TP.HCM: Hai người bị nhồi máu cơ tim vào sáng sớm
2 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội, vã mồ hôi, nguy kịch được các bác sĩ BV Nguyễn Trãi cứu sống.
Ngày 25-1, BS Hồ Dũng Tiến, Trưởng khoa Tim mạch 1, Bệnh viện (BV) Nguyễn Trãi (quận 5, TP.HCM) cho biết Khoa vừa cấp cứu cho 2 trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nguy kịch vào cuối tuần qua.
Trường hợp đầu tiên là ông NTH (65 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM), khi đang đi mua cà phê thì đột ngột lên cơn đau thắt ngực trái ngất xỉu vào khoảng 6 giờ sáng 16-1. Khi được người đi đường đỡ dậy thì ông H. vẫn tỉnh, nhận biết được xung quanh nhưng vẫn đau ngực trái dữ dội như bị bóp nghẹt, lan từ ngực trái sang giữa xương ức, nghỉ ngơi không giảm kèm theo khó thở, vã mồ hôi. Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá nhiều.
Trường hợp thứ 2 là ông TTH (64 tuổi, ngụ quận 6, TP.HCM), bị đau thắt ngực trái kèm khó thở dữ dội vào sáng sớm ngày 17-1. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, rối loạn lipid máu và cũng hút thuốc rất nhiều.
BS Hồ Dũng Tiến thăm bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim trước khi xuất viện. Ảnh: BVCC
“Lúc nhập viện, cả hai bệnh nhân đều đau ngực dữ dội, vã mồ hôi, huyết áp và nhịp tim rất thấp, tính mạng bị đe dọa. Hai bệnh nhân được các bác sĩ trực cấp cứu thăm khám và chẩn đoán ngay bệnh lý nhồi máu cơ tim cấp nghĩ nhiều đến tắc nghẽn động mạch vành”, BS Tiến chia sẻ.
Sau xử trí đặt stent tái thông động mạch vành tắc nghẽn, hai bệnh nhân đã ổn định và xuất viện.
Theo BS Hồ Dũng Tiến, ngoài các yếu tố cao tuổi, có bệnh nền, hút thuốc lá nhiều, thời tiết lạnh cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh mạch vành như đau ngực, nhồi máu cơ tim cấp và tai biến mạch máu não.
Hình ảnh động mạch mạch vành phải bị tắc nghẽn hoàn toàn của một bệnh nhân. Ảnh: BVCC
“Cụ thể vào mùa lạnh, huyết áp thường tăng cao so với mùa hè khoảng 5 mmHg, sự duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch, đột quỵ. Nhiệt độ giảm xuống cũng khiến các mạch máu co lại dễ dẫn đến tai biến. Những năm gần đây ngoài người cao tuổi, số lượng người trẻ bị nhồi máu cơ tim cũng có xu hướng tăng lên”, BS Tiến phân tích.
BS Tiến khuyến cáo người dân, nhất là người cao tuổi vào dịp Tết khi thời tiết chuyển lạnh cần giữ ấm đầy đủ cho cơ thể, hạn chế ra ngoài khi nhiệt độ quá thấp. Với những người có sẵn bệnh lý tim mạch, cần tuân thủ vào phác đồ đang điều trị. Khi có các dấu hiệu như chóng mặt đột ngột, khó thở, đau nhói khó chịu vùng xương ức, đổ mồ hôi lạnh, nhịp tim bất thường thì cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Mất mạng vì hành động sai lầm khi đau tức ngực: 4 việc nguy hiểm chết người chớ làm
Những phương pháp cứu sống khi bị đau tức ngực, hãy ghi nhớ những điểm này, bạn có thể cứu sống mình lúc nguy cấp, chuyển tiếp cho nhiều người cùng xem, tránh thảm kịch xuất hiện.
Bài viết dưới đây là chia sẻ của một nhân viên y tế tại bệnh viện ở Chiết Giang, Trung Quốc.
Tôi là một nhân viên y tế chuyên lái xe cứu thương, một hôm tình cờ gặp một bác sĩ cấp cứu, ông ấy đã kể cho tôi một trường hợp đặc biệt đau lòng.
Hôm đó bác sĩ nhận nhiệm vụ cấp cứu, bệnh nhân là một người đàn ông trung niên 45 tuổi, đột ngột đau tức ngực kèm theo ngạt thở và vã mồ hôi. Lần đầu gọi điện, bác sĩ nghi ngờ có thể là nhồi máu cơ tim nên khuyên bệnh nhân ngồi yên hoặc tựa người vào tường để chờ xe cấp cứu đến. Tuy nhiên, khi bác sĩ đến hiện trường thì thấy rất đông người tập trung ở hành lang lầu dưới, lúc đó bác sĩ đã nhận ra có điều bất ổn.
Người đàn ông bị đau tức ngực nghi nhồi máu cơ tim nhưng lại liên tục đập tay vào ngực. (Ảnh minh họa)
Trong đám đông, có người la lên: "Đừng cử động! Đừng động vào anh ấy!". Khi đến nơi phát hiện bệnh nhân đã giãn đồng tử, phản xạ ánh sáng biến mất, điện tâm đồ thẳng... Sau thời gian dài cấp cứu, bệnh nhân được tuyên bố tử vong. Tôi hơi ngạc nhiên, hỏi bác sĩ: "Sao bệnh nhân lại xuống lầu, mà không ở nhà gọi xe cấp cứu?"
Bác sĩ thở dài kể: "Khi tôi gọi điện để hướng dẫn cách sơ cứu, tôi đã dặn anh ấy rõ ràng là không được cử động mạnh và yên lặng chờ xe cấp cứu của chúng tôi đến. Nhưng sau đó vợ của bệnh nhân nói với chúng tôi rằng anh ấy rất đau và đang vật vã, tự mình chạy xuống lầu, nhưng đi mấy bước thì ngã vào thang máy, mãi không tỉnh".
Tôi nghe xong cũng cảm thấy rất buồn, thực sự nếu ngồi yên chờ bác sĩ cấp cứu đến thì có lẽ bệnh nhân sẽ tránh được thảm cảnh này, nhưng sau đó bác sĩ cấp cứu đã nói điều này với tôi khiến tôi rất tức giận. Bác sĩ cho biết, vợ của bệnh nhân chia sẻ rằng bệnh nhân đã xem một số phương pháp cấp cứu nhồi máu cơ tim trên mạng. Anh ấy vừa đập mạnh vào ngực vừa chạy xuống cầu thang, cho rằng điều này sẽ làm giảm các triệu chứng của anh ấy. Đập vào ngực sẽ làm mở các mạch máu bị tắc nghẽn, chạy có thể giúp máu lưu thông nhanh hơn.
Chỉ vì tin những thông tin thiếu căn cứ trên mạng mà người đàn ông đã tử vong. (Ảnh minh họa)
Sau khi nghe những gì bác sĩ nói, cả hai chúng tôi im lặng nhìn nhau một lúc lâu mà không nói gì. Tôi cảm thấy rất buồn vì những thông tin thiếu khoa học thực sự có thể làm chết người. Mùa đông sắp đến, tai biến tim mạch và mạch máu não tăng cao, nếu đột ngột đau tức ngực thì phải làm sao?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau tức ngực có thể do nhồi máu cơ tim, tràn khí màng phổi, bóc tách động mạch, và thậm chí một số bệnh đường hô hấp cũng có thể gây ra đau ngực. Đau ngực mà chúng ta đang nói đến hôm nay chính là đau tức ngực do thiếu máu cơ tim, nguyên nhân thường gặp nhất là do mạch máu bị hẹp hoặc tắc nghẽn dẫn đến nhồi máu cơ tim, nếu không xử lý đúng cách sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Những việc không nên tự ý làm khi bị đau tức ngực
Trước hết cần phải bác bỏ một số tin đồn, để tránh gây hại cho sức khỏe
1. Ho mạnh
Trước hết, tôi muốn nói với mọi người rằng: Phương pháp điều trị này thực sự tồn tại. Nhưng phương pháp này chỉ có thể được sử dụng trong các trường hợp cụ thể.
Kịch bản như sau: Một bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim đang nằm trong bệnh viện, dưới sự theo dõi điện tâm đồ, bác sĩ sẽ liên tục theo dõi sự thay đổi hoạt động điện tim của bệnh, nhưng một khi xuất hiện vấn đề, bác sĩ sẽ bảo bệnh nhân ho, để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, rung thất có thể xảy ra do gắng sức trong khi ho gây tử vong. Một khi xảy ra rung thất, nhân viên y tế sẽ ngay lập tức thực hiện khử rung bằng điện.
Nếu bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, không được nghỉ ngơi mà ho nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và tăng tiêu thụ oxy của cơ tim, có thể làm nặng thêm tình trạng của bệnh nhân. Do đó, việc ho mạnh khi bị đau ngực đột ngột là điều sai lầm.
2. Ấn mạnh các huyệt
Đau ngực do bệnh tim gây ra bởi sự thu hẹp hoặc thậm chí tắc nghẽn của các mạch máu cung cấp cho tim. Cơn đau cũng có thể đẩy nhanh nhịp đập của trái tim vốn đã bị bệnh, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhưng: ấn mạnh vào huyệt đạo. Việc gắng sức sẽ gây đau, khi đau sẽ tạo ra kích thích dẫn đến máu bị đẩy nhanh, tăng tiêu thụ oxy, tăng tải cho tim, làm nặng thêm tình trạng bệnh, nguy hiểm đến tính mạng.
Ghi nhớ: Không vận động mạnh hoặc kích thích người bệnh khi có biểu hiện đau tức ngực.
3. Uống nước lạnh
Hẹp mạch máu hoặc cục máu đông bị tắc nghẽn là những nguyên nhân phổ biến gây đau ngực. Thiếu máu cục bộ cơ tim có thể gây ra đau ngực. Cách điều trị cuối cùng của chúng ta là "đặt stent" để mở các mạch máu bị tắc nghẽn. Uống nước lạnh có kích thích thần kinh không? Không có khoa học nào chứng minh cả.
4. Đập ngực
Vì lý do tương tự: đập mạnh sẽ kích thích cơn đau, tăng tiêu thụ oxy và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Đập mạnh có thể mở ra các mạch máu bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp? Điều này rất vô lý. Nếu là đau ngực do nhồi máu cơ tim thì cơn đau tức ngực bị ép, kèm theo ngạt thở, vã mồ hôi, thậm chí buồn nôn (các triệu chứng này xuất hiện cùng lúc).
Đề phòng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim
Phương pháp tốt nhất: Để bệnh nhân thư giãn, gọi số cấp cứu và chờ bác sĩ đến, không được vận động mạnh hoặc nghe theo lời đồn thổi.
Nếu bệnh nhân có tiền sử cơn đau thắt ngực, trong điều kiện huyết áp và nhịp tim bình thường, không tăng nhãn áp và không uống rượu, nên dùng nitroglycerin đặt dưới lưỡi để cắt cơn đau ngực.
Nếu bệnh nhân không bị loét dạ dày tá tràng hoặc có xu hướng chảy máu, ngay lập tức phải nhai và uống 3 viên aspirin (300 mg). Hướng dẫn bệnh nhân không vận động mạnh, có thể nằm thẳng hoặc nửa nằm, tư thế bệnh nhân cảm thấy thoải mái.
Nếu bệnh nhân hôn mê, không dùng thuốc qua đường uống để tránh hít phải tạp chất. Đồng thời, gọi cấp cứu và chờ cứu hộ. Đây là phương pháp cứu sống khi bị đau tức ngực, hãy nhớ những phương pháp này, bạn có thể cứu sống mình lúc nguy cấp, hãy chuyển tiếp cho nhiều người cùng xem và tránh bi kịch.
40 phút "nghẹt thở" cứu sống nam bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp Trong quá trình 40 phút thực hiện can thiệp, bệnh nhân đã có lúc bị ngưng tim, rung thất, buộc phải hồi sức tim, sốc điện 5 lần để lấy lại nhịp, bệnh nhân cũng được đặt máy tạo nhịp tạm thời để duy trì sự ổn định. Sáng 27/11, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho biết vừa cấp cứu can thiệp...