TP.HCM kêu gọi gia đình nhân viên bốc xếp ở Tân Sơn Nhất đi xét nghiệm, nếu không sẽ bị cách ly
Trong tổng số 1.561 hộ gia đình nhân viên bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất, hiện đã có 962 hộ liên hệ Trung tâm y tế để lấy mẫu xét nghiệm, số còn lại HCDC kêu gọi cần nhanh chóng thực hiện việc lấy mẫu, nếu không sẽ bị cách ly.
Liên quan đến các ca nhiễm Covid-19 xuất phát từ đội bốc xếp hàng hóa của công ty VIAGS tại sân bay Tân Sơn Nhất, Sở Y tế TP.HCM nhận định đây chính là ổ dịch của các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch hiệu quả, HCDC sẽ làm xét nghiệm tầm soát Covid-19 cho tất cả 1.561 hộ gia đình của nhân viên Công ty VIAGS.
Tính đến trưa ngày 10/2 đã có 962 hộ gia đình ra cơ sở y tế để lấy mẫu xét nghiệm. Như vậy còn gần 600 hộ chưa ra lấy mẫu. Thành phố hoan nghênh tinh thần hợp tác của các hộ dân đã ra lấy mẫu. Để an toàn cho gia đình, cộng đồng cũng như tầm soát nguy cơ lây nhiễm, HCDC kêu gọi các hộ gia đình còn lại nhanh chóng ra nơi lấy mẫu tại quận huyện mình đang cư trú để làm xét nghiệm.
Các trường hợp cố tình không hợp tác thì chính quyền địa phương xem như là trường hợp có nguy cơ, tiến hành cách ly tại nhà, giám sát cách ly như đối với trường hợp F2.
Ảnh minh họa
Về điều tra tiếp xúc các trường hợp F1, F2, HCDC xác định truy xuất được 1.194 F1, có kết quả 1.189 âm tính, 5 ca đang chờ kết quả. F2 là 1150, âm tính là 1090 ca, chờ kết quả 60 ca.
Trong cộng đồng, HCDC xét nghiệm được 6.111 trường hợp, âm tính là 5.124 còn lại chờ kết quả. Việc truy vết các trường hợp F1, F2, khoanh vùng cũng đang được khẩn trương thực hiện, trong địa bàn TP hiện có 33 điểm đang cách ly, phong tỏa.
Video đang HOT
Trong những ngày tới, HCDC sẽ tiếp tục lấy mẫu lần 3 cho toàn bộ nhân viên bốc xếp ở sân bay vì đây thuộc nhóm nguy cơ cao. Giám đốc Sở Y tế cho biết cơ bản đã đánh giá được ổ dịch là ngay chỗ khu bốc xếp thuộc công ty VIAGS tại sân bay Tân Sơn Nhất.
TP.HCM cũng kích hoạt toàn bộ hệ thống dự phòng và điều trị trong toàn hệ thống y tế trên địa bàn thành phố, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế Trung ương để phòng chống dịch. Tiếp tục truy vết các trường hợp tiếp xúc, sẵn sàng triển khai kế hoạch điều trị khi có 50-100 người nhiễm Covid-19.
Tăng cường năng lực lấy mẫu và xét nghiệm trên diện rộng, đảm bảo năng lực xét nghiệm 30-40 ngàn mẫu đơn trong 24 giờ. Ngoài ra yêu cầu nhân viên đội bốc xếp, nhân viên sân bay phải xét nghiệm trước 1 ngày khi bắt đầu vào ca làm việc. Chuẩn bị các phương án mở lại các khu cách ly tập trung ở các cơ sở trước đây tổ chức cách ly tập trung như ĐHQG TP.HCM… Kiến nghị với Bộ Y tế cung cấp những sinh phẩm chưa được phép lưu hành như test kháng nguyên nhanh để TP chủ động trong quá trình truy vết, dập dịch Covid-19.
Em trai nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất cũng nghi nhiễm COVID-19, Bộ yêu cầu truy vết tất cả F1, F2
Em trai nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất đã có kết quả nghi nhiễm COVID-19. Bộ Y tế đề nghị TP.HCM và Bình Dương truy vết thần tốc và tổ chức xét nghiệm thật nhanh, truy vết bằng được F1, F2 của cả hai anh em.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì cuộc họp - Ảnh: THU HIẾN
Chiều 6-2, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã họp khẩn với TP.HCM và Bình Dương liên quan ca nghi mắc COVID-19 là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo yêu cầu Bình Dương và TP.HCM báo cáo tóm tắt quá trình dịch tễ, truy vết, cơ bản là phát hiện sớm không cho dịch lây lan trong cộng đồng.
Ông cũng yêu cầu Cảng vụ hàng không Tân Sơn Nhất báo cáo công tác phòng chống COVID-19 ra sao, cảng đã làm gì khi xảy ra ca nghi nhiễm...
Ông Nguyễn Trí Dũng - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - cho biết tại TP.HCM đến nay đã xác định có 44 người tiếp xúc với ca nghi nhiễm này. Các trường hợp tiếp xúc đã được lấy mẫu xét nghiệm, đang đợi kết quả.
Bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi vào ngày 2-2, triệu chứng rõ ràng vào ngày 3-2. Theo điều tra, bệnh nhân không tiếp xúc với hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo báo cáo của Cảng vụ hàng không miền Nam, cảng vụ đã tổ chức họp ngay trong đêm, khoanh vùng đối tượng và đã gửi thông tin 21 trường hợp tiếp xúc gần cho HCDC.
Đơn vị cũng đã khử khuẩn toàn bộ nơi ca nghi nhiễm đi qua, trích xuất camera gửi danh sách về cơ quan y tế xử lý.
Hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất chiều 3-2 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Chương - phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, điều tra dịch tễ cho thấy người này về Bình Dương nghỉ ngơi là chính, không đi nhiều, chỉ ghi nhận 9 người tại Bình Dương tiếp xúc gần, trong đó có 2 người em ruột ở chung nhà. Một trong 2 người này trưa nay đã kết quả xét nghiệm nghi nhiễm.
Hai người em này có lịch trình di chuyển nhiều, phức tạp. CDC Bình Dương đang khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp liên quan.
Ông Phan Trọng Lân - viện trưởng Viện Paster TP.HCM, cho biết sáng mai 7-2 sẽ có kết luận về chủng virus mà bệnh nhân nghi nhiễm này mắc phải. "Hiện nay với các dữ liệu có được, chúng ta sẽ tập trung công tác dập dịch, Viện Pasteur sẽ làm việc với 2 thành phố để xác định chủng", ông nói.
"Trường hợp nghi nhiễm này khởi phát vào ngày 3-2, khả năng lây nhiễm tối đa là ngày 31-1. Thời điểm lây lan mạnh nhất vào ngày 3-2, nếu chậm một ngày sẽ ra rất nhiều F1, F2. Phải tiến hành khoanh vùng bằng mọi cách, phải tìm được những người tiếp xúc, bất kể tiếp xúc với ai phải lấy bằng được mẫu xét nhiệm", ông thêm.
Sau khi nghe các đơn vị báo cáo, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết tại Việt Nam hiện đã phát hiện chủng SARS-CoV-2 của Anh và của Nam Phi. Trong đó chủng đột biến của Anh đã có trong cộng đồng.
Chủng Nam Phi chưa ghi nhận trong cộng đồng nhưng theo cơ quan chuyên môn, chủng này lây lan nhanh, thời gian lây lan rất ngắn, đòi hỏi phải có biện pháp nhanh.
Từ ca nghi nhiễm này, Bộ Y tế đề nghị TP.HCM và Bình Dương phải truy vết thần tốc và tổ chức xét nghiệm thật nhanh. Truy vết điều tra bằng được F1, F2 của cả người anh và người em, tập trung truy vết từ ngày 31-1 đến nay, đúng với lộ trình.
Bộ Y tế đề nghị 100% F1 phải đi cách ly tập trung, không trường hợp nào được ở nhà lấy mẫu xét nghiệm. F2 phải cách ly tại nhà, đặc biệt phải đủ điều kiện cách ly tại nhà như khoảng cách, ăn riêng, uống riêng không được tiếp xúc với cộng đồng.
F2 ở nhà phải ký cam kết, nếu vi phạm cũng cho đi cách ly tập trung, không cách ly tại nhà. Cách ly F1, F2 riêng nếu không rất có nguy cơ lây chéo.
Ông cũng yêu cầu đẩy nhanh việc truy vết, phải làm việc với bệnh nhân, yêu cầu khai báo trung thực, nếu gian dối sẽ bị truy tố.
Ca nghi mắc COVID-19 ở sân bay Tân Sơn Nhất có nhiễm biến chủng mới nCoV? Ông Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Paster TP.HCM thông tin về thời gian sẽ có kết luận về chủng virus mà bệnh nhân nghi bị COVID-19 mắc phải. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM chiều 6/2 do Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì, ông Phan Trọng Lân cho biết, sáng 7/2 sẽ có kết...