TP.HCM khánh thành tượng đài Bác
Hôm nay, TP.HCM long trọng tổ chức khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trước trụ sở UBND TP, trên trục không gian quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ, để chào mừng kỷ niệm 125 năm sinh nhật Bác (19.5.1890 – 19.5.2015).
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trước UBND thành phố (ảnh chụp trưa 16.5)
Ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, khẳng định: “Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP.HCM là một công trình mang ý nghĩa chính trị lớn, vừa đạt đến độ hoàn chỉnh của kiến trúc đô thị, vừa có cảnh quan đẹp và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc”.
Năm 2013, một cuộc thi sáng tác mẫu đã được tổ chức rộng rãi, thu hút đông đảo tác giả tham gia. Ông Huỳnh Văn Mười, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, thành viên Hội đồng nghệ thuật công trình xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho biết: “Hình tượng và độ tuổi của Bác trong mẫu tượng đài là giai đoạn từ năm 1960 đến 1969, trong đó phải thể hiện được sự tươi vui, trìu mến, dung dị, gần gũi thân thương và tình cảm của Bác Hồ đối với miền Nam ruột thịt; khắc họa chân thực thần thái, vóc dáng, phong cách của Người; làm toát lên vẻ đẹp tinh thần, nhân cách cao cả, thể hiện được tầm vóc của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Công trình còn phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt có độ bền vững cao, màu sắc trang nhã, phù hợp”.
Sau quá trình tuyển chọn, TP.HCM tổ chức trưng bày, giới thiệu 32 mẫu phác thảo dự thi với công chúng, đặt tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP.HCM), thu hút hơn 4.000 người xem với 3.054 phiếu góp ý. Hội đồng nghệ thuật tiến hành chấm giải, tiếp tục chọn ra 3 phác thảo để chính sửa, nâng cấp. Cuối cùng, tác phẩm của họa sĩ Lâm Quang Nới được chọn. Theo họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật VN: “Thực tình khi mới nhận lời vào Hội đồng nghệ thuật tôi rất lo lắng. Bức tượng nghệ thuật Bác Hồ với thiếu nhi của anh Diệp Minh Châu (hiện đã cung thỉnh về khuôn viên Nhà thiếu nhi TP) đã quá hoàn chỉnh rồi, bây giờ thay thế phải hơn hoặc bằng để du khách và giới mỹ thuật chấp nhận là rất khó. Tuy nhiên, đến giờ phút này, tôi cảm thấy hài lòng với công trình vừa hoàn thành. Công trình đạt được mọi yêu cầu về tổng thể, cả phần tượng đài Bác và không gian cảnh quan kiến trúc xung quanh. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh giơ tay như đang đi đến với đồng bào miền Nam thật gần gũi và sống động. Phía sau là UBND TP.HCM với phông màu vàng đất sáng, khiến tượng đài của Bác rất đẹp và uy nghi”.
Video đang HOT
Họa sĩ Trần Khánh Chương kể: “Lãnh đạo Thành ủy và UBND TP.HCM luôn lắng nghe ý kiến và quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Công việc hết sức tỉ mỉ và công phu lắm. Bệ tượng đài phải chở đến hòn đá thứ 9 nguyên khối đen tuyền, mỗi hòn đá nặng hơn 30 tấn mới chọn được mẫu ưng ý. Thành phố còn đề nghị Sở Chiếu sáng TP.Lyon (Pháp) tư vấn thiết kế ý tưởng chiếu sáng nghệ thuật công trình, đảm bảo hiệu quả chiếu sáng khu vực tượng Bác vào ban đêm tương ứng và đạt yêu cầu cao nhất như ban ngày…”.
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được làm bằng hợp kim đồng có chiều cao tối đa tính từ cao độ vỉa hè hiện hữu đến phần cao nhất của tượng đài là 7,2 m (tượng cao 4,5 m, bệ tượng cao 2,7 m), được thực hiện với kinh phí 7 tỉ đồng. Chiều cao này đảm bảo tỷ lệ hài hòa giữa tượng đài và công trình trụ sở UBND TP, phù hợp cảnh quan kiến trúc xung quanh công viên. Bệ tượng đài là khối đá tảng đặc, màu đen (sẫm), bền chắc, nguyên vẹn, đẹp, có xuất xứ trong nước. Các hạng mục xây dựng khác trong công trình được sử dụng đá khối tự nhiên, xuất xứ trong nước, được ốp lát trang nhã và bền vững.
Để phần không gian quanh tượng đài được rộng rãi, thành phố tiếp tục mở rộng công viên hiện hữu về phía đường Lê Thánh Tôn 12 m, mở rộng về phía vòng xoay nút giao thông trục đường Nguyễn Huệ – Lê Lợi 5 m. Trong công trình bố trí các chủng loại cây xanh mang đặc trưng, phù hợp với phong cách Nam bộ.
Lê Công Sơn
Theo Thanhnien
Nhiều tiện ích trên quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ
Bốn ngày nữa phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ được đưa vào vận hành. Trước mắt các loại xe vẫn được phép lưu thông trên làn đường dọc hai bên quảng trường.
Ngày 25/4, tại cuộc họp về tiến độ xây dựng phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), Phó Giám đốc Sở Gao thông TP HCM Trần Quang Lâm cho biết, phố kéo dài từ tòa nhà UBND thành phố đến công viên bến Bạch Đằng với điểm nhấn là Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và trụ sở UBND thành phố.
"Để đảm bảo thông thoáng của khu vực trang nghiêm nhưng không quá đơn điệu giữa không gian khá rộng lớn, 2 hồ phun nước đã được thiết kế trên khu phố. Hồ phun nước kết hợp với ánh sáng, âm thanh, màu sắc sẽ tạo nên vẻ đẹp ấn tượng về đêm", ông Lâm cho biết.
Người dân có thể tham quan phố đi bộ, thưởng thức nhạc nước từ ngày 29/4. Ảnh:Phạm Duy.
Theo vị phó giám đốc, để tạo độ ẩm, hơi mát cho khu vực (từ Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng) hệ thống phun sương sẽ được bố trí hai bên hàng cây dọc khu phố. Sắp tới, sẽ tăng cường thêm 122 bồn cây thân leo để tạo vẻ đẹp cũng như tăng cường bóng mát. Toàn bộ khu vực có 160 hàng ghế phục vụ người đi bộ.
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết thêm việc xây dựng, vận hành phố đi bộ là chưa có tiền lệ nên thành phố vừa làm vừa hoàn thiện, tiếp tục điều chỉnh trong quá trình vận hành. "Lần đầu làm phố đi bộ nên thành phố sẽ lắng nghe các ý kiến góp ý trên tinh thần cầu thị để công trình ngày càng đẹp hơn, phù hợp nhất trên thực tế", ông Tín nói.
Theo ông Tín, khu vực quảng trường có sức chứa 5.000 - 6.000 người. Người dân có thể thưởng thức hình ảnh nổi bật của Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tòa nhà UBND TP về đêm qua hệ thống chiếu sáng hiện đại, được TP Lyon (Pháp) lắp đặt.
"Ngày 29/4 tới, thành phố sẽ vận hành phố đi bộ Nguyễn Huệ 24/24h. Trước mắt các loại xe vẫn được phép lưu thông trên hai làn đường dọc hai bên quảng trường đi bộ", ông Tín nói và cho biết hiện quy chế quản lý khu phố đi bộ Nguyễn Huệ được giao cho UBND quận 1 và Sở GTVT chủ trì. Tiêu chí là không để buôn bán tràn lan, đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường.
Vị phó chủ tịch UBND TP HCM cũng cho biết, trong tương lai, ở Thủ Thiêm (quận 2) cũng sẽ hình thành quảng trường đi bộ. Hai khu vực này sẽ kết nối với nhau bằng cầu đi bộ băng sông Sài Gòn. Phía sau công viên tượng đài là công trình kiến trúc cổ hơn 100 năm tuổi, đang là trụ sở của UBND và HĐND thành phố.
"Thành phố đang triển khai xây hầm ngầm đoạn giao lộ Tôn Đức Thắng - Nguyễn Huệ. Theo đó, các loại xe đi trên Tôn Đức Thắng không băng ngang mặt cắt đường Nguyễn Huệ như hiện nay mà sẽ đi ngầm một đoạn qua khu vực này. Công viên Bạch Đằng cũng sẽ được cải tạo lại, không cho tàu thuyền cập bến như hiện nay", ông Tín thông tin.
Về vấn đề gửi xe để vào phố đi bộ, Sở GTVT cho biết, trong bán kính 500 m từ phố đi bộ có nhiều địa điểm gửi xe ở các tòa nhà, trung tâm thương mại. Hiện UNBD quận 1 vẫn đang làm việc và chốt lại danh sách cụ thể. Đến đầu tuần sau sẽ công bố những địa điểm gửi xe. Thống kê các tòa nhà, trung tâm thương mại gần phố đi bộ có thể giữ được gần 1.400 ôtô và 3.900 xe máy cùng lúc.
Ngoài ra, trong thời gian tới, thành phố sẽ tính tới địa điểm gửi xe xa hơn như khu vực công viên 23/9, Thảo Cầm viên... Lúc này sẽ có hệ thống xe điện đưa rước người đi bộ. Đề án xe điện cho khu vực trung tâm Sở GTVT đang xây dựng tiêu chí để kêu gọi đầu tư. Hiện đã có 4 đơn vị đăng ký tham gia. Theo tính toán, sẽ có khoảng 20 chiếc xe điện với sức chở 12 người/xe, tốc độ khai thác là 20 km.
Trung Sơn
Theo VNE
Di chuyển tượng Bác Hồ về phố đi bộ Nguyễn Huệ Rạng sáng 20.4, tượng đài Bác Hồ được đưa về khu vực trước UBND TP.HCM để chuẩn bị khánh thành quảng trường đi bộ lớn nhất Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tượng Bác Hồ được làm bằng chất liệu hợp kim đồng có chiều cao thân tượng 4,5 mét Vào lúc...