TPHCM: Học lịch sử qua bảng tên đường
UBND quận 1 (TPHCM) vừa có công văn đề nghị UBND TP cho phép thực hiện các bảng tóm tắt tiểu sử tên đường, cầu đường trên địa bàn quận 1 để tăng cường giáo dục truyền thống.
Theo đó, đối với các bảng tên đường, cầu là tên các nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử sẽ có kèm theo thông tin tóm tắt về tiểu sử nhân vật, gốc tích địa danh để người dân có cơ hội được biết đến lai lịch của những nhân vật được đặt tên đường.
Hiện TPHCM có hơn 1.300 con đường được đặt tên, trong đó hầu hết là các tên đường gắn liền với tên các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, cán bộ cách mạng… Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát về kiến thức lịch sử, văn hóa của thanh niên TPHCM gần đây (gần 2.000 mẫu khảo sát) cho thấy con số đáng buồn là hơn 70% không biết lai lịch đường phố họ đang sống, gần 40% không biết Hùng Vương là ai, 49% không biết Trần Quốc Toản, 65% không biết Trương Định…
Video đang HOT
Trước đây TPHCM cũng từng thực hiện chương trình dạy lịch sử trên đường phố bằng các pano thông tin tiểu sử nhân vật, sự kiện lịch sử treo trên các cột điện, đèn đường dọc các tuyến đường. Tuy nhiên, do pano bằng vải nên chỉ mỗi lần thực hiện chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. Đây lại là chương trình xã hội hóa nên chỉ thực hiện được vài lần thì ngừng.
Hiện Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận đã chỉ đạo giao Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch nghiên cứu đề xuất trên của UBND quận 1 để trả lời cho quận theo thẩm quyền.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Quảng Ngãi: Hơn 100 người tìm kiếm thầy hiệu trưởng bị nước cuốn
Trên đường từ trường về nhà, hiệu trưởng trường THCS Sơn Bao, Quảng Ngãi, bị rơi xuống cống thoát nước chảy xiết.
Mưa lớn kéo dài khiến mực nước lũ dâng cao ở khu vực đầu nguồn các dòng sông, suối ở Quảng Ngãi.
Bà Nguyễn Thị Thành, Trưởng Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) cho biết, sáng 7/11, chính quyền địa phương đã huy động nhiều canô cùng hơn 100 cán bộ chiến sĩ công an, bộ đội để tìm kiếm thầy giáo Võ Văn Tùng, Hiệu trưởng trường THCS Sơn Bao, bị lũ cuốn mất tích từ chiều tối qua.
"Dự lễ kết nạp Đảng cho một số giáo viên của trường, thầy Tùng về nhà trong cơn mưa lớn đã sụp xuống cống thoát nước chảy xiết ra dòng sông Rin. Suốt từ đêm qua đến giờ nhiều giáo viên các trường học trên địa bàn huyện cũng tham gia tìm kiếm thầy Tùng dọc hai bên bờ sông Rin", bà Thành nói.
Trong khi đó, tối qua, anh Nguyễn Đức Cảnh, công nhân Công ty Sông Đà, trong lúc thi công hầm phụ số 2 dự án thủy điện Đăkđrinh, do sạt lở đất đã sa chân rơi xuống dòng suối Huy Măng và bị lũ lớn cuốn trôi. Ông Võ Thìn, Chánh Văn phòng UBND huyện miền núi Sơn Tây cho biết, gần 100 người được huy động để tìm kiếm từ tối qua đến giờ nhưng vẫn chưa thấy dấu vết của anh Cảnh.
Theo ông Thìn, hai ngày qua, mưa lớn liên tục trút xuống khiến mực nước lũ trên các sông suối dâng cao gây ngập sâu trường Dân tộc Nội trú, Trung tâm y tế huyện Sơn Tây. Một số hộ dân sống dọc hai bên suối Huy Măng có nguy cơ bị sạt lở buộc phải di dời đến vùng cao an toàn. Mưa lớn kéo dài cũng gây sạt lở 5 ngôi nhà, nhiều tuyến đường liên xã bị tắc nghẽn do sạt lở núi kéo theo hàng nghìn m3 đất đá chắn ngang đường.
Trước tình hình lũ lớn dâng cao, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão & tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi đề nghị các huyện, thành phố khẩn trương triển khai phương án phòng chống lũ theo cấp báo động nguy hiểm. Rà soát, sẵn sàng phương án di dời, sơ tán dân ở vùng trũng, thấp ven sông, ven biển, vùng sạt lở núi. Kiểm soát các bến đò ngang, đò dọc; cắm biển báo và phân công người canh gác 24/24h tại các khu vực có nước chảy xiết, các tuyến đường thường xuyên bị sạt lở để hướng dẫn người và phương tiện qua lại an toàn.
Theo Xahoi
Áp thấp có thể không mạnh thành bão khi vào miền Nam Dù dự báo chiều nay áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão và đổ bộ vào đất liền, song đến 17h, cơ quan dự báo kết luận khả năng này là 50 - 50. Theo bản tin lúc 17h30 ngày 6/11 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 16h chiều nay, tâm áp thấp nhiệt đới...