TP.HCM: GDP bình quân đầu người cuối năm 2015 đạt hơn 5.500 USD
GDP bình quân đầu người ước tính đến cuối năm 2015 đạt 5.538 USD/người, cùng những phát triển vượt bậc về kinh tế tại TP .HCM.
Các đại biểu biểu quyết tán thành chương trình Đại hội – Ảnh: Ban tổ chức
Đó là kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế- xã hội, ngân sách 5 năm (2011-2015), phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp 5 năm tiếp theo (2016-2020) được ông Lê Thanh Hải, Bí thư thành uỷ TP.HCM đọc trong buổi khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020) vào sáng nay 14.10.2015.
Đến dự có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Phạm Quang Nghị; Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh; Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình; Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân; Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ; ông Trần Quốc Hương, Lê Văn Dũng, Huỳnh Đảm… và đông đảo cán bộ lão thành cách mạng.
Từ trái sang: Ông Nguyễn Phú Trọng, Lê Thanh Hải, Võ Văn Thưởng
Video đang HOT
GDP đầu người vượt kế hoạch đề ra
Báo cáo tại Đại hội, ông Lê Thanh Hải cho biết kinh tế Thành phố duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, hợp lý trong điều kiện có nhiều khó khăn, thử thách. Giai đoạn 2011-2015, GDP Thành phố ước tính tăng bình quân 9,6%/năm, gấp 1,66 lần so với cả nước (ước tính tăng 5,78%); trong đó khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 11,2%/năm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,4%/năm; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,8%/năm. GDP bình quân đầu người dự kiến khoảng 5.538 USD. Theo kế hoạch đề ra chỉ 4.800 USD. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP.
Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được nâng cao thông qua chỉ số ICOR ngày càng giảm, bình quân giai đoạn 2011-2015 ước đạt 3,562. Chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) ngày càng tăng, bình quân giai đoạn 2011-2015 ước đạt 33,1%, cao gần gấp đôi so với giai đoạn 2006-2010 (17,4%). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng hàng năm ước đạt 1,18 triệu tỉ đồng, gấp 2 lần giai đoạn 2006-2010.
Về chỉ số giá tiêu dùng ( CPI), ông Hải cho rằng mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế thế giới, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2015 vẫn đạt mức tăng trưởng khá, ước đạt 154,4 tỉ USD, tăng bình quân 9,24%/năm, cao hơn mức tăng của giai đoạn 2006-2010.
Xuất nhập khẩu ổn định
Chất lượng xuất khẩu đang dần được cải thiện; hàm lượng giá trị gia tăng trong xuất khẩu đạt khoảng 18%, cao hơn bình quân cả nước và đang có xu hướng tăng trưởng. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chuyển biến tích cực, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp hiện chiếm 69,4%, vượt mục tiêu kế hoạch 54,4% (năm 2015) và 62,0% (năm 2020). Tổng giá trị xuất khẩu giai đoạn (2011 – 2015) đạt cao hơn tổng kim ngạch nhập khẩu, Thành phố là địa phương đầu tiên của cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 32 tỉ USD/năm; góp phần cải thiện cán cân thương mại của cả nước (giảm nhập siêu và hướng tới xuất siêu), cải thiện cán cân thanh toán, lành mạnh hóa thị trường ngoại hối.
Kim ngạch nhập khẩu của Thành phố giai đoạn 2011-2015 ước đạt 145,3 tỉ USD, tăng bình quân 8,86%/năm2, thấp hơn mức tăng 12,1% của giai đoạn 2006-2010.
Đại hội đang diễn ra tại Hội trường Thành Uỷ TP.HCM. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đại hội lần này là thảo luận và đề ra các giải pháp để xây dựng TP.HCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; có vai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ của khu vực Đông Nam Á.
Theo Một thế giới
Mỗi người dân Việt Nam đang gánh 1.016 USD nợ công
Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 92,618 tỷ USD (chiếm 46,0% GDP), bình quân nợ công theo đầu người là 1.016 USD.
Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, tính đến 9h30 (giờ Việt Nam ngày 11/10, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 92,618 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 1.016 USD; nợ công chiếm 46,0% GDP, tăng 9,6% so với năm 2014. Nợ công toàn cầu thời điểm này đang ở mức trên 57.135 tỷ USD.
Trước đó, 9h00 (giờ Việt Nam) ngày 22/7/2015, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 90,826 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 997,9 USD; nợ công chiếm 46,3% GDP, tăng 9,8% so với năm 2014.
Chỉ số nợ công của Việt Nam trên Đồng hồ nợ công toàn cầu lúc 9h30 ngày 11/10/2015
Còn thời điểm 10h00 ngày 24/11/2013 (giờ Việt Nam), nợ công của Việt Nam là trên 77,436 tỷ USD; bình quân nợ theo đầu người là 859,05 USD/người, chiếm 48,4% GDP, tăng 11,6%/năm so với năm 2012; nợ công toàn cầu đang là hơn 52.065 tỷ USD.
Như vậy, sau khoảng gần 2 năm, nợ công của nước ta tăng 15,182 tỷ USD; nợ tính theo bình quân dân số cũng tăng khoảng 157 USD/người. Tuy nhiên, tính theo tỷ lệ nợ công so với GDP, nợ công giảm 2,4%.
Từng nhận định về con số nợ công ngày 22/7/2015, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, nợ công so với GDP của nước ta năm 2014 ước tính là 59,6% (ước tính 2,346 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 110 tỷ USD). Con số này Bộ Tài chính đang đối chiếu với các nhà tài trợ và qua quyết toán của các đơn vị, con số thực có thể còn giảm một chút ít do số lượng rút vốn thực tế bảo lãnh.
Trong 59,6%, nợ Chính phủ là 47,4%, nợ Chính phủ bảo lãnh là 11,3%; 0,8% là nợ chính quyền địa phương.
Còn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo nợ công của Việt Nam, bao gồm nợ do chính phủ bảo lãnh, đến cuối năm 2015 sẽ tăng lên khoảng 62% GDP.
Nợ công gia tăng khiến chi phí thanh toán nợ gia tăng, gây áp lực chi ngân sách. Trong khi đó bội chi ngân sách đang tăng lên, tính đến hết tháng 5/2015 bội chi ngân sách ước gần 75.000 tỷ đồng (khoảng 3,5 tỷ USD).
Nghĩa vụ thanh toán nợ công (tổng thanh toán nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) đã tăng từ 22% năm 2010 lên gần 26% tổng thu ngân sách năm 2014. Chi trả lãi vay hiện chiếm gần 7,2% chi ngân sách, lấn át các khoản chi tiêu khác.
Mai Anh (Tổng hợp)
Theo giaoduc
Nga thông qua ngân sách 'thắt lưng buộc bụng' cho năm 2016 Theo hãng tin Nga TASS, ngày 8/10, Chính phủ Nga đã thông qua các chỉ số cơ bản cho ngân sách năm 2016 với các tính chất "thắt lưng buộc bụng," song thích hợp với các điều kiện hiện nay. Người dân Nga mua sắm tại siêu thị ở Moskva. (Nguồn: THX/TTXVN) Năm nay, Chính phủ Nga thông qua ngân sách một năm,...