TP.HCM: Dùng dằng cấm xe ba gác
Từ năm 2009, TP đã ra quyết định cấm và hạn chế xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh lưu thông khu vực nội đô và trên các tuyến quốc lộ thuộc địa bàn TP. Tuy nhiên, đến nay, việc xóa sổ loại xe này vẫn gặp nhiều khó khăn.
Xe ba gác vẫn hoạt động trên đường phố Sài Gòn dù đã có lệnh cấm từ 3 năm trước – Ảnh Internet.
Theo số liệu của Công an TP.HCM, trong 3 tháng đầu năm nay, các đơn vị công an trên địa bàn TP đã kiểm tra và xử lý 4.249 trường hợp, tạm giữ 3.099 phương tiện gồm: 2.357 xe cơ giới ba bánh, 16 xe lam, 327 xe mô tô kéo theo rơ mooc, 399 xe thô sơ ba bánh (xe đạp, ba gác đạp, xích lô). Tuy nhiên, con số này còn rất ít so với số lượng xe cơ giới ba bánh, xe kéo tự chế đang hoạt động trên địa bàn TP.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng Ban chuyên trách, Ban An toàn giao thông TP.HCM, xe ba gác lưu thông vào khu vực nội thành hiện vẫn còn rất nhiều. Nguyên nhân là do một số quận, huyện chưa xử lý nghiêm, từ đó dẫn đến việc cấm xe ba gác trên 24 quận huyện chưa được thực hiện đồng bộ.
Ông Tăng Châu Long, Phó Công an quận Tân Phú cho biết, hiện trên địa bàn quận Tân Phú đang có trên 1.300 trường hợp sử dụng xe ba gác, xe cơ giới ba bánh cho hoạt động vận chuyển hàng hóa, kinh doanh. Trung bình mỗi ngày có từ 4.000 – 5.000 xe thô sơ lưu thông trên địa bàn.
Thời gian qua, Công an quận Tân Phú cũng đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Trong 3 tháng đầu năm nay, đã thu giữ khoảng 87 chiếc xe thô sơ hoạt động trên địa bàn. Ông Long nhìn nhận, việc kiểm tra, xử lý loại xe này gặp rất nhiều khó khăn. Tịch thu một chiếc xe 3 bánh phải mất 1 – 2 tiếng đồng hồ hoặc có khi là cả nửa ngày mới có thể đưa được về kho. Đơn vị chỉ có một xe cẩu và một xe nâng nên khi vận chuyển xe vi phạm về kho phải thuê xe.
Vận chuyển, tạm giữ xe vi phạm mất nhiều chi phí – Ảnh Internet
Ngoài ra, trên địa bàn quận có ba kho giữ gần vị trí thường có xe ba gác hoạt động. Nhưng ba kho này hiện đang quá tải với lượng xe chất cao từ 6 – 8m. Chưa hết, thủ tục xử lý, tiêu hủy một chiếc xe ba gác phải mất đến 3 tháng. Không còn chỗ chứa xe vi phạm nên Công an quận Tân Phú đành phải ngưng xử lý xe ba gác lưu thông trên địa bàn.
Ông Tường cũng cho rằng, thiếu kho bãi giữ xe vi phạm đang là một vấn đề nan giải đối với TP.HCM. Trong thời gian tới, các biên bản, thủ tục tịch thu, tiêu hủy xe nên rút ngắn, nhanh gọn hơn để trả lại kho bãi cho việc xử lý các xe vi phạm tiếp theo. Nếu như để xử lý một xe mất đến 3 – 4 tháng thì sau khi mang bán xe tịch thu, sẽ không đủ tiền bù đắp vào chi phí vận chuyển, kho bãi.
Ngoài ra, quận Tân Phú và một số quận vùng ven như: quận 6, quận Bình Tân… thường tập trung đông dân nhập cư, sinh sống chủ yếu bằng nghề buôn bán dạo, sử dụng nhiều xe đẩy, xe thô sơ. Nhiều cửa hàng dịch vụ trên địa bàn chủ yếu dùng xe thô sơ để vận chuyển hàng hóa. “Việc thu giữ, mang đi tiêu hủy xe sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Có nhiều gia đình dùng xe ba gác chuyên vận tải hàng hóa thuê như một ngành nghề được truyền từ đời này sang đời khác”, ông Long lo ngại.
Theo Infonet
Chuyên án xóa sổ nhóm tội phạm Phi Rồng ở Ninh Thuận
Một gia đình có tới 3 người tham gia điều hành băng nhóm chuyên trộm cắp, cướp, cướp giật, cho vay nặng lãi, mại dâm hoạt động thời gian dài tại địa bàn giáp ranh giữa TP. Phan Rang - Tháp Chàm và huyện Ninh Hải (Ninh Thuận). Mặc dù phương thức, thủ đoạn phạm tội hết sức tinh vi, xảo quyệt và liều lĩnh nhưng bằng nghiệp vụ đấu tranh sắc bén, cuối cùng ban chuyên án của Công an tỉnh Ninh Thuận cũng đã xóa sổ băng nhóm tội phạm này.
Video đang HOT
Gia đình tội phạm
Qua công tác nắm tình hình, từ giữa năm 2009, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Ninh Thuận nắm được nguồn tin, tại khu vực giáp ranh giữa thôn Đá Bắn, xã Hộ Hải (Huyện Ninh Hải) và thôn Cà Đú, xã Thành Hải (TP Phan Rang - Tháp Chàm) liên tục xảy ra các vụ cướp, cướp giật, trộm cắp và hoạt động mại dâm. Nơi đây từng bị đồn thổi là vùng đất của tệ nạn giai đoạn lúc bấy giờ.
Vào buổi tối, tầm 18 giờ, một số gái mại dâm ăn mặc tươi mát ra đứng ở tuyến đường 702, khu vực núi Cà Đú (đoạn gần Nghĩa trang xã Thành Hải) và bãi biển Ninh Hải mồi chài khách làng chơi.
Khi bắt được khách, gái mại dâm đưa vào khu vực vắng vẻ, chủ yếu là các chuồng nuôi dê bỏ hoang để hành lạc. "Em út" ở đây đa phần là gái bán dâm hết thời từ TP. Phan Rang - Cháp Chàm dạt về, vì vậy giá mỗi lần mua dâm khá bèo, từ 100 đến 150 ngàn đồng/lần.
Điều đáng chú ý là hầu như khách mua dâm nào đến đây tìm "của lạ" đều bị mất tài sản một cách hết sức bí ẩn, chủ yếu là ĐTDĐ và ví tiền.
Mặc dù có khá nhiều người mất của nhưng ít ai trình báo với cơ quan chức năng, bởi nếu làm to chuyện thì sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình nên đành ngậm bồ hòn làm ngọt.
Trước diễn biến phức tạp này, ban giám đốc Công an tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo phòng PC45 xác lập Chuyên án mang bí số 108CĐ, do đích thân Đại tá Phan Văn Chỉnh - trưởng phòng làm trưởng ban chuyên án.
Tổng hợp nguồn tin từ các trinh xác báo cáo, Đại tá Phan Văn Chỉnh nhận định, đây không hẳn là tụ điểm mại dâm đơn lẻ mà là băng nhóm tội phạm hoạt động khá quy mô và khép kín. Từ chỗ mại dâm, bọn chúng tìm cách dụ "con mồi" đến nơi vắng vẻ để chiếm đoạt tài sản.
Đối tượng Phi "rồng" (tức Lê Hùng Phi)
Vấn đề đặt ra là cần phải sớm xác định, kẻ nào đứng đằng sau điều hành tổ chức này? Để có cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự, cần phải xác định được những ai là bị hại?
Thêm nữa, các trình sát cần phải có những bằng chứng xác thực về hoạt động phạm tội để khi phá án, đối tượng vi phạm tâm phục, khẩu phục nhận tội.
Để thâm nhập vào băng nhóm tội phạm này, yếu tố bí mật, bất ngờ được ban chuyên án đặt lên hàng đầu. Hầu như đêm nào các trinh sát, số thì vào vai khách làng chơi, số thì tìm cách tiếp cận vị trí gái bán dâm đưa khách đến hành lạc để thu thập chứng cứ đến tận sáng ngày hôm sau mới về.
Việc xác minh, lấy lời khai bị hại cũng được khẩn trương tiến hành. Sau thời gian gần 1 năm áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ đấu tranh sắc bén, ban chuyên án 108CĐ đã có trong tay toàn bộ danh sách nhóm hơn 10 đối tượng phạm pháp với các tội danh cụ thể.
Trong đó, vai trò tổ chức cầm đầu là Lê Hùng Phi (tự Phi "rồng", SN 1972, ngụ thôn Đá Bắn, xã Hộ Hải). Đi sâu tìm hiểu được biết, Phi có quá khứ khá phức tạp và bất hảo. Hắn quê gốc tại tỉnh Khánh Hòa, từng có 2 tiền án về tội "trộm cắp tài sản" và "cố ý gây thương tích".
Mãn hạn từ năm 2009, hắn đưa vợ con đến khu vực giáp ranh giữa thôn Đá Bắn, xã Hộ Hải (huyện Ninh Hải) và thôn Cà Đú, xã Thành Hải (TP.Phan Rang - Tháp Chàm) để thành lập băng nhóm hoạt động phi pháp.
Với vỏ bọc thu mua phế liệu nhưng thực chất, gia đình Phi có tới 3 người cùng tham giam vào hoạt động trộm cắp, cướp giật, cho vay nặng lãi. Để lấy số với đám đàn em, ngoài 2 tiền án, Phi còn xăm trên lưng con rồng uốn lượn trông hết sức dữ dằn nên mọi người đặt cho hắn biệt danh Phi "rồng".
Dưới trướng của Phi Rồng có đám đàn em hơn chục tên, đa phần là thất học, thích ăn chơi đua đòi, thuộc thế hệ 8X, sẵn sàng xả thân với đại ca. Thủ đoạn chung của nhóm tội phạm này là tổ chức hoạt động mại dâm để trộm cắp, cướp và cướp giật tài sản của khách làng chơi.
Cụ thể, khi bắt được khách, gái mại dâm đưa vào vị trí vắng vẻ đã có từ 3 đến 5 đàn em của Phi "rồng" ẩn nấp. Trong khi khách mua dâm cởi bỏ mọi thứ trên người để vui vẻ với gái bán dâm thì số đối tượng ẩn nấp gần đó nhanh tay móc ĐTDĐ và ví đựng tiền.
Các đối tượng trong băng nhóm Phi Rồng
Nếu bị khách làng chơi phát hiện, bọn chúng dùng gậy và dao tấn công để cướp, có trường hợp giật cả tài sản trên người bị hại. Trong thời gian dài hoạt động, nhóm Phi "rồng" gây ra hàng trăm vụ, song vì lí do tế nhị nên hầu như rất ít người đến trình báo với công an.
Có người vì xót của, viết đơn tố cáo nhưng chỉ thông báo là bị cướp tài sản chứ không thừa nhận mua dâm. Chính điều này gây khó khăn cho ban chuyên án trong quá trình xác minh, tìm chứng cứ.
Trong số 3 người con ruột, Lê Hùng Nam (SN 1990) là tay chân đắt lực của Phi "rồng" trong việc giám sát, quản lý đám đàn em. Còn vợ Phi là Trần Thị Kim Nguyệt (SN 1973) thì gián tiếp giúp chồng khống chế số gái mại dâm về mặt tài chính.
Cụ thể, Nguyệt cùng chồng tổ chức cho số gái mại dâm và các đối tượng môi giới mại dâm vay tiền với lãi suất cao và phải trả tiền lãi hằng ngày, nếu không trả được thì cộng vào tiền gốc và tính lãi thêm.
Vì vậy, để có tiền trả nợ theo kiểu lãi mẹ đẻ lãi con, các đối tượng này ngoan ngoãn phục vụ vợ chồng Phi - Nguyệt vi phạm pháp luật.
Phá án lúc nửa đêm
Sau thời gian tích cực điều tra, nắm chắc toàn bộ đường đi nước bước của băng nhóm tội phạm này, ban chuyên án 108CĐ quyết định phá án.
Để đảm bảo yếu tố bất ngờ, đúng 0 giờ, hơn 60 cán bộ chiến sĩ của Phòng PC45, lực lượng cảnh sát 113, cảnh sát Cơ động và Công an huyện Ninh Hải chia làm 8 tổ công tác, đồng loạt xuất kích đến nhà từng nghi can trong chuyên án 108CĐ để khống chế, thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp.
Đúng 2 giờ, một tổ công tác bí mật đột nhập vào nhà Phi "rồng", khống chế con là Lê Hồng Nam và vợ là Trần Thị Kim Nguyệt ngay tại giường ngủ. Nghe động, Phi "rồng" vội chuồn ra cửa sau nhưng đã quá muộn.
Một trinh sát dày dạn kinh nghiệm, giỏi võ thuật đã kịp thời khống chế, tra tay hắn vào còng số 8. Sau khi Phi "rồng" cùng vợ và con bị bắt giữ, đồng bọn của hắn cũng lần lượt sa lưới gồm:
Trần Ngọc Hà (tự Hà Huế, SN 1972), Nguyễn Thị Cẩu (tự Năm Tác, SN 1963), Lê Minh Thuận (SN 1984), Dương Hùng (SN 1990), Dương Thị Quý (SN 1993, cùng ngụ thôn Cà Đú 2, xã Thành Hải), Nguyễn Thành Tín (SN 1993) Nguyễn Thị Hà (tự Hà Tám Tước, SN 1966), Hồ Ngọc Hận, Nguyễn Đình Vũ Linh (SN 1992, cùng trú thôn Đá Bắn, xã Hộ Hải).
Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của số đối tượng bị tạm giữ, ban chuyên án 108CĐ phát hiện, lập biên bản tạm giữ 45 ĐTDĐ, 30 sim ĐTDĐ, 5 xe gắn máy, 1 mã tấu, 1 dao bấm, 1 tủ lạnh, 1 đầu máy, 1 ămly, 6 tuýp sắt, nhiều tiền và ngoại tệ.
Tại cơ quan điều tra, số đối tượng vi phạm thừa nhận các tội cướp, cướp giật, trộm cắp, môi giới và tổ chức mại dâm. Đàn em của Phi Rồng khai, trong khi lấy tài sản của khách làng chơi, chúng nhiều lần sử dụng vũ lực để chiếm đoạt.
Vốn là đối tượng lưu manh, gian xảo, Phi căn dặn đàn em chỉ được lấy ví và ĐTDĐ và những trang sức gọn nhẹ, giá trị thấp, tuyệt đối không được để mắt đến xe máy, bởi đó là tài sản giá trị lớn, sẽ đánh động đến công an.
Thêm nữa, trong quá trình gây án, nếu đàn em nào lén lút "ăn mảnh", không giao nộp tài sản về cho Phi, khi bị phát hiện thì Phi sẽ đánh dằn mặt rất tàn nhẫn.
Bởi vậy, sau mỗi phi vụ, nếu lấy được tiền thì đàn em của Phi mang về đưa cho Nguyễn Thị Hà, còn ĐTDĐ thì giao cho Nguyễn Đình Vũ Linh, sau đó chuyển tới Phi và được hắn trả công từ 100 đến 200 ngàn đồng/ ĐTDĐ.
Sau quá trình dài điều hành băng nhóm phạm tội này, từ chỗ hai bàn tay trắng, vợ chồng Phi Rồng nhanh chóng trở nên giàu có một cách bất thường. Ngoài việc ăn tiêu xả láng, hắn còn tậu một lúc 3 xe gắn máy "xịn" các loại.
Với tội ác tày trời gây ra cho xã hội, kết cục, Phi "rồng" cùng đồng bọn phải trả giá đắt bằng những bản án nghiêm minh của pháp luật, riêng Phi bị TAND tỉnh Ninh Thuận tuyên phạt mức án 4 năm tù giam.
Thiếu tá Lê Quang Dũng - phó phòng PC45 Công an tỉnh Ninh Thuận - phấn khởi cho biết, từ ngày phá thành công chuyên án 108CĐ, tình hình an ninh trật tự ở khu vực giáp ranh giữa TP.Phan Rang Tháp Chàm và huyện Ninh Hải đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Thắng lợi lớn nhất của chuyên án không chỉ đưa ra ánh sáng số đối tượng phạm pháp, làm trong sạch địa bàn mà còn mang lại niềm tin cho người dân đối với lực lượng công an. Với chiến công đặc biệt xuất sắc này, nhiều cán bộ thuộc ban chuyên án đã được Giám đốc Công an tỉnh khen thưởng đột xuất.
Theo Phunutoday
TP.HCM: Sắp "xóa sổ" nạn kẹt xe bằng dự án 187 triệu USD Dự án Trung tâm điều khiển giao thông thông minh sẽ được triển khai trong năm nay với nhiều kỳ vọng sẽ "xóa sổ" nạn kẹt xe ở TP.HCM. Nằm trong chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 - 2015 Theo sở GTVT TP.HCM, TP hiện có hơn 1.400 giao lộ. Tình trạng kẹt xe xảy ra nghiêm trọng nhất...