TP.HCM giải đáp việc người dân muốn về quê hay trở lại thành phố từ 1/10
TP.HCM dự kiến nới lỏng một số hoạt động từ 1/10, nhiều người dân bày tỏ mong muốn được về quê, số khác mong trở lại thành phố.
Ngành chức năng giải đáp về vấn đề này.
Ra vào thành phố bằng xe máy, ô tô cá nhân cần thủ tục gì?
TP.HCM đã giãn cách xã hội 4 tháng, người dân nhiều lần bày tỏ nguyện vọng được về quê; nhiều người khác mắc kẹt ở tỉnh ngoài nay muốn quay trở lại, nhất là khi TP sẽ nới lỏng giãn cách sau 30/9.
Gửi thư đến báo VietNamNet, bạn Tuệ Mẫn ở phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức, TP.HCM, bày tỏ sự sốt ruột về hoàn cảnh của mình.
Mẫn chia sẻ, có 3 con về quê Long Khánh (Đồng Nai) với ông bà nội từ nghỉ hè và mắc kẹt tại đó cho đến nay do TP.HCM nhiều đợt giãn cách.
“Đã 4 tháng qua tôi chưa có cách nào để đón các cháu, các con tôi còn nhỏ, mới 4-8 tuổi, ông bà trông nom lâu đã quá sức. Nhà ông bà lại không đủ điều kiện thiết bị và mạng Internet để phục vụ 2 cháu lớn học online, trong khi trường cháu đã khai giảng hơn 1 tháng nay.
TP.HCM kiểm soát nghiêm ngặt người dân ra vào TP. Ảnh: Thanh Tùng
Tôi rất sốt ruột, muốn được đón các cháu về để chăm sóc và đảm bảo việc học cho các con. Vợ chồng tôi ở TP.HCM đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, sẵn sàng đi con bất cứ khi nào chính quyền cho phép”, bạn Tuệ Mẫn chia sẻ, đồng thời mong muốn sau 30/9, TP sẽ cho phép những người có “thẻ xanh” (tiêm đủ 2 mũi vắc xin) được phép đi lại. .
Bạn Trương Văn Hải, ngụ tại phường Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú) hỏi về thủ tục di chuyển ra khỏi TP để đi làm.
“Hiện tại em đã nhận được thông báo trúng tuyển từ một công ty ở Bình Dương. Dự kiến nhận việc đầu tháng 10 và thực hiện 3 tại chỗ ở công ty. Em cần di chuyển sang tỉnh Bình Dương có được không? Hiện em đã chuẩn bị: xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2; đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin; thông báo trúng tuyển của công ty ở Bình Dương”, bạn Hải hỏi.
Một bạn đọc cũng thắc mắc: “Những người ở quê chưa tiêm và ở vùng xanh có được lên TP làm?”. Trong khi nhiều bạn đọc khác đặt câu hỏi, với dự thảo chỉ thị nới lỏng các hoạt động từ 1/10, chính quyền TP vẫn chưa đề cập đến vấn đề người dân ra vào TP bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân cần thủ tục gì?.
Video đang HOT
Cần thời gian chuẩn bị kỹ mới quyết định
Tại buổi họp báo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 27/9, PV VietNamNet đặt câu hỏi: “Thời gian qua, rất nhiều người dân muốn rời khỏi TP.HCM, số khác ở TP lại mắc kẹt tại các tỉnh ngoài muốn về lại, cần đáp ứng các điều kiện gì mới được lưu thông?”.
Ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố cho biết, hiện nay, phải căn cứ vào tình hình dịch bệnh của TP và các tỉnh, thành khác, cũng như sự chỉ đạo thống nhất của Bộ GTVT. Từ đó, phải có sự phối hợp chặt chẽ mới quyết định được ai được đi từ TP ra, ai được về lại TP.
Cần có thời gian chuẩn bị kỹ mới có thể quyết định ai được đi từ TP ra, ai được về lại TP
Ông Hải cho biết thêm, Sở GTVT, Công an TP đã họp với UBND TP để trao đổi, sau đó xin ý kiến Sở GTVT, Công an và lãnh đạo các tỉnh, thành mới quyết định được.
“Đây là việc rất khó, nên cần có một thời gian để chuẩn bị rất kỹ mới có quyết định ra khỏi TP và về TP như thế nào”, ông Hải nói.
Sở GTVT TP cho biết, tính từ 20/7 đến 20/9, Sở đã phối hợp đưa gần 33.000 người dân ở TP.HCM về quê.
Theo đó, Sở GTVT các tỉnh, TP khi có kế hoạch tổ chức vận chuyển, cần báo cáo, tham mưu UBND tỉnh, TP có phương án như: số lượng, đối tượng, danh sách người dân được tỉnh, TP đồng ý tiếp nhận; phương thức vận chuyển; thời gian; cơ quan đầu mối, người liên hệ,…
Những thông tin trên gửi về UBND TP.HCM, để Sở GTVT TP có cơ sở tham mưu phối hợp tổ chức thực hiện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh; đặc biệt, trong thời điểm hiện nay TP đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Đối với cá nhân đang lưu trú tại TP.HCM và muốn về quê, Sở GTVT cho biết, người dân cần đăng ký với các xã, phường, thị trấn nơi lưu trú hoặc thông qua các đoàn thể như hội đồng hương tỉnh, TP đó tại TP.HCM để được hướng dẫn, tránh tình trạng tự đi về và bị buộc quay trở lại.
Đề xuất bỏ yêu cầu đã tiêm vắc xin, xét nghiệm âm tính khi đi lại liên tỉnh
Kế hoạch khôi phục hoạt động vận tải hành khách trong 5 lĩnh vực của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đưa ra các yêu cầu, điều kiện mới khi đi lại giữa các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội.
Hai yêu cầu bắt buộc với hành khách
Ngày 21/9, Bộ GTVT công bố dự thảo lần một về kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không). Bộ này gửi xin ý kiến các Bộ Y tế, Công an, Quốc Phòng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sau khi tiếp thu ý kiến, tổng hợp, dự thảo 2 được Bộ GTVT đưa ra tối 24/9, đồng thời có văn bản gửi Bộ Y tế xin ý kiến, đề nghị sớm có góp ý đối với dự thảo, gửi bằng văn bản về Bộ GTVT trước 11h ngày 27/9 để Bộ GTVT hoàn thiện và ban hành kế hoạch.
Theo dự thảo kế hoạch lần 2, tại các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16 không tổ chức hoạt động vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của người dân đang cư trú tại địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện Chỉ thị số 16 (trừ các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép).
Các cảng hàng không, ga đường sắt trên địa bàn địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16 được hoạt động và tiếp nhận hành khách để đi, đến các địa phương khác không áp dụng Chỉ thị số 16.
Việc khôi phục hoạt động vận tải hành khách được Bộ GTVT áp dụng ở các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội (Ảnh: Quân Đỗ).
Đối với các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15, Chỉ thị số 19, Bộ GTVT nêu rõ việc tổ chức vận tải hành khách theo mức độ hạn chế tỷ lệ % phương tiện kinh doanh vận tải, hành khách của từng phương thức vận tải.
Tại các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện mức độ bình thường mới được tổ chức vận tải hành khách hoạt động bình thường.
Đối với hành khách khi đi trên phương tiện vận tải đến địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15, Chị thị số 19 phải đáp ứng 2 yêu cầu: Thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế, đồng thời khai báo trên địa chỉ suckhoe.dancuquocgia.gov.vn; thực hiện quy định về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người tham gia giao thông theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Điểm mới của dự thảo lần 2 là nguyên tắc y tế áp dụng đối với hành khách. Cụ thể, tại dự thảo lần một xây dựng theo 2 phương án, nhưng nay chỉ còn một phương án. Đáng lưu ý, dự thảo đưa ra yêu cầu đi lại với hành khách đã đơn giản hơn rất nhiều khi cắt bỏ hoàn toàn các điều kiện về tiêm vắc xin, giấy chứng nhận đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng, giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2...
Bộ GTVT yêu cầu phương tiện vận chuyển hành khách phải thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế hoặc hướng dẫn của Bộ GTVT.
Các loại hình vận tải hoạt động thế nào?
Đối với lĩnh vực hàng không , tần suất khai thác áp dụng theo 4 giai đoạn. Cụ thể: Giai đoạn một (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch) - tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 (thời điểm chưa bùng phát đợt dịch thứ tư) của hãng hàng không đó và có giãn cách ghế trên tàu bay;
Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 1), không vượt quá 70% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó.
Giai đoạn 3 (thực hiện kể từ khi kết thúc giai đoạn 2), không vượt quá tần suất trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó (không phải giãn cách ghế trên tàu bay).
Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới) các hãng được khai thác trở lại bình thường.
Trong thời gian thực hiện các giai đoạn một, giai đoạn 2, các đường bay mới, đường bay có tần suất một chuyến/ngày của mỗi hãng hàng không thì được khai thác với tần suất một chuyến/ngày; thực hiện giãn cách ghế trên tàu bay trong giai đoạn một.
Quá trình thực hiện từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình dịch Covid-19 tại các địa phương và trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND cấp tỉnh có cảng hàng không sân bay (nơi đi, nơi đến), Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng thực hiện một trong các giai đoạn nêu trên.
Tần suất khai thác của các hãng hàng không sẽ được thực hiện theo 4 giai đoạn (Ảnh: Tuấn Mark).
Đối với đường bộ, tần suất khai thác vận tải hành khách theo tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch; vận chuyển học sinh, sinh viên: Sở GTVT tham mưu UBND cấp tỉnh quyết định, trong đó xe hợp đồng (trừ trường hợp vận chuyển học sinh, sinh viên), du lịch không được chở quá 50% số người được phép chở cho đến khi thực hiện trạng thái bình thường mới.
Vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, Sở GTVT hai đầu tuyến tham mưu để UBND cấp tỉnh cho phép hoạt động lại tuyến cố định liên tỉnh; trong quá trình thực hiện từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình dịch Covid-19 tại các địa phương, Sở GTVT địa phương hai đầu tuyến thống nhất áp dụng thực hiện một trong 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn một (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch), thực hiện tối đa không vượt quá 40% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt số chuyến/tháng và có giãn cách chỗ trên phương tiện, không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm.
Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn một), tối đa không vượt quá 60% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt số chuyến/tháng và có giãn cách chỗ trên phương tiện, không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm.
Giai đoạn 3 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 2), thực hiện tối đa không vượt quá 80% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt về số chuyến/tháng.
Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới) được hoạt động trở lại bình thường.
Ba loại hình vận tải còn lại là đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa cũng áp dụng các yêu cầu chung theo kế hoạch này và thực hiện khôi phục vận tải theo 4 giai đoạn tương tự như hàng không và đường bộ, với tần suất khai thác phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù loại hình vận tải.
Đà Nẵng nới lỏng điều kiện rời khỏi thành phố Người dân rời Đà Nẵng chỉ cần liên hệ với nơi tiếp nhận, xin xác nhận của chính quyền cấp phường, xã thay vì Chủ tịch thành phố như trước. Tối 24/9, UBND TP Đà Nẵng ra thông báo hướng dẫn việc cho phép tổ chức, cá nhân ra khỏi địa phương này, nhằm đơn giản hóa hướng dẫn bốn ngày trước của...