TPHCM: Hơn 25.000 trường hợp khám, cấp cứu dịp tết
Thông tin từ Sở Y tế TPHCM, trong 6 ngày nghỉ tết (từ ngày 29 tết đến hết mùng 4 tết), tổng số các trường hợp khám cấp cứu, tai nạn điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP là 25.566 trường hợp.
Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhân dân 115
Trong đó tai nạn giao thông 2.513 trường hợp; tai nạn sinh hoạt 2.232 trường hợp; tai nạn do pháo nổ 36 trường hợp; tai nạn do đả thương 266 trường hợp; ngộ độc 88 trường hợp; số còn lại do các nguyên nhân khác. Ngành y tế TP ghi nhận 4 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, 3 trường hợp tử vong do tai nạn sinh hoạt, 41 trường hợp tử vong do nguyên nhân khác.
Công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn được đảm bảo. Cụ thể: ngày 23-1, Sở Y tế đã tiến hành kiểm tra công tác kiểm dịch y tế tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; cùng đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra công tác chuẩn bị cho thu dung, điều trị viêm hô hấp cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM.
Trong ngày 24-1, Sở Y tế TPHCM đã tham gia cùng Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm Trưởng đoàn, tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống nCoV tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Nhân dân 115; qua công tác kiểm tra, ghi nhận các đơn vị đều đã tổ chức tốt các khâu chuẩn bị, tiếp nhận, thu dung và điều trị bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tiếp tục duy trì tăng cường kiểm tra công tác kiểm dịch y tế tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Ngày 27-1, Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM tiếp nhận 2 bệnh nhận nghi nhiễm vi rút Corona mới (nCoV).
Tuy nhiên, sau khi cách ly điều trị, khai thác bệnh sử, tiền sử của 2 bệnh nhân này không thấy có yếu tố dịch tể đi vào vùng dịch bệnh, và kết quả xét nghiệm PCR Âm tính, 2 bệnh nhân này đã được xuất viện.
THÀNH SƠN
Theo sggp
Không nên hoang mang trước những thông tin không rõ ràng về bệnh viêm phổi cấp
Dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng coronavirus tại Trung Quốc đã khiến 2 người tử vong và có nguy cơ lây lan rộng gây lo lắng cho không ít người. Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM về căn bệnh này và cách phòng chống.
PHÓNG VIÊN: Thưa ông, mức độ nguy hiểm của bệnh viêm phổi cấp do chủng coronavirus mới ra sao và tác nhân gây bệnh là gì?
TS-BS NGUYỄN VĂN VĨNH CHÂU: Ngày 7-1-2020, Trung Quốc đã xác định được chủng virus mới thuộc họ coronavirus (và được gọi là 2019-nCoV). Đây là một loại virus mới cùng họ Corona với các virus đã biết trước đây bao gồm SARS-CoV (gây bệnh SARS) và MERS-CoV (gây bệnh viêm phổi vùng Trung Đông). Các virus này có nguồn gốc từ động vật và lây truyền sang người. Điều may mắn là khả năng lây từ người sang người hiện còn rất hạn chế.
TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 13-1-2020 đã ghi nhận 59 ca trường hợp viêm phổi cấp do chủng coronavirus mới tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hầu hết các bệnh nhân này có yếu tố dịch tễ liên quan chợ hải sản của thành phố (Seafood City market), nơi bán hải sản và động vật sống.
Trong số 59 bệnh nhân, có 41 bệnh nhân cho kết quả xét nghiệm dương tính với một chủng coronavirus hoàn toàn mới (trước đây chưa được biết đến). Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ho, khó thở và có tổn thương viêm phổi lan tỏa 2 bên trên phim X-quang. Theo những thông tin cho đến hiện nay, bệnh viêm phổi do coronavirus mới này có biểu hiện lâm sàng không nghiêm trọng (so với bệnh SARS, MERS). Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về việc lây truyền từ người sang người.
Sử dụng máy đo thân nhiệt tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để giám sát dịch bệnh
Vậy các ca bệnh mới phát hiện tại các nước khác là do đâu?
Cho đến nay có 2 trường hợp nhiễm virus nCoV-2019 bên ngoài Vũ Hán, Trung Quốc. Trường hợp thứ nhất được phát hiện tại Bangkok, Thái Lan. Đây là một phụ nữ Trung Quốc (61 tuổi), sống tại Vũ Hán, bắt đầu sốt ngày 5-1-2020, ngày 8-1-2020 bà cùng 5 thành viên trong gia đình đi theo tour du lịch 16 người đến Thái Lan. Bà được cách ly khi đến phi trường Suvarnabhumi do sốt, sau đó nhập viện. Tình trạng của bệnh nhân đã ổn định sau đó.
Không có ai đi cùng đoàn bị nhiễm bệnh. Ca thứ hai là một người đàn ông Nhật Bản khoảng 30 tuổi, đi du lịch đến Trung Quốc và khởi sốt ngày 3-1 khi đang ở Vũ Hán. Ông ta quay về Nhật ngày 6-1 rồi nhập viện do ho, sốt kéo dài. Kết quả xét nghiệm sau đó cho kết quả dương tính với nCoV. Bệnh nhân sau đó đã ổn và xuất viện. Theo dõi cho đến hiện nay những người chăm sóc cho bệnh nhân này cũng như người thân trong gia đình không có ai bị nhiễm bệnh.
Như vậy cho đến nay tất cả các ca nhiễm bệnh chỉ xảy ra ở Vũ Hán, và kể từ sau ngày 3-1-2020 chưa phát hiện thêm ca bệnh mới. Bệnh chưa có khả năng lây từ người sang người trong giai đoạn này. Các cơ quan kiểm dịch quốc tế tại Việt Nam cũng như các nước lân cận đang tăng cường giám sát các du khách đến từ Vũ Hán để kịp thời cách ly điều trị (nếu có).
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã chuẩn bị như thế nào để đối phó trong trường hợp không may xảy ra dịch bệnh này?
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và Sở Y tế TPHCM, bệnh viện đã có kế hoạch sẵn sàng tiếp nhận và cách ly các ca nghi ngờ đến từ Vũ Hán tại khu vực cách ly bệnh hô hấp của bệnh viện (nơi trước đây dùng để cách ly cúm gia cầm, MERS...) được trang bị phòng áp lực âm và đầy đủ các thiết bị phòng hộ cá nhân. Về mặt chẩn đoán, phòng xét nghiệm sinh học phân tử của bệnh viện phối hợp với các chuyên gia Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (Anh quốc) đã xây dựng quy trình xét nghiệm sàng lọc phát hiện chủng coronavirus mới (2019-nCoV) theo hướng dẫn vừa được công bố của WHO ngày 17-1-2020.
Ông có khuyến cáo gì tới người dân trong việc chủ động phòng, chống dịch bệnh?
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ xâm nhập, người dân cần tuân thủ vệ sinh cá nhân (rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, mang khẩu trang và tự cách ly khi có biểu hiện hô hấp...). Đây là các biện pháp đơn giản không chỉ ngừa bện coronavirus mà ngừa được các bệnh lây qua đường hô hấp khác như cúm; Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã. Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi tại thành phố Vũ Hán trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Đặc biệt, người dân không nên hoang mang trước những thông tin không rõ ràng, thiếu khoa học về căn bệnh trên mạng xã hội.
THÀNH AN thực hiện
Theo SGGP
Hy hữu: Cùng lúc thay cả 2 khớp háng cho cụ ông gần 90 tuổi Nhập viện vì gãy chân trái do tai nạn giao thông, qua chiếu chụp các bác sĩ phát hiện chân phải của ông Nguyễn Văn K. cũng đã bị gãy cổ xương đùi từ lâu... Hình ảnh chiếu chụp cho thấy bệnh nhân bị gãy khớp háng cả hai bên Sáng nay, 17-1, Bệnh viện Việt Đức cho biết, các bác sĩ bệnh...