TP.HCM hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ thị 16 tăng cường
UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn về tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.
TP.HCM tiếp tục giãn cách xã hội toàn TP theo chỉ thị 16 đến ngày 1-8 – Ảnh: QUANG ĐỊNH
UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn về tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.
Theo đó, trước tình hình của dịch COVID-19, để thực hiện bằng được mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, UBND TP chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung tại Công văn số 2279 và các văn bản khác từ ngày 9-7 đến nay.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện triệt để các quy định về giãn cách, nhất là việc bảo đảm giãn cách giữa người với người, gia đình với gia đình.
Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết để cấp cứu, mua thực phẩm thiết yếu tại những nơi cung cấp theo quy định và đi làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động.
Video đang HOT
Đối với các khu phong tỏa, các địa phương xác định phạm vi phong tỏa phù hợp; thực hiện triệt để “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”; tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với các hộ gia đình xung quanh. Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi có yêu cầu cấp cứu y tế. Chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà hoặc hình thức “đi chợ thay”.
Đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trợ giúp lương thực, thực phẩm cho người dân tại các khu vực này đề nghị liên hệ Tổ quản lý để có biện pháp đưa đến từng hộ dân, không để người dân tự ra ngoài nhận trực tiếp.
Định kỳ thực hiện đánh giá mức độ an toàn tại khu phong tỏa và kịp thời gỡ bỏ phong tỏa từng phần đối với những khu vực đảm bảo các điều kiện an toàn.
Tại các khu cách ly, người đang thực hiện cách ly phải tuyệt đối chấp hành quy định, không được ra khỏi phòng và không được tiếp xúc trực tiếp với người khác.
Đối với các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của ngành y tế, tuyệt đối không ra khỏi nhà.
UBND TP cũng yêu cầu các công trình xây dựng, giao thông thật sự cấp bách chỉ cho phép triển khai thi công đối với các công trình đáp ứng yêu cầu “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường – 2 địa điểm”.
Các loại hình kinh doanh dịch vụ, cơ quan, đơn vị, tổ chức không thiết yếu tạm ngưng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.
Các hoạt động cung ứng lương thực, thực phẩm (hình thức như chợ truyền thống) chỉ được phép hoạt động theo mô hình mới, có quy mô giảm còn khoảng 30%, chỉ cho phép kinh doanh lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu được hoạt động; có quy định nghiêm ngặt và kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm không gian mở, thoáng, có màng ngăn giữa người mua và bán, niêm yết giá và khuyến khích bán hàng vào túi sẵn, thực hiện nghiêm giãn cách; các hộ kinh doanh hoạt động luân phiên theo ngày chẵn – lẻ để giảm tối đa lượng người tương tác.
Người đi chợ phải đảm bảo 5K, thực hiện quản lý ra vào chợ bằng mã QR để phục vụ công tác quản lý, truy xuất dữ liệu khi có yêu cầu.
Hải Phòng dừng kinh doanh ăn uống trong nhà từ 0h ngày 25-7, kiểm soát người về từ Hà Nội
Ngày 24-7, UBND TP Hải Phòng tiếp tục có văn bản chỉ đạo siết chặt thêm các biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập trong bối cảnh đã có trên 20 tỉnh, thành trong cả nước áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.
Người từ Hà Nội về Hải Phòng từ 12h ngày 24-7 sẽ phải cách ly y tế tập trung 14 ngày - Ảnh: TIẾN THẮNG
Hải Phòng quyết định từ 12h ngày 24-7, áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung 14 ngày đối với tất cả những người về/đi qua Hà Nội. Đối với người từ Hà Nội về có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR, thành phố sẽ xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể.
Từ 0h ngày 25-7, dừng hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trong nhà (chỉ cho phép bán hàng mang về).
Giao các quận, huyện triển khai hoạt động trở lại các tổ kiểm soát COVID-19 cộng đồng (có hỗ trợ kinh phí theo quy định) để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 25 đến ngày 30-7.
Thống kê, cập nhật hằng ngày số liệu người và phương tiện vào địa bàn gửi về Văn phòng UBND thành phố trước 15h hằng ngày. Tăng cường kiểm tra các cơ sở lưu trú, nhà trọ về việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch.
Đối với các chốt cửa ngõ thành phố, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện về/đi qua Hà Nội vào thành phố.
Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng và Sở Công thương chỉ đạo các doanh nghiệp bố trí chỗ ăn, ở tại Hải Phòng cho người lao động là người của Hải Dương, Hưng Yên đang làm việc tại các doanh nghiệp, tuyệt đối không để người lao động di chuyển từ Hải Phòng về các địa phương trên cho đến khi có thông báo mới.
Sở Y tế có trách nhiệm rà soát lại 6 đơn vị đang thực hiện xét nghiệm Realtime - PCR về nhân lực, trang thiết bị, củng cố nâng cao năng lực đảm bảo công suất xét nghiệm tới 100.000 mẫu/ngày.
Khẩn trương triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 (không thu phí) theo phương pháp gộp mẫu, làm mẫu đơn đối với trường hợp nguy cơ cao xong trước ngày 30-7 cho những nhóm đối tượng gồm các trường hợp ho, sốt trên địa bàn thành phố.
Đối tượng trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh, cung ứng dịch vụ như cán bộ thực hiện nhiệm vụ tại chốt trạm kiểm soát dịch bệnh, cơ sở lưu trú, các chợ đầu mối, chợ dân sinh, phóng viên các cơ quan đài báo trên địa bàn thành phố.
Triển khai xét nghiệm ngẫu nhiên đối với những người làm việc tại các bệnh viện, trạm y tế, phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân, cơ sở xét nghiệm, cơ sở bán lẻ thuốc (20%). Xét nghiệm trong vòng 3-7 ngày kể từ khi về thành phố đối với 100% công chức, viên chức, người lao động đi công tác ngoại tỉnh, thành phố có ca nhiễm cộng đồng nhưng không thuộc diện áp dụng cách ly y tế...
Hà Nội bảo đảm hàng hóa dồi dào, người dân không cần dự trữ Sở Công Thương Hà Nội khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, không tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh, Thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân. Người dân đi mua hàng tại siêu thị trên phố Hoàng Mai, tối 23/7. Ảnh: Phương Anh/TTXVN...