TP.HCM khan thịt sạch vì lò mổ lung tung “giết” lò mổ công nghiệp
TP.HCM đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy giết mổ công nghiệp. Tuy nhiên, phía doanh nghiệp khẳng định dù đang đổ tiền vào đầu tư nhà máy, nhưng chưa thể an tâm vì môi trường kinh doanh, đầu tư quá bất an…
Công nghiệp “chết” vì thủ công
Sáu doanh nghiệp đã, đang đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng nhà máy giết mổ hiện đại theo quyết định 3023 của UBND TP.HCM, với mục tiêu đến cuối năm 2017 đi vào hoạt động. Để xây dựng được một nhà máy công nghiệp công suất 2.000 – 3.000 con heo mỗi ngày, trước hết doanh nghiệp phải chi tiền gom đất nông nghiệp, tiến hành làm các bước hợp thửa, nộp thuế chuyển đổi mục đích, sau đó là các bước xin thủ tục đầu tư, đánh giá công nghệ, môi trường, giao thông, chữa cháy, quy hoạch 1/500…
Có những doanh nghiệp, như hợp tác xã (HTX) Tân Hiệp mất tròn mười năm lo hồ sơ, nhưng đến nay vẫn còn vướng do… chưa có đường vào nhà máy. Các nhà máy còn lại, từng trường hợp cụ thể cũng đang vướng vào một mớ lằng nhằng các thủ tục đầu tư, chưa thể “bứt” ra được, do đó, không thể khai trương đúng kế hoạch.
Một lò giết mổ công nghiệp do công ty Henaff cung ứng.
Lo liệu các thủ tục nhiêu khê chưa xong, các doanh nghiệp lại đối mặt với bất an khác, đó là môi trường kinh doanh sạch, bẩn lẫn lộn sau khi các nhà máy đi vào hoạt động. Theo quy hoạch mới nhất trong quyết định 3023/2016 của UBND TP.HCM, khi sáu nhà máy công nghiệp hoạt động sẽ chấm dứt giết mổ các lò thủ công trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, còn các lò thủ công hay bán thủ công không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở các địa phương khác thì sao? Liệu thịt heo, thịt gia cầm, thịt bò giết mổ ở các cơ sở thủ công này có được phép đưa vào thành phố tiêu thụ? Nếu thành phố chấp nhận, sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thiếu bình đẳng, chắc chắn các nhà máy công nghiệp sẽ gặp khó khăn, thậm chí phá sản, vỡ trận quy hoạch do chi phí giết mổ cao hơn nhiều lần so với lò thủ công.
Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, chủ đầu tư nhà máy công nghiệp An Hạ, cho biết không chỉ có các nhà máy lo lắng, mà nhiều khách hàng đang có ý định hợp tác với công ty để xây dựng chuỗi thực phẩm sạch cũng đặt vấn đề thành phố phải có cơ chế, chính sách bảo vệ các nhà máy công nghiệp, nếu không họ sẽ không làm. “Các khách hàng có ý muốn hợp tác với nhà máy giết mổ, cung cấp thịt heo theo chuỗi, nhưng họ vẫn phân vân sau này liệu thành phố có thả lỏng thịt giết mổ ở lò thủ công, bán thủ công từ tỉnh đưa vào”, bà Thắm nói thêm.
Video đang HOT
Thường, chi phí giết mổ một con heo ở lò thủ công hoặc bán chưa tới 50.000 đồng, nhưng khi đưa vào nhà máy công nghiệp, với các thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… phải tốn gấp ba. Đại diện một nhà máy công nghiệp cho biết, quyết định 3023 về quy hoạch giết mổ cũng chưa nêu rõ hành lang pháp lý bảo vệ môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp làm nhà máy công nghiệp.
Tôi đã đọc kỹ bản quy hoạch trong quyết định 2032, chỉ thấy ghi chung chung là thành phố sẽ: “phối hợp với các tỉnh kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, đảm bảo chất lượng nguồn động vật đưa về thành phố để giết mổ và tiêu thụ để cung cấp sản phẩm an toàn cho thành phố”, chứ không thấy yêu cầu gì thêm”.
Cần quy chế kinh doanh thực phẩm
Các doanh nghiệp đang rất cần thành phố ban hành quy chế kinh doanh thực phẩm, đưa mặt hàng này vào diện kinh doanh có điều kiện để bảo vệ những ai làm ăn đàng hoàng. Theo đó, khi nhà máy mới ra đời, thành phố phải quy định thực phẩm từ địa phương khác muốn đưa vào thành phố cũng phải được giết mổ ở nhà máy công nghiệp. Trên cơ sở này, các cơ quan chức năng phải kiểm tra, đánh giá, nếu nhà máy ở địa phương đạt tiêu chuẩn giết mổ công nghiệp (không chấp nhận thủ công hoặc bán thủ công) thì mới cấp phép.
Ngoài vấn đề liên quan đến điều kiện nơi giết mổ, việc yêu cầu kinh doanh thực phẩm theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc, bán thịt có thương hiệu, bao bì, nhãn mác, bán thịt trong tủ mát cũng phải được cụ thể hoá bằng các quy định rõ ràng thì mới tạo hành lang pháp lý, bảo vệ doanh nghiệp. Ông Bạch Đăng Quang, phó giám đốc HTX Tân Hiệp, nói khi nhà máy mới ra đời, đơn vị này sẽ kinh doanh thực phẩm theo chuỗi. Tức là, HTX Tân Hiệp sẽ liên kết với các đơn vị chăn nuôi heo, lập ra công thức thức ăn, quy trình chăn nuôi để giám sát từ gốc, đảm bảo truy xuất nguồn gốc đến tay người tiêu dùng.
“Chúng tôi sẽ làm khép kín, heo giết mổ sẽ được pha lóc, đóng gói ngay tại nhà máy để cung cấp vào nhà hàng, siêu thị, cửa hàng. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, chúng tôi dự định sẽ đưa thịt heo từ nhà máy thẳng đến các chợ lẻ cho tiểu thương bán chứ không đưa về chợ đầu mối nữa!”, ông Quang nêu kế hoạch.
Theo Bảo Anh ( Thế Giới Tiếp Thị)
Nhà máy BISUCO ngừng hoạt động, nông dân trồng mía lo ngay ngáy
Thông tin Công ty CP Đường Bình Định (BISUCO) bị UBND tỉnh này tạm đình chỉ sản xuất do không tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường đã khiến người trồng mía lo ngay ngáy về đầu ra của cây mía, còn công nhân Cty thì ám ảnh nỗi lo thất nghiệp!
Nông dân lo mía "ế"
Ngay sau khi UBND tỉnh Bình Định tạm đình chỉ SX đối với BISUCO, người đứng đầu ngành nông nghiệp tỉnh này, ông Phan Trọng Hổ, đã lập tức chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra lại diện tích mía hiện có tại các địa phương, đồng thời nghe ngóng việc đình chỉ SX đối với BISUCO tác động như thế nào đến người trồng mía.
Do không tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường nên BISUCO bị tạm đình chỉ SX.
Sau đó, ngành nông nghiệp tỉnh này đã đề ra hướng giải quyết là nếu đến thời điểm thu hoạch mía mà BISUCO vẫn chưa khắc phục xong tồn tại về môi trường, người trồng mía ở Bình Định sẽ được hướng dẫn bán sản phẩm cho NM đường An Khê (Gia Lai)".
Còn ông Đỗ Văn Sỹ, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, vùng nguyên liệu mía chủ đạo của tỉnh, thì khẳng định: "Việc BISUCO bị tạm đình chỉ SX chẳng "hề hấn" gì đến việc tiêu thụ mía trên địa bàn trong vụ ép sắp tới". Bởi, theo ông Sỹ, những năm gần đây hầu như BISUCO đã cắt hẳn chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía tại Tây Sơn nhưng rồi nông dân vẫn tự lo được, vẫn giữ 600 ha mía nguyên liệu và vẫn tiêu thụ tốt, bởi NM đường An Khê luôn mong muốn thu mua mía của nông dân Bình Định.
Theo ông Nguyễn Hoàng Phước, PGĐ NM đường An Khê, với công suất 18.000 tấn mía/ngày, nhà máy có nhu cầu về nguyên liệu rất cao. Ngoài diện tích mía nguyên liệu đang đầu tư tại tỉnh Gia Lai, nhà máy mong muốn được đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía và thu mua sản phẩm tại Bình Định.
Năm 2017, NM đường An Khê đã xây dựng cánh đồng lớn SX mía áp dụng cơ giới hóa tại huyện Tây Sơn và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm với giá có lợi cho nông dân. Riêng niên vụ ép 2017-2018, ngoài cánh đồng lớn do Cty đầu tư, nhà máy còn muốn được thu mua hết mía của nông dân Bình Định theo giá mía thị trường.
Công nhân lo thất nghiệp
Nông dân Bình Định lo lắng sau khi không biết bán mía cho ai.
Câu chuyện BISUCO bị đình chỉ SX đã "dẫn" nỗi lo từ đồng mía vào đến nhà máy. "Kiểu này chắc chúng tôi phải lâm cảnh thất nghiệp. Chưa vào vụ ép nhưng nghe phong phanh báo chí thông tin vụ nhà máy bị tỉnh đình chỉ SX, tụi em đã nghĩ đến chuyện rồi đây chắc phải về nhà đi phụ hồ kiếm sống, chứ làm việc cả đời ở nhà máy nên bây giờ trong tay có nghề ngỗng gì khác đâu mà làm", anh Trần Hữu Văn, Tổ trưởng tổ lò hơi- tua bin than thở.
Anh Văn năm nay 43 tuổi, làm việc tại BISUCO từ năm 23 tuổi, vị chi Văn đã có 20 năm gắn bó với cây mía hạt đường. Mấy năm trước, BISUCO làm ăn thất bát, mua mía của nông dân không có tiền trả, tiền lương bị "treo" dài dài. Đã nản lắm rồi nhưng Văn cố cầm cự. Giữa tháng 8 vừa qua, nhà máy tập trung công nhân 4 tổ: Lò hơi-tua bin, tổ lò, tổ điện và tổ điện máy với gần 30 công nhân tiến hành kiểm tra máy để chuẩn bị cho vụ ép mới.
Sau mấy tháng làm việc vất vả nhưng lương bị nhà máy "giam", nên các công nhân kiểm tu đã đình công từ 1 tuần nay. "Cắm đầu làm mấy tháng ròng rã mà đến giờ này lương tháng 9 chúng tôi mới chỉ được trả có 50%, từ đó đến nay không ai nhận được thêm đồng nào nữa, anh em nản quá nghỉ việc hết", anh Văn cho biết.
Theo Vũ Đình Thung (Nông nghiêp Viêt Nam)
Ngày 8.11, chính thức dán tem cam Vinh cho hộ, trang trại đạt chuẩn Sở khoa học và Công nghệ Nghệ An vừa tổ chức tập huấn về Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Cam Vinh cho các hợp tác xã sản xuất kinh doanh sản phẩm cam ở Nghĩa Đàn. Tại buổi tập huấn, các hộ, HTX trồng cam được nghe về Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn...