TP.HCM: Điều tra công ty Phi Long có dấu hiệu lừa bán đất nền dự án
Hiện Công an TP.HCM đang thụ lý điều tra tin báo về tội phạm do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu ( Bộ Công an) chuyển giao vào tháng 7/2019.
Theo đó, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Phi Long (gọi tắt là Công ty Phi Long) bị Bộ Công an đề nghị Công an TP.HCM điều tra dấu hiệu chiếm đoạt tài sản xảy ra tại 4 dự án mà công ty này đang thực hiện trên địa bàn TP.HCM.
Cụ thể, ông Phạm Xuân Long (SN 1959, ngụ phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM , là chủ Công ty Phi Long) bị 3 Công ty gồm: Cổ phần An Đại Việt, I.N.D.E., I.N.G.E và Đặng Tất Thịnh (có địa chỉ ở TP.HCM) tố cáo có hành vi ký hợp đồng hợp tác đầu tư, bán đất nền tại những dự án Khu dân cư như: Phi Long 5, Hải Yến (cùng ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh), Huy Hoàng, Nam Sài Gòn (cùng ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh) đề lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Năm 2002, Công ty Phi Long đầu tư dự án Khu dân cư Huy Hoàng được các cơ quan chức năng chấp thuận địa điểm, hướng dẫn thủ tục đầu tư. Thế nhưng sau đó, Công ty Phi Long không đủ khả năng tài chính, không triển khai dự án, chưa đền bù, giải phóng mặt bằng,…
Năm 2007, UBND huyện Bình Chánh ra thông báo thu hồi các văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư trước đây và chấm dứt việc đồng ý chủ trương, chấp thuận địa điểm đối với Công ty Phi Long.
Video đang HOT
Công ty Phi Long có dấu hiệu lừa bán đất nền dự án ở huyện Bình Chánh.
Dù vậy, từ năm 2004-2005, bà Nguyễn Thị Kim Liên (Tổng giám đốc Công ty Phi Long) vẫn ký 12 hợp đồng bán đất dưới dạng hợp tác đầu tư thu hơn 2,9 tỷ đồng. Những người mua đất tại dự án này đã nhiều lần liên hệ gửi đơn đến chủ đầu tư, yêu cầu giao đất, đòi quyền lợi nhưng không nhận được sự phản hồi từ chủ đầu tư và không được trả lại tiền.
Tại dự án Khu dân cư Phi Long 5 do Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam làm chủ đầu tư có phần diện tích đất công cộng để làm cây xăng, trạm xăng… chưa hoàn thành việc đền bù, giải phóng mặt bằng, Thế nhưng năm 2003, ông Nguyễn Trọng Hiệp (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam) vẫn ký hợp đồng bán 1.100m2 đất làm trạm xăng với giá hơn 3,5 tỷ đồng cho bà Đặng Thị Thuỷ Ngần.
Bà Ngần sau đó chuyển nhượng lại khu đất cho Công ty I.N.D.E.. Tính đến nay, dự án đã điều chỉnh quy hoạch, không cho làm trạm xăng, khu đất này chuyển thành đất công cộng dự trữ. Công ty I.N.D.E. khiếu nại nhưng không nhận hồi âm.
Công an xác định, cả 4 dự án trên đều do ông Phạm Xuân Long làm chủ sở hữu. Hiện ông Long không có mặt tại nơi đăng ký thường trú. Để phục vụ điều tra, Công an TP.HCM thông báo truy tìm ông Phạm Xuân Long có lý lịch nói trên. Đề nghị ông Phạm Xuân Long liên hệ Phòng Cảnh sát Kinh Tế, Công an TP.HCM có địa chỉ 674 đường Ba Tháng Hai, phường 14, quận 10 hoặc gặp điều tra viên Trương Văn Thanh (số điện thoại 0918033535) để làm rõ các nội dung liên quan.
Nếu quá thời gian, đương sự không đến làm việc, Công an TP.HCM xác định đương sự bỏ trốn và giải quyết theo quy định của pháp luật. Ai biết nơi ở của ông Phạm Xuân Long đề nghị báo về Công an TP.HCM hoặc số điện thoại của điều tra viên nói trên.
Theo danviet.vn
Ông Trần Văn Minh: Trại giam T16 không dành cho người nghỉ hưu?
Nguyên Chủ tịch Đà Nẵng cho rằng mình đã làm đúng các quy định quanh việc bán các nhà đất, dự án cho Phan Văn Anh Vũ; viện kiểm sát không xem xét đầy đủ khi đề nghị ông nhận mức án 25 năm tù.
Bị cáo Trần Văn Minh bị đề nghị từ 25 - 27 năm tù.
Chiều 7/1, bị cáo Trần Văn Minh - nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng (giai đoạn 2006 - 2011) được quyền trình bày quan điểm tự bào chữa. Ông Minh trước đó bị đại diện VKSND TP Hà Nội đề nghị tòa tuyên phạt mức án từ 17 -18 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí" và 8 - 9 năm tù về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai", tổng hợp hình phạt từ 25 - 27 năm tù.
Lý do, bị cáo Minh cùng các lãnh đạo, cán bộ tại Đà Nẵng đã giúp Phan Văn Anh Vũ thâu tóm 22 nhà đất công sản và 7 dự án bất động sản, gây thiệt hại hơn 22.047 tỷ đồng.
Quá trình bào chữa, ông Trần Văn Minh cho rằng không thể lấy giá đất năm 2018 để tính thiệt hại cho các bất động sản đã bán trước đó nhiều năm. Ngoài ra, bị cáo khẳng định đã làm đúng các quy định, có một số việc sai nguyên tắc nhưng đã được cấp trên đánh giá là sáng tạo, có hiệu quả.
Theo bị cáo này, UBND chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và chỉ Thủ tướng được phép nói UBND sai, giám định viên không có quyền nói UBND làm đúng hay sai. Ông Minh nói: "Chúng tôi vẫn nói trong cái rủi có cái may, bị thanh tra kiểm tra nhiều nhưng may được Bộ Chính trị kết luận rồi".
Bị cáo tiếp tục: "Tôi có 16 tháng ở trại T16 và T16 không phải dành cho những ông nghỉ hưu về ở đó, không phải dành cho tôi... Mong HĐXX xem xét chúng tôi không tư túi".
Cựu Chủ tịch Đà Nẵng cũng dẫn Thông tư 01 giữa TAND Tối cao - VKSND Tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Công an về thi hành luật hình sự năm 1999 với nội dung với các vi phạm đất đai xảy ra trước 2010 và chưa bị xử lý kỷ luật sẽ không xử lý hình sự.
Ông Minh nói: "Các việc ở Đà Nẵng xảy ra chủ yếu trước 2010, nội chuyện này đã đủ cho anh em tôi được về Đà Nẵng rồi... Các anh không xem xét quy định này". Cũng theo bị cáo, Đà Nẵng đã bán hàng nghìn nhà công sản từ năm 1994 và lúc đó Phan Văn Anh Vũ không mua nên nếu việc bán nhà cho Vũ sai, rất có thể bán nhà cho nhiều người khác cũng sai.
Cuối cũng, bị cáo Trần Văn Minh đề nghị xem xét lại phương pháp tính thiệt hại trong vụ án, nói: "Phương pháp tính bao giờ cũng xuất phát từ chủ quan, nếu anh không xuất phát từ cái tâm của mình sẽ xảy ra hậu quả lớn cho những người bị xem xét. Cái đó rồi mất tình đồng chí, mất tình anh em".
XUÂN ÂN
Theo tienphong.vn
Nguyên Chủ tịch Đà Nẵng giúp Vũ "nhôm" thâu tóm công sản thế nào? Nguyên Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Trần Văn Minh được xác định cố ý làm trái quy định, tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") trục lợi cá nhân, chuyển nhượng các nhà đất công sản và các dự án, gây thiệt hại cho Nhà nước. 2 lãnh đạo thành phố tích cực giúp sức cho Vũ là ai? Cáo...