TPHCM: Khó ngăn dịch vì… dân nhập cư đông (?!)
Tại nhiều quận, huyện của TPHCM, lãnh đạo các trung tâm y tế dự phòng than rằng số dân ở trọ quá nhiều và hầu hết ở không cố định nên việc tuyên truyền phòng chống dịch bệnh gặp khó khăn.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng điều trị cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 – TPHCM
Từ đầu năm đến nay, tại TPHCM đã có hơn 2.500 ca mắc bệnh tay chân miệng, riêng trong tháng 4 đã có gần 700 ca. Trong đó, 3 trường hợp tử vong ngụ tại các quận 3, 8 và huyện Nhà Bè.
Hôi hám vẫn vô tư vui chơi
Bệnh nhi mới nhất vừa tử vong trong tháng 4 do bệnh tay chân miệng là bé gái N.T.N (5 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè). Bé N. nhập viện và tử vong trong cùng ngày 19/4 do bệnh đã quá nặng.
Tuyến đường dẫn vào khu vực ổ dịch tay chân miệng tại quận 8 những ngày này khó chịu kinh khủng bởi nóng nực kèm theo mùi hôi hám từ kênh rạch đen sì bốc lên. Cạnh khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em gần đó, nhiều người thân đưa trẻ đến chơi bất chấp môi trường ô nhiễm.
Khi hỏi về cách phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ, bà Phùng Thị Ng. (56 tuổi, ngụ phường 5, quận 8) nói: “Cả xóm nhà trọ lo đi làm ăn cả ngày, tối về lăn đùng ra ngủ. Có ai rảnh ở nhà đâu mà nghe cán bộ đến tuyên truyền phòng chống dịch bệnh hả chú!”.
Video đang HOT
Đến quận Bình Tân vào ngày 3/5, chúng tôi thử hỏi một số người dân sống ở khu ổ dịch tại phường Bình Trị Đông về việc này thì cũng đều nhận được những cái lắc đầu. Một số người nói rằng khi nào con bị bệnh thì đưa đi bệnh viện chứ trông chờ gì việc cán bộ y tế tới nhà tuyên truyền.
Tại Trung tâm Y tế dự phòng quận Bình Tân, chúng tôi nhìn bảng thống kê so sánh trước đó giữa các tháng của năm 2011 so với cùng kỳ 2010 về số ca mắc bệnh tay chân miệng ghi nhận tại quận này mà giật mình. Đơn cử, tháng 5 tăng 10 lần, tháng 6 tăng 7 lần, tháng 7 tăng 15 lần…
Bác sĩ Nguyễn Thành Danh, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp – Trung tâm Y tế dự phòng quận Bình Tân, cho biết quận có hơn 28.200 trẻ dưới 5 tuổi. Từ đầu năm đến nay đã có 116 trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Con số này cao gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2011. Số ca mắc tập trung vào các phường Tân Tạo, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B.
Lo sao cho nổi!
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Biên, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận 8, địa phương này cũng là điểm nóng của dịch bệnh tay chân miệng. Từ đầu năm đến nay, quận ghi nhận 150 ca mắc, tập trung ở các phường 5, 6, 7, 15.
“Khảo sát mới nhất của chúng tôi tại phường 16 với 30 hộ dân thì 96% nhân khẩu cho biết có hiểu và biết cách phòng bệnh tay chân miệng. Có một điều lạ là dù quận nỗ lực hết sức nhưng dịch bệnh vẫn không giảm”, bác sĩ Biên băn khoăn.
Theo lãnh đạo các trung tâm y tế dự phòng của những quận, huyện đang là điểm nóng của dịch bệnh tay chân miệng, địa phương dù đã quyết tâm chống dịch nhưng gặp không ít khó khăn.
Bác sĩ Danh nói quận Bình Tân có hơn 634.000 dân thì gần 50% là nhập cư, tạm trú. Số dân này tập trung nhiều trong các khu lao động, ít quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh. Ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân nói chung cũng chưa cao nên rất khó thuyết phục. Số người được cán bộ y tế tuyên truyền sau đó không truyền đạt đến nơi đến chốn cho các gia đình có trẻ nhỏ. Với lại, dân số quá đông mà nhân lực kiểm soát dịch bệnh của ngành y tế địa phương mỏng nên không thể kiểm soát nổi. “Theo quy định, số cán bộ định biên cho mỗi trạm y tế phường là 8-10 người. Tại quận Bình Tân, có phường số dân lên tới 110.000, với số cán bộ như vậy thì làm sao lo cho đủ”, bác sĩ Danh phân trần.
Bác sĩ Biên cũng đồng tình với nhận định trên và nói thêm là tại quận 8, số người ở nhà trọ rất nhiều và hầu hết ở không cố định nên việc tuyên truyền gặp khó khăn. Vì thế, cần tăng cường nhân lực y tế dự phòng về cho quận, huyện. Cũng theo bác sĩ Biên, với quy định mới thì ngoài lương, cán bộ y tế dự phòng sẽ được phụ cấp thêm từ 20%-70% lương. Hy vọng chính sách ưu đãi này sẽ hút được cán bộlàm công tác y tế dự phòng.
Theo Nguyễn Thạnh
Người lao động
Trẻ ùn ùn nhập viện vì nắng nóng
Nắng nóng kéo dài tại các tỉnh phía Nam khiến nhiều loại bệnh diễn biến phức tạp, lượng trẻ đến khám và điều trị tại 2 bệnh viện nhi luôn ở mức cao. Để tránh nhiễm bệnh trẻ cần chế độ chăm sóc, ăn uống hợp lý từ các bậc phụ huynh.
Khu vực khám bệnh luôn trong tình trạng đông nghẹt
Theo thống kê của bệnh viện Nhi Đồng 1, mỗi ngày bệnh viện đang phải căng mình tiếp nhận khoảng 5.000 - 6.500 bệnh nhi đến khám. Số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú lên tới 1.300 - 1.400 trẻ. Tiêu hóa và hô hấp là hai loại bệnh "bùng phát" trong thời gian gần đây. Tính đến ngày 19/4, khoa hô hấp của bệnh viện đang điều trị cho hơn 140 trẻ, mỗi ngày vẫn tiếp nhận thêm 20 ca mắc mới chủ yếu là bệnh viêm phế quản, viêm phổi. Trong khi đó, khoa Tiêu hóa có gần 140 trẻ điều trị, trong đó số mắc bệnh tiêu chảy là 60 ca.
Nhìn đứa con gái hơn 2 tuổi thở co kéo một cách khó nhọc trên giường bệnh tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1, chị Nguyễn Thị Mai (ngụ tại quận 7, TPHCM) cho biết: "Thời tiết nắng nóng nên ngày cũng như đêm, tôi luôn mở quạt để giảm nhiệt cho con. Cách đây 3 ngày bé ngủ dậy liên tục quấy khóc, người nóng hầm hập, thở co kéo sau một ngày uống thuốc nhưng tình trạng của bé ngày càng nặng hơn nên tôi đưa con vào đây điều trị. Qua các kết quả kiểm tra, bác sĩ cho biết con tôi bị viêm phế quản". Nhiều trường hợp khác tại khoa cũng mắc bệnh về đường hô hấp do uống nhiều nước đá hoặc nằm máy lạnh quá lâu.
Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Thống kê của phòng Kế hoạch Tổng hợp cho thấy trong tháng 3 bệnh viện đã tiếp nhận gần 60.000 ca hô hấp, gần 5.900 ca rối loạn tiêu hóa và hơn 4.400 ca tiêu chảy. Đây là những loại bệnh liên quan đến thời tiết nắng nóng. Tính riêng hai tuần đầu của tháng 4, có hơn 14.000 ca khám bệnh về hô hấp trong đó có 830 trẻ phải nhập viện điều trị. Bệnh viện cũng tiếp nhận và khám cho hơn 2.600 ca đến khám các bệnh tiêu hóa, trong đó có 382 trường hợp phải nhập viện điều trị.
Anh Lê Việt Hùng, ngụ tại quận Thủ Đức chia sẻ: "Hai vợ chồng tôi đi làm nên nhờ bà nội đưa đón và chăm sóc bé Quân (5 tuổi) sau giờ học. Buổi chiều đi học về do đói bụng nên thằng bé đã ăn thức ăn còn thừa từ sáng để trên bàn bếp. Tối đến thấy con kêu đau bụng "miệng nôn trôn tháo" nên vợ chồng tôi tức tốc mang cháu đến bệnh viện, thằng bé bị mất nước nhiều xuống sức trông thấy".
BS Nguyễn Thanh Hùng, Phó giám đốc bệnh viện, cảnh báo: "Thời tiết nắng nóng làm thức ăn dễ bị ôi thiu nếu trẻ ăn phải sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc nằm máy lạnh hoặc nằm quạt liên tục sẽ khiến trẻ mắc phải các chứng bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản".
"Phòng bệnh vừa đông vừa nóng chúng tôi đưa con ra đây cho mát"Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, thời tiết nắng nóng sẽ còn tiếp diễn tại các tỉnh Đông Nam Bộ và TPHCM, nhiệt độ cao nhất trong ngày có thể đạt đến 35o-36oC. Cột áp thấp nóng phía Tây đang phát triển nên thời tiết nắng nóng vẫn sẽ duy trì trong những ngày tới.
Trước tình hình trên, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh vào những ngày nắng nóng, không nên cho trẻ nằm quạt hay phòng máy lạnh quá lâu. Nếu phải đưa trẻ đi ngoài trời nắng, cha mẹ cần đội mũ, trùm khăn và mặc áo cẩn thận cho các cháu. Không cho trẻ ăn thức ăn để đã lâu vì thời tiết nóng rất dễ khiến thức ăn bị ôi thiu. Hạn chế tối đa việc cho trẻ uống nước đá vì các cháu rất dễ bị viêm họng, luôn giữ vệ sinh cho trẻ, giúp các cháu tránh các bệnh ngoài da và bệnh tay chân miệng...
Bệnh tay chân miệng đang giảm Theo báo cáo của Viện Pasteur TPHCM, tuần thứ 15 của năm 2012 (từ 9 - 15/4), số bệnh nhân tay chân miệng trong tuần toàn khu vực phía Nam giảm 5,4% so với tuần trước, không có thêm trường hợp tử vong. Tổng số mắc tích lũy tính đến tuần 15/2012 là 12.199 ca, trong đó có 15 ca tử vong. Tính từ đầu năm tổng số ca mắc tay chân miệng tăng 368% so với cùng kỳ 2011 (2.606 ca).
Vân Sơn
Theo Dân trí
Quảng Trị: Bệnh tay chân miệng tăng đột biến Tại tỉnh Quảng Trị, trong 3 tháng đầu năm đã có 246 ca tay chân miệng, trong khi đó, cả năm 2001 chỉ có 164 ca. Các thầy cô giáo hướng dẫn vệ sinh tay cho các em. Tại tỉnh Quảng Trị, tính đến ngày 6/4/2012 đã có 246 ca mắc tay chân miệng, ghi nhận ở 60 xã, phường, thị trấn của...