TP.HCM: Gần 3.500 bệnh nhân xuất viện trong 1 ngày, không có ổ dịch mới
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong ngày 31-7, thành phố có thêm 3.493 bệnh nhân được xuất viện, nâng tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu lên hơn 34.500 trường hợp.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cổ vũ một bệnh nhân người nước ngoài ngày xuất viện – Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo báo cáo của HCDC, tính đến ngày 1-8 TP có 93.037 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố (đã tính số ca nhiễm công bố sáng 1-8), trong đó có 92.733 người nhiễm trong cộng đồng, 304 người nhập cảnh.
Trong ngày 31-7, có thêm 3.493 bệnh nhân xuất viện, tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 34.639. Sau khi xuất viện, các bệnh nhân này sẽ tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, theo dõi sức khỏe tại nhà.
Hiện TP đang điều trị 35.218 bệnh nhân dương tính, trong đó có 933 bệnh nhân nặng đang thở máy và 12 bệnh nhân can thiệp ECMO. Tính cộng dồn, đến nay có 1.338 bệnh nhân tử vong.
Trong ngày TP không phát hiện thêm các ổ dịch mới, hiện có 30 ổ dịch đang diễn tiến đã được khoanh vùng, giám sát chặt.
TP triển khai chiến dịch tiêm đợt 5 với 930.000 liều vắc xin, thời gian dự kiến tiêm trong vòng 2 tuần theo các đối tượng ưu tiên theo kế hoạch do UBND TP ban hành.
Chiến dịch sẽ được đẩy nhanh tiến độ bên cạnh việc giữ an toàn trong tiêm chủng và phòng chống COVID-19. TP mở rộng đối tượng được tiêm chủng, phấn đấu đến cuối tháng 8-2021 có khoảng 70% dân số TP (trên 18 tuổi) được tiếp cận vắc xin mũi 1.
Người có xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính, có triệu chứng hoặc thuộc nguy cơ cao: nhanh chóng thực hiện xét nghiệm RT-PCR và chuyển đến khu cách ly tập trung tại quận huyện.
Người có xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính không có triệu chứng, không thuộc nhóm nguy cơ cao: tạm thời theo dõi, chăm sóc, cách ly tại nhà trong khi chờ xét nghiệm RT-PCR.
Đối với F0, F1 trước khi kết thúc cách ly có thể được xét nghiệm bằng xét nghiệm kháng nguyên nhanh hoặc RT-PCR.
TP.HCM thừa nhận tình trạng chậm chuyển F0 đi điều trị
"Có thời điểm mở rộng bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, việc chuẩn bị có lúc chậm, làm cho việc chuyển bệnh nhân chậm", Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng thừa nhận.
Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về dịch Covid-19 tại TP.HCM chiều 13/7, Zing đặt câu hỏi về tình trạng một số trường hợp F0 được chuyển đi điều trị chậm.
Trả lời vấn đề này, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng thừa nhận có tình trạng F0 chậm di chuyển đi điều trị.
Theo ông Hưng, từ đợt dịch đầu tiên, thành phố có 2 bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 tại huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ. Số lượng này phù hợp, đáp ứng nhu cầu trong tình hình dịch khi số ca nhiễm chưa tăng cao như hiện nay.
Từ đợt dịch thứ 4, hầu hết trường hợp nhiễm biến chủng Delta nên số ca tăng nhanh. Do đó, thành phố đã xây dựng, thực hiện nhiều kịch bản nhằm đáp ứng công tác điều trị, hạn chế mức tử vong.
"Có thời điểm mở rộng bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, việc chuẩn bị có lúc chậm, làm cho việc chuyển bệnh nhân đến khu cách ly điều trị chậm hơn so với nhu cầu", ông Hưng thừa nhận.
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng. Ảnh: HMC.
Phó giám đốc Sở Y tế cho biết yêu cầu đặt ra là tất cả trường hợp dương tính với SARS-CoV2 được xác định qua xét nghiệm kháng nguyên nhanh hay xét nghiệm PCR được xử lý như F0. Ngành y tế tập trung truy vết càng nhanh càng tốt, và đưa bệnh nhân đến cơ sở cách ly, điều trị. Ông Hưng cho biết một số trường hợp chuyển bệnh nhân còn khó khăn nhưng không nhiều.
"Một số trường hợp F0 dù chuyển bệnh chậm, nhưng trường hợp bệnh nhân có triệu chứng thì phải ưu tiên giải quyết, không để chậm trễ quá trình chuyển bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh hay xét nghiệm PCR khẳng định", ông Hưng khẳng định.
Về năng lực điều trị, ông Hưng cho biết TP.HCM có 19 bệnh viện dã chiến đang hoạt động và đang thiết lập thêm 5 bệnh viện dã chiến. 24 bệnh viện này có công suất là 44.890 giường, đang điều trị cho 16.757 bệnh nhân.
Chỉ thị 16 áp dụng trên toàn TP.HCM trong 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7. Trong thời gian này, các loại phương tiện công cộng, xe hợp đồng, xe ôm, xe hai bánh vận chuyển hành khách có sử dụng công nghệ đều tạm dừng hoạt động. Các dịch vụ bán đồ ăn mang về cũng phải tạm ngưng.
TP.HCM đã chuẩn bị đủ hàng hóa để cung ứng cho người dân và đề nghị người dân không tích trữ lương thực, thực phẩm, gây tập trung đông người tại các điểm mua, bán nhu yếu phẩm.
Từ 6h đến 18h ngày 13/7, Bộ Y tế công bố TP.HCM ghi nhận thêm 1.797 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm trong đợt dịch thứ 4 tại thành phố lên trên 16.000.
Đường sá TP.HCM thông thoáng khi tạm dừng hàng loạt chốt chặn
Sáng 13/7, TP.HCM tạm dừng hơn 300 chốt chặn kiểm soát dịch Covid-19. Tại Gò Vấp, đường sá thông thoáng, không còn cảnh ùn ứ, kẹt xe như các ngày trước đó.
Yêu cầu xử lý chính quyền 2 xã do chủ quan trong chống dịch Hai ca mắc Covid-19 về từ TP.HCM không tuân thủ cách ly y tế tại nhà. Tỉnh ủy Thanh Hóa xác định để xảy ra sự việc này có phần do sự chủ quan, thiếu trách nhiệm của địa phương. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa ban hành công văn số 312 về việc xác định trách nhiệm và xử lý...