TPHCM dừng cho thuê căn hộ homestay, Airbnb để phòng dịch COVID-19
Các loại hình kinh doanh theo mô hình homestay, Airbnb, các loại hình kinh doanh tương tự, các đại lý kinh doanh phòng lưu trú qua mạng khác như agoda.com, booking.com… đa số khai thác các căn hộ chung cư cao cấp, cao ốc để cho khách thuê phòng;
Liên quan đến Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID – 19 cùng với đề nghị của Sở Du lịch về đề xuất, kiến nghị giải pháp quản lý các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TPHCM trong tình hình dịch bệnh, UBND TP vừa có công văn chỉ đạo tạm ngưng việc tiếp nhận khách mới tại các cơ sở lưu trú kinh doanh theo mô hình Homestay, Airbnb và loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn hạn theo giờ trên địa bàn TP kể từ 00 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 15 tháng 4 năm 2020.
UBND cũng giao Sở Du lịch hướng dẫn cụ thể cho các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TPHCM thực hiện phòng, chống dịch bệnh, thực hiện các biện pháp giám sát y tế theo quy định của cơ quan y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách lưu trú và người lao động; đồng thời giao Sở Du lịch, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an TP, các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, xử lý theo quy định.
Được biết, trước đó Sở Du lịch TP.HCM có văn bản kiến nghị UBND TP xem xét, chỉ đạo tạm ngưng hoạt động tiếp nhận khách mới của các cơ sở lưu trú kinh doanh theo mô hình homestay, Airbnb, loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn hạn theo giờ trên địa bàn TP đến hết ngày 15-4.
Các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn (kể cả loại hình kinh doanh theo mô hình homestay, Airbnb) nếu đang có khách ở vẫn tiếp tục phục vụ khách theo thời gian đã đăng ký. Yêu cầu chủ cơ sở lưu trú rà soát, nắm đầy đủ thông tin cá nhân của khách (tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, tình trạng sức khỏe hiện tại, nơi đi, lịch trình di chuyển…).
TP.HCM hiện có trên 100 cơ sở lưu trú du lịch từ 1 đến 5 sao đang có khách ở. Việc tiếp nhận các khách mới ở các cơ sở lưu trú du lịch (trừ loại hình kinh doanh theo mô hình homestay, Airbnb) phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thực hiện các biện pháp giám sát y tế theo quy định của cơ quan y tế.
Các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch lưu ý đo thân nhiệt cho khách, nhắc nhở khách hạn chế ra khỏi cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống tại phòng, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, đề nghị tất cả các khách du lịch hiện đang lưu trú thực hiện khai báo y tế bắt buộc; đồng thời thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách và người lao động.
Theo Sở Du lịch TP.HCM, hiện nay các loại hình kinh doanh này (gồm loại hình kinh doanh theo mô hình homestay, Airbnb, các loại hình kinh doanh tương tự, các đại lý kinh doanh phòng lưu trú qua mạng khác như agoda.com, booking.com…) đa số khai thác các căn hộ chung cư cao cấp, cao ốc để cho khách thuê phòng; và loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn hạn theo giờ cũng được xem như là một trong các nguồn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Lan Nhi
Hàng loạt bom tấn dời lịch chiếu, Hollywood chung tay "né" cúm: Đến "siêu điệp viên 007" cũng phải đeo khẩu trang tránh dịch
Rất nhiều dự án bom tấn Hollywood được trông đợi đã phải ngậm ngùi dời lịch công chiếu vì sức ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu.
Năm 2020 khởi đầu bằng một đại dịch có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới. Hollywood không đứng ngoài tâm dịch, hàng loạt dự án điện ảnh, truyền hình và các hoạt động giải trí bị buộc phải đắp chiếu, dời lịch ra mắt.
Nội trong tháng 3/2020, các chuyên gia đã đưa ra dự đoán rằng doanh thu điện ảnh toàn cầu sẽ thất thủ khoảng 5 tỉ đô la (118 nghìn tỷ VNĐ). Các cquốc gia nằm trong tâm dịch đều phải đóng cửa các rạp chiếu phim để hạn chế sự lây lan. Chỉ riêng ở Trung Quốc, hơn 70 ngàn rạp phim đã phải đóng cửa chỉ trong tháng 1/2020.
Trung Quốc phải hoãn chiếu hàng loạt bom tấn.
Ngày 15/03, tờ Deadline đưa tin hơn 100 rạp phim tại Mỹ đã phải đóng cửa. Đến ngày 17, lệnh hạn chế tụ tập toàn quốc của Mỹ được ban hành khiến con số rạp phim phải đóng cửa còn nhiều hơn. Không còn rạp để chiếu phim, dĩ nhiên các tác phẩm điện ảnh dù bom tấn tới mấy cũng phải ngậm ngùi dời lịch ra mắt.
1. Mulan - Bom tấn đầu tiên của Disney phải hoãn chiếu
Mặc dù đã ra mắt ở Los Angeles hồi đầu tháng 3, nhưng Mulan không nhận được quá nhiều đón nhận từ công chúng. Chủ yếu là do dịch bệnh và phim bị ném đá ở "sân nhà" Trung Quốc do đủ thứ lý do. Từ chuyện Lưu Diệc Phi bị tẩy chay do phát ngôn "Tôi tự hào là người Châu Á", đến diễn xuất của cô nàng trong Mulan v.v... Cộng thêm dịch bệnh nên thời điểm ra mắt đầu tháng 3 có vẻ bất lợi cho phim.
Trailer "Mulan" (Hoa Mộc Lan)
Trên trang instagram của Mulan, hãng phim đã phải thông báo hoãn lịch công chiếu phim toàn cầu. Hoãn tới chừng nào? Khi dịch bệnh qua đi, hoặc tới khi khán giả tạm quên sự căm ghét dành cho Mulan thì chưa biết.
Tạm dịch: "Chúng tôi rất hào hứng chia sẻ bộ phim đến khán giả nhưng đành phải hoãn ngày ra mắt phim. Chúng tôi chân thành cầu chúc và theo dõi những người bị bệnh và những ai đang chiến đấu với dịch bệnh. Hy vọng rằng tinh thần chiến đấu của Mulan sẽ tạo cảm hứng cho những chiến binh bảo vệ sự bình yên của mọi người".
2. Siêu điệp viên cũng phải đeo khẩu trang, "No Time To Die" của 007 đắp chiếu
Hãng MGM, Universal và các nhà sản xuất của chuỗi phim James Bond - gián điệp 007 cũng thông báo trên trang xã hội của No Time To Die rằng phần phim mới nhất về chàng siêu gián điệp cũng phải dời lịch chiếu. Ban đầu, phim dự kiến sẽ ra mắt khán giả toàn thế giới vào đầu tháng tư cũg dời lịch chiếu sang cuối năm, cụ thể là vào ngày 12/11/2020. Kéo theo là lịch ra mắt phim ở Trung Quốc cũng bị hoãn theo.
Phần phim "No Time To Die" của chàng siêu điệp viên cũng phải đắp chiếu tránh dịch. Tạm dịch: "Ngày ra mắt No Time To Die sẽ bị hoãn đến tháng 11/2020. Tại Anh phim sẽ ra mắt vào ngày 12/11, Mỹ: 25/11 và công chiếu toàn thế giới ngay sau đó."
Hẳn nhiên, khi lệnh toàn dân ở nhà được ban ra, James Bond dù có là điệp viên thì cũng phải tự cách ly, ở nhà tránh dịch thôi.
3. F9 - siêu xe xịn mấy nhưng vẫn phải đóng bụi đến sang năm vì tránh dịch
Phần thứ chín của thương hiệu phim Fast and Furious hay còn gọi là F9, đã bị dời lịch công chiếu sang năm 2021 theo thông báo từ phía studio sản xuất: Universal. Đáng lẽ phim sẽ ra mắt vào dịp lễ Eid (tháng 5) nhưng ngày công chiếu mới đã được ấn định là ngày 02/04/2021, tức là sang năm.
Tạm dịch thông báo từ hãng phim Universal: "Chúng tôi ý thức rõ về tình yêu fan dành thương hiệu Fast And Furious nhưng chúng tôi rất tiếc phải dời lịch ra mắt phim. Ngày công chiếu được chuyển sang tháng 04/2021. Ở Bắc Mỹ, phim ra mắt vào ngày 02/04. Hẹn gặp các bạn vào mùa xuân năm sau!".
4. Vùng Đất Tĩnh Lặng trở nên... hoàn toàn tĩnh lặng vì hoãn chiếu
Phần 2 của phim A Quiet Place (Tạm dịch: Vùng Đất Tĩnh Lặng) đáng lý sẽ được ra mắt vào ngày 17/04 nhưng sẽ bị dời lịch sang ngày 07/08. A Quite Place vốn là một phim lấy chủ đề xoay quanh sự tĩnh lặng. Một loài quái vật dựa trên tiếng động để săn đuổi loài người, thế là thế giới loài người phải thích nghi và sinh hoạt hoàn toàn trong im lặng. Cứ gây ra tiếng động, thì lũ quái vật sẽ tìm đến và tiêu diệt.
A Quiet Place xây dựng thế giới hoàn toàn tĩnh lặng.
Tình hình nếu A Quiet Place ra rạp giữa mùa dịch thế này, thì rạp phim cũng sẽ vô cùng... im lặng vì khán giả đều đã tích cực ở phòng dịch. Vậy nên cách tốt nhất để "bảo toàn" doanh thu không gì hơn ngoài việc hoãn chiếu.
Hãng phim Paramount thông báo hoãn lịch chiếu phim.
Không còn cách nào khác, tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện này thì các phim điện ảnh có cố chấp ra rạp, thì khán giả cũng không thể ra rạp xem phim được. Dù sao thì hiện nay chúng ta cũng phải chấp hành lời kêu gọi ở yên trong nhà, giúp nhà nước khống chế tình hình dịch bệnh hiện tại.
Cái "phao cứu sinh thứ 2": Các lãnh đạo doanh nghiệp "đổ" khoảng 2.000 tỷ đồng tiền mặt vào thị trường chứng khoán Các lãnh đạo, người thân đang đồng loạt đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến nhiều hoạt động thường ngày, đến các doanh nghiệp và cả người dân. Thị trường chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng chung khi hàng loạt mã chứng khoán giảm sâu. Trước tình hình đó,...