cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân.
Theo TNO
TPHCM: Rơi từ tầng 5, bé trai tử vong Hai vợ chồng khóc ngất khi nhìn thi thể của đứa con trai 6 tuổi nằm bất động trên vỉa hè. Vụ tai nạn thương tâm xảy ra lúc 8 giờ 40 phút ngày 12-12 tại khu nhà tập thể số 135 đường Ngô Gia Tự (phường 2, quận 10 - TPHCM). Nạn nhân được xác định là cháu trai Lê Hữu Hậu...