TPHCM: Dựng hàng trăm lều “dã chiến” ở nhà xe để công nhân cách ly Covid-19
Công ty Nidec Sankyo (TPHCM) tận dụng nhà xe làm trại “dã chiến”, biến nhà máy thành nơi tạm trú cho hàng nghìn công nhân cách ly tại chỗ sau khi phát hiện nơi đây có nhiều người nhiễm SARS-CoV-2.
Ngày 3/7, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM đã ra thông báo yêu cầu Công ty Nidec Sankyo (TP Thủ Đức) tạm dừng hoạt động để lên phương án phòng, chống dịch Covid-19 sau khi phát hiện nhiều công nhân của công ty này dương tính với SARS-CoV-2.
Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức cho biết, Trung tâm y tế TP Thủ Đức đã huy động lực lượng 65 nhân viên y tế từ Bệnh viện Bình Dân, sinh viên ngành y trên địa bàn TPHCM để xét tầm soát Covid-19 cho 3.000 nhân viên Công ty Nidec Sankyo, việc xét nghiệm cho các công nhân được thực hiện từ chiều 2/7.
Hình ảnh hàng nghìn công nhân “rồng rắn lên mây”, xếp hàng dày đặc sân nhà máy để lấy mẫu xét nghiệm. Nidec Sankyo là doanh nghiệp chế xuất 100% vốn đầu tư nước ngoài (Nhật Bản) chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, hiện đang có khoảng hơn 3.000 lao động là công nhân Việt Nam làm việc tại nhà máy nằm trong Khu Công nghệ cao TPHCM (TP Thủ Đức).
Theo ghi nhận của PV Dân trí, sau khi Công ty Nidec Sankyo tạm ngừng hoạt động, hàng nghìn công nhân của đơn doanh nghiệp này buộc phải cách ly ngay tại công ty. Do không có ký túc xá cho nhân viên, bãi giữ xe máy của công ty Nidec đã được tận dụng để làm nơi dựng lều trại cho công nhân lưu trú tạm thời trong thời gian bị phong tỏa.
Video đang HOT
Theo ghi nhận của PV Dân trí, sau khi Công ty Nidec Sankyo tạm ngừng hoạt động, hàng nghìn công nhân của đơn doanh nghiệp này buộc phải cách ly ngay tại công ty. Do không có ký túc xá cho nhân viên, bãi giữ xe máy 3 tầng của công ty Nidec đã được tận dụng để làm nơi dựng lều trại cho công nhân lưu trú tạm thời trong thời gian bị phong tỏa.
Hàng nghìn chiếc xe máy của công nhân trong nhà xe đã được đưa ra sân ngoài trời tạm thời, nhà xe biến thành bãi dựng “lều dã chiến” cho công nhân.
Nhà xe gồm 3 lầu trở thành “bãi cấm trại” cho công nhân, hàng trăm chiếc lều đủ sắc màu được dựng lên sát nhau trong bãi xe tạo nên cảnh tượng chưa từng thấy trước đây. Mọi sinh hoạt ăn ngủ, tắm rửa của công nhân đều sẽ thực hiện tại đây.
Không chỉ khu vực nhà xe, các bãi cỏ, khu đất trống có bóng mát, mái che tạm bên trong khuôn viên công ty này cũng được tận dụng làm nơi dựng trại.
Được biết, ngoài những ca F0, F1 đã được đưa đi cách ly tập trung, hiện đơn vị này còn khoảng 3.000 công nhân phải cách ly ngay tại công ty, không được về nhà.
Thời tiết khá nóng bức, nhiều công nhân đành bỏ lều, ra bãi cỏ trải bìa giấy nằm để tránh nóng giữa trưa.
Khu vực lều trại của công nhân nam và nữ được phân tách ra tại khu vực bãi xe, 2 tầng cho nữ, một tầng cho nam giới. Mọi việc sinh hoạt cá nhân đều phải diễn ra bên trong nhà máy, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Hàng trăm chiếc lều của công nhân nằm sát nhau tận dụng ánh đèn của bãi xe để sinh hoạt về đêm. Mỗi lều cá nhân đủ chỗ nằm ngủ cho tối đa là 2 người.
Theo ông Trần Anh Thi, Trưởng ban Quản lý, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Khu Công nghệ cao (TP Thủ Đức), thời gian tạm dừng hoạt động của Công ty Nidec Sankyo sẽ diễn ra từ 17h ngày 3/7 đến 24h ngày 5/7.
Nhà máy ở Khu công nghệ cao phát hiện gần 120 ca nhiễm
119 ca nhiễm và nghi nhiễm, trên 1.000 trường hợp F1 khiến Công ty TNHH Nidec Sankyo ở Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức, với hơn 4.000 công nhân gặp nhiều khó khăn.
Chiều 3/7, bà Trương Thị Kiều Như, Phó chủ tịch công đoàn công ty cho biết trong số này, 91 ca nghi nhiễm phát hiện tối qua sau khi cơ quan y tế tiến hành test nhanh. Tất cả được đưa đến nơi điều trị nhưng do không đủ chỗ nên 16 người phải quay về nhà máy. Họ được sắp xếp ngủ tại các lều bạt phía hàng rào của công ty, có ngăn dây cảnh báo. Sáng nay lực lượng y tế đã đến đưa các ca nghi nhiễm đi điều trị khi có nơi tiếp nhận.
Với 91 ca F0, nhà máy đã truy vết hơn 700 công nhân là F1, cần đưa đi cách ly tập trung. Song phía công ty được thông báo là những khu cách ly tập trung không còn chỗ nên tạm thời số lao động này phải ở lại nhà máy.
Người lao động của Công ty Nidec Sankyo tiến hành xét nghiệm khi nhà máy phát hiện ca nhiễm, chiều 29/6. Ảnh: Quỳnh Trần.
"Tình trạng này khiến nhiều công nhân hoang mang", bà Như nói và cho biết công ty đã thuê nhà xưởng còn trống của đơn vị cùng tập đoàn, lắp các trang thiết bị cần thiết để đưa hơn 700 F1 sang ở, cách ly với những công nhân khác. Hiện, nhà máy dừng toàn bộ hoạt động sản xuất, công nhân được trả 70% lương.
Ca nhiễm đầu tiên ở Công ty Nidec Sankyo được phát hiện ngày 28/6, sau khi người này đi khám bệnh tại Bệnh viện Quân dân y miền Đông. Ngay sau đó toàn bộ công ty bị phong tỏa. Khoảng 4.000 công nhân được lấy mẫu xét nghiệm. Ngành y tế truy vết, phát hiện tổng số 28 ca bệnh , đã được Bộ Y tế công bố; 300 F1 phải đi cách ly tập trung. Số công nhân còn lại ăn ở tại nhà máy.
Bà Như cho hay trước đó công ty dự phòng các tình huống nhưng cùng lúc phát hiện nhiều ca nhiễm nên rơi vào tình thế khó khăn. Bởi toàn bộ khuôn viên công ty dành cho sản xuất, không có ký túc xá; nhà vệ sinh không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhà máy đặt mua lều, chăn màn, gối nhưng số lượng quá lớn nên không về kịp. Ba đêm đầu, các công nhân gần như "bạ đâu ngủ đó".
Sau đó, công ty đã sử dụng toàn bộ 3 tầng nhà để xe và một số khu vực ở các xưởng để bố trí chỗ ngủ cho khoảng 3.000 người. Mỗi ngày công nhân được hỗ trợ 3 bữa ăn. Toàn bộ nhu yếu phẩm trong thời gian lao động ở lại nhà máy sẽ được công đoàn hỗ trợ.
Các công nhân được bố trí lều tạm ở khu nhà xe. Ảnh: An Phương. Bà Lê Bích Loan, Phó ban quản lý Khu công nghệ cao cho hay đã yêu cầu ban giám đốc Công ty Nidec Sankyo, tổ chức công đoàn chăm lo đầy đủ cho lao động, lắp thêm nhà vệ sinh, đảm bảo yêu cầu phòng dịch. Nhà máy cần tăng cường nhắc nhở công nhân không tụ tập hạn chế lây nhiễm. Sắp tới toàn bộ F1 sẽ được chuyển sang một khu vực khác để công nhân an tâm.
Nidec Sankyo là công ty của Nhật Bản, thuộc Tập đoàn Nidec, chuyên về motor công nghệ cao, quy mô hơn 4.000 người.
Theo thống kê của Liên đoàn lao động TP HCM, đến ngày 1/7 đã có gần 20.000 công nhân, lao động phải ngừng việc do Covid-19. Trong đó có gần 1.000 công nhân là F0, hơn 6.700 F1 và gần 12.000 F2.
TP HCM có 1,6 triệu công nhân và lao động, trong đó 17 khu công nghiệp, khu chế xuất và một khu công nghệ cao hơn 320.000 người. Thời gian qua các nhà máy ở khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân), Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh), Tân Phú Trung (Củ Chi), Tân Thuận (quận 7)... phát hiện nhiều ca nhiễm, bị phong tỏa, ngừng sản xuất. Một nhà máy ở huyện Củ Chi ghi nhận gần 190 ca nhiễm, cao nhất trong số các nhà máy ở thành phố bị Covid-19 xâm nhập.
TP.HCM: Một ca COVID ở công ty trong khu công nghệ cao, lấy mẫu xét nghiệm 4.000 công nhân Ngày 29-6, đại diện Trung tâm Y tế TP Thủ Đức cho biết Công ty Nidec Sankyo trong khu công nghệ cao phát hiện một ca dương tính nên công ty này được khoanh vùng, tạm ngưng hoạt động để lấy mẫu xét nghiệm cho 4.000 công nhân. Công ty Nidec Sankyo tại khu công nghệ cao được khoanh vùng, tạm ngưng hoạt...