TPHCM: Giá căn hộ tăng trung bình 10% mỗi năm
Giá căn hộ trung bình tại TP HCM năm 2018 là 1.600 USD/m2 còn Hà Nội là 1.300 USD/m2. Mức giá tại TPHCM tăng 10% mỗi năm trong khi ở Hà Nội là 1%.
Báo cáo về thị trường nhà ở của Savills Việt Nam cho thấy năm 2018, giá bán trung bình ở TP.HCM là 1.600 đô la Mỹ/m2, tăng trung bình 10%/năm trong 5 năm qua do giá tăng trên tất cả các phân khúc. Hạng A ghi nhận mức tăng giá cao nhât nhờ nguồn cung mới đạt những tiêu chuẩn dự án cao hơn; hạng B và C cũng ghi nhận mức tăng giá nhưng với tốc độ chậm hơn.
Giá bán trung bình tại Hà Nội năm 2018 ở mức 1,300 đô la Mỹ/m2, tăng nhẹ (1%) so với 2017; hạng A cũng ghi nhận mức tăng giá cao nhất. Do nguồn cung hạng B dồi dào, các chủ đầu tư đã đưa ra những mức giá cạnh tranh để duy trì doanh thu. Số lượng giao dịch hạng C tăng nhờ nhu cầu nhà giá rẻ tăng, các chủ đầu tư cũng đưa ra các điều khoản thanh toán, chương trình chiết khấu và khuyến mãi linh hoạt hơn để thu hút khách hàng.
Trong giai đoạn 2014 – 2018, số lượng giao dịch căn hộ đã tăng đáng kể ở cả TP.HCM và Hà Nội.
Ở TP.HCM, số lượng giao dịch đã tăng trung bình 44%/năm trong vòng 5 năm qua, với đỉnh cao nhất là 49,000 giao dịch năm 2018. Tỷ lệ hấp thụ cũng mới đạt 87% – mức cao nhất trong 5 năm vừa qua. Sự phát triển có thể được nhìn thấy rõ nhất ở phân khúc nhà giá rẻ, hay chính là tiêu chuẩn hạng C, là phân khúc chính của thị trường trong giai đoạn 2014 – 2018, chiếm 60% tổng số giao dịch. Nguồn cung trong tương lai trong phân khúc này khá lớn, vì vậy dự kiến căn hộ loại C sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường.
Trong năm 2018, số lượng giao dịch nhà ở tại Hà Nội tăng 20% so với 2017. Phân khúc trung cấp, hay chính là tiêu chuẩn hạng B, chiếm 61% tổng số lượng giao dịch. Trong giai đoạn 2014 – 2018, phân khúc hạng B chiếm 43-61% số lượng giao dịch, trong khi phân khúc hạng C chiểm 31% thị trường, tăng 6% theo năm. Hạng A cung cấp 8% do giá bán cao và nguồn cung mới hạn chế.
Video đang HOT
Về hồ sơ người mua, người mua nhà ở TP.HCM và Hà Nội có hồ sơ khá tương đồng. Người ở/ người sử dụng thực có xu hướng chiếm đa số trong phân khúc hạng C, trong khi đó hạng B thu hút các khách hàng có nhu cầu nâng cấp nhà ở và các nhà đầu tư mua để cho thuê. Phần lớn người mua căn hộ loại A là nhà đầu tư dài hạn.
Tỷ lệ người mua nhà có nhu cầu sử dụng thật cao phản ánh sự phát triển lành mạnh của thị trường. Hiện nay nguồn vốn mua nhà chủ yếu đến từ vốn chủ sở hữu bởi lãi suất cho vay tương đối cao và việc vay thế chấp nhà chỉ đáp ứng khả năng chi trả của một bộ phận nhỏ người mua; hiện chính phủ Việt Nam đang tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng thông qua nhiều chính sách tiền tệ.
Theo đánh giá của Savills, tình hình hoạt động của phân khúc cao cấp (hạng A) đã được cải thiện trong 3 năm gần đây, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước với mức định giá cạnh tranh và lợi suất cho thuê hấp dẫn. Số lượng người giàu (High Net-Worth Individuals – HNWI) trong nước ngày càng tăng và phân khúc trung cấp đang phát triển là bằng chứng cho tiềm năng của phân khúc BĐS cao cấp, hạng sang.
Đồng thời việc nới lỏng chính sách sở hữu BĐS cho người nước ngoài cũng đã thu hút được một số lượng người mua nhất định trên thị trường quốc tế. Trong năm 2018, thị trường HN & TP.HCM ghi nhận một nguồn cầu lớn từ các khách hàng quốc tế; một số lượng lớn các dự án nhà ở hạng A đã nhanh chóng đạt ngưỡng 30% định trước ở thời điểm mở bán.
Về triển vọng tương lai, Savills cho biết kinh tế khả quan, mức FDI cao và các chính sách tiền tệ phù hợp tạo cơ sở niềm tin rằng thị trường BĐS Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển; nguồn cung dự kiến sẽ tăng ở các thành phố chính để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đến năm 2020, phần lớn nguồn cung ở TP.HCM sẽ rơi vào phân khúc hạng C; còn hạng B dự kiến sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường Hà Nội.
Thanh Ngà
Theo Trí thức trẻ
Thị trường bất động sản năm 2019 có còn "hưng phấn"?
Những biểu đồ và số liệu trong báo cáo "Thị trường Nhà ở Việt Nam - Tầm nhìn & Triển vọng" của Savilsl mới đây đã chỉ ra một bức tranh khỏe mạnh của thị trường nhà ở Hà Nội và TP. HCM trong hiện tại và tương lai gần.
Savills Việt Nam vừa có báo cáo về "Thị trường Nhà ở Việt Nam - Tầm nhìn & Triển vọng" với những phân tích xung quanh các yếu tố nền tảng tác động đến thị trường nhà ở nước ta như: cơ cấu dân số, tốc độ đô thị hóa, nguồn vốn, tín dụng bất động sản, và cân đối cung - cầu. Những biểu đồ và số liệu trong ấn phẩm cũng chỉ ra một bức tranh khỏe mạnh của thị trường nhà ở Hà Nội và TP. HCM trong hiện tại và tương lai gần.
Tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam cao nhất khu vực.
Theo đó, Savills đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất khu vực (2,6%), quy mô hộ gia đình đang có xu hướng giảm dần. Cùng với đó là sự bùng nổ của giới thượng lưu....Đây là những nhân tố sẽ tác động tích cực lên triển vọng thị trường BĐS lên thời gian tới.
Dân số đô thị tăng lên nhanh chóng.
Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills Hà Nội đánh giá: "Những phân tích nhân khẩu học (tốc độ đô thị hóa, xu hướng tách hộ và chuyển nơi ở vì nhà xuống cấp) cho thấy nhu cầu nhà ở tại các thành phố như TPHCM và Hà Nội rất lớn.
Đặc biệt, theo bà Hằng phân khúc hạng A gồm căn hộ cao cấp, biệt thự, liền kề tuy chỉ chiếm một thị phần nhỏ, vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng từ sự bùng nổ của tầng lớp thượng lưu tại Việt Nam.
Thị trường BĐS phân khúc cao cấp nhiều triển vọng.
Quan sát thực tế cho thấy, thị trường BĐS hiện vẫn rất triển vọng, nguồn cầu vẫn rất lớn. Có thể kể đến như tại TPHCM, nhiều dự án mở bán thời gian gần đây nhanh chóng hết hàng. Đơn cử như dự án hơn 3.000 căn hộ hiếm hoi tại Quận 7 của Tập đoàn Hưng Thịnh đã nhanh chóng đạt thanh khoản trong một thời gian ngắn. Dự án Phú Đông Premier, quy mô hơn 600 căn hộ của Phú Đông Group cũng bán hết sau chưa đầy ba tháng tung ra thị trường.
Còn trên thị trường nhà phố và biệt thự xây sẵn, thực tế cũng cho thấy, hoạt động mua bán diễn ra rất sôi động. Dự án Lancaster Eden (quận 2) có giá bán trên 1 triệu USD/căn cũng đã ghi nhận tỷ lệ bán đạt 75% tính đến cuối quý III/2018 dù giá chào bán ban đầu từ chủ đầu tư là khá cao.
Nhiều dự án thành công cả về giá bán và thanh khoản như Dragon Village (Quận 9) mới đây đã tiếp tục mở bán đợt thứ 4 sau 3 đợt mở bán rất thành công khi chứng kiến 100% giỏ hàng đã hết sạch chỉ trong vài tiếng diễn ra lễ mở bán. Được biết, Dragon Village nằm tại khu Đông TPHCM, khu vực được định hướng trở thành "thung lũng Silicon" của thành phố Hồ Chí Minh và tốc độ phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
Tại Hà Nội, dù không sôi động như TPHCM nhưng vẫn ghi nhận những điểm "nóng" cục bộ. Có thể kể đến như dự án Vincity Ocean Park vừa được mở bán đầu tháng 11 vừa qua đã bán hết sạch 3.500 căn hộ ngay sau khi ra mắt nhà mẫu. Các căn shophouse tại dự án cũng đã phải bán hàng với hình thức bốc thăm quyền mua khi số lượng khách đăng ký mua vượt số lượng căn hiện có.
Những tín hiệu tích cực của thị trường BĐS những tháng cuối năm là đòn bẩy tích cực cho thấy những mảng sáng của thị trường BĐS năm 2019 và trong tương lai gần. Tuy nhiên, theo đánh giá của các đơn vị nghiên cứu và chuyên gia năm 2019 thị trường sẽ phát triển trong ổn định, không có dấu hiệu tăng trưởng nóng cũng như sẽ không xuất hiện bong bóng bất động sản.
Tuấn Minh
Theo InfoNet
Siết cho vay mua nhà trung, cao cấp sẽ khiến quy mô toàn thị trường BĐS bị thu nhỏ lại Nếu áp hệ số rủi ro đối với khoản cho vay mua nhà có số dư nợ gốc từ 1,5 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng, và 3 tỷ đồng trở lên lần lượt là 100% và 150%, gấp đôi và gấp ba mức hiện nay sẽ buộc chủ đầu tư phải phải hạn chế quy mô phát triển. Rõ ràng, điều...