TP.HCM: Hơn 90% doanh nghiệp lữ hành tạm ngừng hoạt động vì dịch Covid-19
Sở Du lịch TP.HCM vừa có báo cáo gửi Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch về hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hiện nay hơn 90% doanh nghiệp lữ hành phải tạm ngừng hoạt động vì dịch Covid-19.
Khoảng 90%-95% doanh nghiệp lữ hành đã tạm ngưng hoạt động vì dịch Covid-19.
Theo Sở Du lịch TP.HCM, đến nay đã có khoảng 90%-95% doanh nghiệp lữ hành đã tạm ngưng hoạt động, chỉ một số ít doanh nghiệp còn hoạt động để xử lý công nợ với đối tác, khách hàng.
Sở Du lịch TP cho biết thêm, qua phản ánh của các doanh nghiệp lữ hành, do không có tài sản thế chấp nên họ rất khó tiếp cận các gói vay tín chấp của ngân hàng, từ đó khiến nhiều công ty phải ngừng hoạt động khiến hàng loạt lao động trong lĩnh vực này bị thất nghiệp.
“Hầu hết người lao động, doanh nghiệp lữ hành, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 62.000 tỷ của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19″, báo cáo nêu rõ.
Trước bối cảnh này, Sở Du lịch TP.HCM đã đưa ra 2 kịch bản hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới.
Video đang HOT
Khu du lịch Đầm Sen (TP.HCM) “Vắng tanh như chùa Bà Đanh” do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Kịch bản thứ 1, trường hợp dịch bệnh được khống chế trong tháng 9/2020, Sở đề xuất tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa trên cơ sở liên kết các doanh nghiệp lữ hành khách sạn, vận chuyển và các điểm tham quan để có những sản phẩm mới, hấp dẫn an toàn và cạnh tranh; Đẩy mạnh triển khai các nội dung liên kết hợp tác phát triển với các tỉnh thành trong cả nước, chú trọng các tour thu hút phân khúc khách khác nhau như doanh nhân, học sinh, sinh viên, công nhân; Nghiên cứu thực hiện số hóa các điểm đến du lịch trên địa bàn TP bằng giao diện ảnh 360, 3D, công nghệ thực tế ảo để tăng cường ứng dụng công nghệ trong tuyên truyền quảng bá hình ảnh.
Nhiều khu du lịch, khu vui chơi giải trí phải đóng cửa khiến những người lao động bị mất việc làm.
Kịch bản thứ 2, trường hợp dịch bệnh kéo dài đến hết tháng 12/2020, bên cạnh các nhóm giải pháp trên, Sở kiến nghị nên tập trung các nhóm giải pháp tái cơ cấu, đào tạo lại nguồn nhân lực trong ngành du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu, định hướng lại thị trường khách du lịch và xây dựng các sản phẩm mới chuẩn bị tái khởi động kinh doanh khi dịch bệnh được khống chế.
Sở Du lịch TP cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục có giải pháp cụ thể, thiết thực tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch tiếp cận được các gói hỗ trợ; có chính sách cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chậm nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT trong năm 2020 khoảng từ 6-12 tháng; giảm 50% thuế TNDN và thuế GTGT trong năm 2020; giảm tiền điện, nước, phí dịch vụ internet…
Triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: Phải kịp thời, chính xác
Các địa phương đang khẩn trương thống kê những đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19 để triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng theo Nghị quyết 42/2020/NQ-CP và Quyết định 15/2020/ QĐ-TTg
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết 42/2020, Quyết định 15/2020 bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời, chính xác; đề cao trách nhiệm và sẵn sàng giải trình trước Quốc hội, Chính phủ và nhân dân. Phải rà soát kỹ đối tượng được hưởng chính sách, bảo đảm tổng kinh phí không vượt quá số đã được báo cáo Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhất là kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở địa phương, đơn vị; không để lợi dụng, trục lợi chính sách, tham ô, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu có.
Ngay sau khi có Quyết định 15/2020, trước đó là Nghị quyết 42/2020, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM đã trình UBND TP các nhóm đối tượng được hỗ trợ. Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP HCM, hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ 250.000 đồng/tháng; đối tượng bảo trợ xã hội và diện chính sách, có công được hỗ trợ 500.000 đồng/tháng.
Ông Lê Minh Tấn cho biết cả 3 nhóm đối tượng này sẽ được hỗ trợ trong vòng 3 tháng. Dự kiến, TP HCM sẽ chi hỗ trợ cho người dân trước lễ 30-4.
Trong khi đó, Sở LĐ-TB-XH TP Cần Thơ đang khẩn trương đề nghị các phòng LĐ-TB-XH quận, huyện rà soát 7 nhóm đối tượng khó khăn theo Nghị quyết 42/2020. Thống kê cho thấy Cần Thơ có 113.507 người thuộc 7 nhóm đối tượng cần được hỗ trợ.
Theo bà Trần Thị Xuân Mai, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP Cần Thơ, sở đã phân chia 7 nhóm đối tượng nhận hỗ trợ thành 2 nhóm lớn. Theo đó, nhóm thứ nhất là người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh cá thể... TP sẽ triển khai hỗ trợ nhóm này vào đầu tháng 5-2020. Nhóm thứ hai là người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo, cận nghèo. Tính đến ngày 14-4, nhóm này có 91.720 người, số tiền hỗ trợ dự kiến hơn 101 tỉ đồng, được hỗ trợ 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6-2020), nhận 1 lần.
Tại Quảng Nam, ông Trần Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh, cho biết vừa gửi báo cáo tổng hợp một số khó khăn trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2020. Theo ông Chiến, các địa phương gặp nhiều lúng túng trong việc thống kê danh sách các đối tượng được hỗ trợ, nhất là với người lao động không có hợp đồng, kể cả sau khi Thủ tướng ban hành Quyết định 15/2020.
Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Quảng Nam có hơn 350.000 người cần được hỗ trợ theo Nghị quyết 42/2020, với tổng số tiền dự kiến là hơn 780 tỉ đồng.
Nhóm PV
Sở Du lịch TP.HCM đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Trong trường hợp dịch bệnh được khống chế trong tháng 9/2020, Sở đề xuất tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa, xin gia hạn nộp thuế 2020 trong thời hạn từ 6-12 tháng. Covid-19 ảnh hưởng mạnh tới du lịch lữ hành của TP.HCM - Ảnh: Huyền Trâm. Tìm hiểu tình hình khó khăn của doanh nghiệp trong...