TPHCM: Hơn 45.000 ca Covid-19, máu điều trị thiếu khắp nơi
Ngày 22/7, Việt Nam ghi nhận 6.194 ca mắc mới, trong đó TPHCM chiếm 4.218 trường hợp.
Bộ trưởng Y tế: “Không để hệ thống y tế quá tải”
Trước đó, cuối ngày 21/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp với các lực lượng của Bộ Y tế hỗ trợ TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Long An để triển khai công tác phòng chống dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế cùng bộ phận phía Nam đã thống nhất chỉ đạo phân loại các trường hợp nghi nhiễm; nhiễm; trường hợp bệnh nhân tiến triển và bệnh nhân nặng.
Theo đó, tại TPHCM và các địa phương phía Nam dự báo tiếp tục có diễn biến phức tạp, số ca bệnh sẽ gia tăng, và đặc biệt có thể xuất hiện bệnh nhân nặng trong thời gian tới đây. Do đó song song với việc giảm số ca mắc thì việc giảm tỷ tử vong được coi là nhiệm vụ ưu tiên, hàng đầu.
Về giảm tải hệ thống y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế cùng bộ phận phía Nam đã thống nhất chỉ đạo phân loại các trường hợp nghi nhiễm; nhiễm; trường hợp bệnh nhân tiến triển và bệnh nhân nặng.
“Không để hệ thống y tế quá tải, hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong. Bộ Y tế đã có kế hoạch thiết lập trung tâm hồi sức cấp vùng để sẵn sàng hỗ trợ địa phương khi cần”, Bộ trưởng Long nhấn mạnh. Xem thêm tại đây.
Dịch Covid-19 phức tạp, máu điều trị thiếu khắp mọi nơi
TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết: “Tình trạng khan hiếm máu do dịch bệnh đã xảy ra vài lần từ đầu năm 2020 nhưng đây là lần đầu tiên, các Trung tâm Truyền máu trên cả nước đối mặt với tình hình hết sức khó khăn và căng thẳng bởi dịch bệnh lan rộng và khó kiểm soát hơn”.
Video đang HOT
Nhiều địa phương không thể tổ chức hiến máu trong thời gian dài như: Bắc Ninh, Bắc Giang, TPHCM…., lượng máu tiếp nhận giảm nghiêm trọng. Trong khi nhu cầu sử dụng máu tại các bệnh viện cả tuyến TW lẫn tuyến tỉnh vẫn rất lớn, gồm cả chế phẩm máu cho điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.
Trên thực tế, khắp mọi nơi đều xảy ra tình trạng thiếu máu. Không chỉ thiếu máu chia theo nhóm máu, mà còn thiếu chế phẩm tiểu cầu, nhiều nơi có thời điểm chỉ cung cấp được 50 – 70% nhu cầu máu là thực trạng lúc này.
Tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy, công tác tiếp nhận máu và tiểu cầu từ nguồn hiến tình nguyện của Bệnh viện Chợ Rẫy bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Theo TS.BS Lê Hoàng Oanh, Giám đốc Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy, lượng tiểu cầu dự trữ tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ còn vỏn vẹn 13 đơn vị.
Số lượng máu dự trữ tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ còn 2.198 đơn vị và lượng tiểu cầu dự trữ còn vỏn vẹn 13 đơn vị.
Bên cạnh đó, số lượng máu dự trữ tại trung tâm cũng chỉ còn 2.198 đơn vị, trong khi lượng máu sử dụng trong cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy ở thời điểm hiện tại trung bình 200-300 đơn vị/ngày.
“Mỗi ngày, chúng tôi chỉ tiếp nhận được khoảng từ 15-17 người đến hiến máu”, TS.BS Lê Hoàng Oanh chia sẻ.
Lãnh đạo Trung tâm hiến máu Chợ Rẫy cho biết, việc đảm bảo nguồn máu để cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân, trong đó có cả những bệnh nhân mắc Covid-19 cần phải truyền máu, trở thành thách thức lớn đối với đơn vị trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Xem thêm tại đây.
Người dân đội mưa lớn đi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đợt 5
Ngày 22/7, toàn TPHCM đồng loạt tổ chức tiêm vắc xin diện rộng đợt 5 ở khắp các quận, huyện trong chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay.
Ghi nhận của PV tại điểm tiêm nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng (quận 11), từ 7h sáng, người dân đã bắt đội mưa để về điểm này làm thủ tục tiêm chủng.
Từ 7h sáng, người dân đã bắt đội mưa để về điểm này làm thủ tục tiêm chủng.
“Mưa gió có là gì đâu, tiêm vắc xin là trên hết, nghe được tiêm mừng lắm. Tôi tiêm vắc xin để cảm thấy yên tâm hơn khi mà mỗi ngày TPHCM ghi nhận thêm nhiều F0″, một người dân cho biết. (Ảnh: Phạm Nguyễn)
8h sáng, những mũi vắc xin đầu tiên của đợt tiêm chủng thứ 5 đồng loạt được các y bác sĩ tiêm cho người dân. Xem thêm tại đây.
Phun khử khuẩn toàn địa bàn TPHCM trong 7 ngày
Trao đổi với Dân trí ngày 22/7, đại diện Bộ Tư lệnh TPHCM cho biết, đơn vị sẽ mở đợt cao điểm phun khử khuẩn diện rộng trên toàn địa bàn thành phố.
Dự kiến, cao điểm sẽ bắt đầu từ ngày 23/7 và kết thúc ngày 29/7, với mục tiêu khử khuẩn toàn bộ quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Theo kế hoạch tổ chức tiêu độc, khử khuẩn tại địa bàn TPHCM, 20 xe chuyên dụng của các lực lượng sẽ được huy động.
Lữ đoàn Phòng hóa 87 thực hiện phun xịt, khử khuẩn tại một địa điểm ở TPHCM (Ảnh: Quang Huy).
Cụ thể, các phương tiện thực hiện gồm 4 xe chuyên dụng của Bộ Tư lệnh TPHCM, 6 xe chuyên dụng của các địa phương, 4 xe của Lữ đoàn phòng hóa 87, 6 xe của Tiểu đoàn 38 (Phòng Hóa, Quân khu 7) cùng 2 xe dẫn đường.
“Trong ngày 23/7, các lực lượng sẽ thực hiện tiêu độc, khử khuẩn tại thành phố Thủ Đức và huyện Bình Chánh. Theo dự kiến, mỗi ngày, các lực lượng sẽ thực hiện phun khử khuẩn từ 2 đến 4 quận, huyện, tùy thuộc vào tình hình và phạm vi địa bàn. Về cơ bản, cao điểm sẽ kết thúc vào ngày 29/7 và hoàn thành mục tiêu khử khuẩn toàn bộ TPHCM”, đại diện Bộ Tư lệnh TPHCM thông tin. Xem thêm tại đây.
TPHCM: Mẫu xét nghiệm Covid-19 tại bệnh viện tồn đọng, Sở Y tế chỉ đạo khẩn
Sở Y tế yêu cầu Trung tâm điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 điều phối mẫu thử đến phòng xét nghiệm để đảm bảo tốc độ trả kết quả trong bối cảnh số mẫu tồn đọng rất nhiều.
Ngày 22/7, Sở Y tế TPHCM đã gửi công văn khẩn đến Trung tâm điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 thành phố, đề nghị đơn vị điều phối mẫu đến các phòng xét nghiệm để kịp trả tốc độ trong 12-24h.
Sở Y tế nhận định, số lượng mẫu xét nghiệm tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, đặc biệt các bệnh viện dã chiến bị tồn đọng rất nhiều, không trả kết quả xét nghiệm kịp thời. Thực trạng trên gây khó khăn cho công tác điều trị và xem xét cho người bệnh xuất viện.
Sở Y tế TPHCM cho biết số mẫu xét nghiệm Covid-19 tại các bệnh viện đang tồn đọng rất nhiều (Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn).
Tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, số ca mắc mới chưa có xu hướng giảm. Đến nay, hơn 35.000 người đang được cách ly và thu dung điều trị tại 40 bệnh viện.
Thời gian tới, mỗi quận, huyện sẽ thành lập thêm cơ sở tập trung ít nhất 1.000 giường cho các F0, riêng thành phố Thủ Đức là 3.000 giường. Để trả kết quả xét nghiệm kịp thời cho bệnh viện và xem xét cho bệnh nhân không triệu chứng xuất viện sớm, Sở Y tế đề nghị Trung tâm điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 thực hiện các nội dung chỉ đạo nêu trên.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết, trong ngày 21/7, thành phố có thêm 1.585 bệnh nhân xuất viện. Tổng số người mắc Covid-19 được điều trị khỏi trên địa bàn từ ngày 27/4 đến nay là 6.422 trường hợp.
Trong ngày 22/7, Bộ Y tế tiếp tục công bố thêm 4.218 bệnh nhân mắc Covid-19 tại TPHCM. Tổng số trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn trong đợt bùng phát dịch thứ 4 là 45.561 người.
Đồng Tháp: Phát hiện thêm 21 công nhân mắc Covid-19 Ngày 22/7, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong họp khẩn với lãnh đạo TP Sa Đéc, khi địa phương này vừa ghi nhận thêm 21 công nhân mắc Covid-19. Theo báo cáo của Trung tâm y tế TP Sa Đéc, qua lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR của 44 công nhân của một công ty cổ phần thực phẩm ở khu...